TT - Đảm bảo kinh tế phát triển bền vững và củng cố chính
sách quốc phòng là những điểm nhấn trong báo cáo của chính phủ do Thủ
tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trình bày trong ngày khai mạc kỳ họp Quốc
hội khóa 12 của Trung Quốc (5-3).
Theo
Tân Hoa xã, báo cáo dày 29 trang được đọc trong gần một giờ, là báo
cáo cuối cùng của ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng khi ông cam
kết tăng trưởng kinh tế bình ổn, chống tham nhũng mạnh hơn và đảm bảo
những chính sách an sinh xã hội tốt hơn cho người dân nhằm xoa dịu
những bất ổn xã hội hiện nay ở Trung Quốc.
Ngay
trong báo cáo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi củng cố quốc phòng, xây
dựng và hiện đại hóa quân đội Trung Quốc nhanh hơn, mạnh hơn cùng với
những chiến lược tiếp tục bảo vệ chủ quyền và an toàn lãnh thổ cho
Trung Quốc. Lời kêu gọi này đã được lặp đi lặp lại trong những lần báo
cáo trước của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
“Chúng
ta cần đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa lực lượng vũ trang và quốc phòng
để tăng cường sức mạnh quân sự và phòng vệ của Trung Quốc. Chúng ta cần
phải quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và đảm bảo sự phát
triển hòa bình của đất nước” - ông Ôn Gia Bảo nêu rõ.
Tân
Hoa xã cho biết ngân sách quốc phòng năm 2013 của Trung Quốc sẽ được
tăng 10,7%, tương đương 720,2 tỉ nhân dân tệ (khoảng 114,3 tỉ USD).
Khoản tăng ngân sách này sẽ được chi vào các lĩnh vực bảo vệ an toàn
quốc gia, cơ giới hóa và thông tin hóa cho các đơn vị vũ trang từ trung
ương đến địa phương.
Theo
ông Y Trác - chủ nhiệm Ủy ban thông tin hóa trong lực lượng hải quân
Trung Quốc, ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong ba năm qua luôn tăng
là do nhu cầu hiện đại hóa quân đội của nước này đang ở giai đoạn then
chốt, trong bối cảnh những căng thẳng trên biển đang leo thang với các
nước xung quanh. Năm 2012, Trung Quốc đã chi 650 tỉ nhân dân tệ cho
quốc phòng, tăng 11,6% so với năm 2011. “Chỉ có bảo đảm ngân sách cho
quân đội ở mức độ thích hợp mới đảm bảo được khả năng tác chiến của
quân đội” - ông Y Trác nhấn mạnh.
Giới
chuyên gia cho rằng Bắc Kinh phải duy trì tăng ngân sách quốc phòng ở
mức hai con số mới đủ chi cho hàng loạt chương trình trang bị khí tài
mà quân đội nước này đang tính toán. Chỉ từ đầu năm 2013 đến nay, ít
nhất đã hai lần Thời Báo Hoàn Cầu đưa tin Bắc Kinh sẽ đóng thêm tàu
tuần tra siêu trọng với trọng tải khoảng 10.000 tấn để tuần tra ở các
vùng biển tranh chấp và đóng thêm hàng loạt tàu hộ tống Type 54 và 54A
để bổ sung cho hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải của nước này.
Song,
các chuyên gia đều cho rằng con số vừa công bố luôn thấp hơn con số
thực chi của Bắc Kinh bởi chưa tính đến số tiền chi cho việc mua vũ khí
nước ngoài. Điều này khiến Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc
quan ngại và không ít lần đòi Bắc Kinh phải minh bạch trong chi tiêu
quốc phòng.
Theo SCMP thì mức ngân sách quốc phòng công bố vừa qua nhắm vào mục đích chính trị là chính, nhằm để trấn an các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự cho biết, động thái công bố ngân sách quốc phòng giảm so với hai năm trước là nhằm chơi con bài chính trị giảm bớt mối lo ngại về "mối đe dọa Trung Quốc" đối với các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ.
"Sự suy thoái kinh tế và giảm ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh là nhằm để an ủi các nước láng giềng đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc nhất là ở Biển Đông, nhằm an ủi các nước về một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình," Giáo sư Ni Lexiong, nhà nghiên cứu chính sách quốc phòng tại viện nghiên cứu Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, sự gia tăng này ít hơn những gì ông mong đợi.Andrei Chang, tổng biên tập báo Kanwa Asian Defence tại Canada, cho biết chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc có lẽ sẽ gấp ba lần con số công bố hôm qua.
"Cũng giống như ngân sách quốc phòng công bố trước đó, năm nay họ vẫn không công bố hai mảng chính của quốc phòng - nghiên cứu công nghệ quốc phòng và ngân sách phát triển cũng như các chương trình ngân sách đặc biệt được sử dụng để mua vũ khí nước ngoài", Chang cho biết. "Cả hai mảng này đều được phân bổ trực tiếp từ Bộ Tài chính đến các cơ quan khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển (R & D) quốc phòng."
Comments[ 0 ]
Post a Comment