Hàn Quốc ăn cắp công nghệ tên lửa của Nga
Thursday, March 28, 2013
Những thành tựu của Hàn Quốc trong lĩnh vực tên lửa và không gian chủ yếu là dựa trên việc ăn cắp công nghệ của Nga. Đây là lời thú tội giật gân của một doanh nhân Hàn Quốc cho biết với báo Chosun Ilbo.
“Theo những chỉ thị của cơ quan tình báo Hàn Quốc, tôi được giao nhiệm vụ đem từ Nga về Hàn Quốc một số tên lửa đạn đạo liên lục địa và 5 động cơ với danh nghĩa là những như kim loại phế liệu để qua các trạm kiểm soát. Tôi có nhiệm vụ vận chuyển chúng về Hàn Quốc và trao cho các cơ quan bí mật. Tôi đã được khen thưởng, nhưng ngay sau đó các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quóc đã bỏ rơi tôi. Tôi không biết phải làm gì bây giờ. Tôi không được phép nhập cảnh lại sang Nga, nơi mà tôi đã có một số công ty của mình, "những lời thú tội giật gân của một doanh nhân Hàn Quốc, người đã từng làm việc tại Liên bang Nga trong một thời gian dài, đã được công bố rộng rãi trên báo chí Hàn Quốc.
Báo Hàn Quốc tờ Chosun Ilbo đã đưa ra sự việc, tờ báo đã tuyên bố rằng tính trung thực của sự việc đã được xác nhận bởi đại diện của Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS), nhưng người đưa tin lưu ý rằng, các tên lửa này chúng "không có gì hơn so với một lô kim loại phế liệu". Các nhà báo Nga đã cho biết các cơ quan thực thi pháp luật Nga đã biết câu chuyện này và xác nhận điều đó, lưu ý rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên khi một số đại diện của Hàn Quốc mang mác “doanh nhân” thực hiện những"đơn đặt hàng tinh tế" cho các cơ quan tình báo Hàn Quốc .
Doanh nhân Hàn Quốc mà Chosun Ilbo nêu ra đây chỉ được gọi là “K, chữ cái đầu tiên của tên doanh nhân này, ông đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình ở Nga từ năm 1996. Công ty của ông có trụ sở tại Petropavlovsk-Kamchatsky chuyên ngành là xuất khẩu kim loại phế liệu sang Hàn Quốc. Năm 1997, K. nhận được tin từ Bộ Quốc phòng về việc cắt giảm tên lửa đạn đạo liên lục địa, những tên lửa Nga đặt ở Kamchatka vàchúng bị cắt giảm theo thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc giảm vũ khí tấn công chiến lược của Nga. Và từ đây câu chuyện trinh thám gián điệp bắt đầu.
Hàn Quốc đã rất thông minh khi phát hiện ra dự án này và họ rất quan tâm. Đại diện của Cơ quan An ninh Quốc gia ANSP (sau đó đổi tên là NIS) đã gặp gỡ với K. và hỏi anh ta về sự này có thể đem một tên lửa nhưng có thể có những rủi ro. Thông thường, tên lửa được cắt thành các bộ phận nhỏ trong sự hiện diện của một đại diện từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo lời thú nhận của K, ông đã kết bạn với chỉ huy của các cơ quan Nga và một vài sĩ quan phản gián quân đội Nga, để họ nhắm mắt làm ngơ với các hoạt động của doanh nhân Hàn Quốc này trong chuyến hàng mạo hiểm trị giá khoảng 700 ngàn đô la. Kết quả là, vào năm 1998, K. Đã đem về cho Hàn Quốc xác một tên lửa và động cơ của nó, đi qua các trạm kiểm soát với danh nghĩa kim loại phế liệu, và chúng đã được đem về Hàn Quốc an toàn.
Theo K., "quan chức cơ quan hàng đầu"(cơ quan tình báo) đã nhận được thông báo về sự thành công của sự việc, và vào ngày 13 tháng ba năm 1999, các điệp viên doanh nhân nhận Kỷ niệm chương "Đóng góp đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh quốc gia cho đất nước" và một khoản tiền10,000 USD tiền thưởng riêng cho cá nhân ông Giám đốc cơ quan tình báo Hàn Quốc.
Theo lệnh của cơ quan tình báo Hàn Quốc với K. K đã thực hiện “nhiệm vụ” tương tự hai lần - vào tháng Mười Hai năm 2000 và tháng 11 năm 2001. Ông đưa về thêm ba động cơ tên lửa từ Nga, các bộ phận mới của tên lửa và một số bộ phận thành phần tên lửa.
K. nói: "Theo như tôi biết, sau đó tên lửa đã được lắp ráp, nghiên cứu, và tổng hợp các thông tin nhận được từ việc Triều Tiên phóng vệ tinh". NISyêu cầu K ăn cắp các mẫu khác của các vũ khí chiến lược Nga, nhưng do những lo ngại đến an ninh của ông, ông đã từ chối. Ông chuyển sang kinh doanh bên lĩnh vực du lịch hợp pháp với Nga, nhưng trong năm 2007, ông đã bị từ chối nhập cảnh vào Nga. Khi những người bạn của ông trongquân đội Nga thông báo với ông, cả ông và họ đã bị liệt kê vào danh sách nghi ngờ có tham gia hoạt động gián điệp. Chosun Ilbo cho rằng K đã vô tình bị phát hiện, bởi vì có một vụ bê bối gián điệp đang nổi lên giữa Nga và Hàn Quốc ngay tại thời điểm đó. Ông K đã có khoản 20 triệu USD giá trị tài sản của mình ở Nga, đó là lý do tại sao lệnh cấm nhập cảnh là một thảm họa đối với K. Ông kêu gọi trợ giúp của NIS và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, nhưng họ đã không có sự trợ giúp nào.
Cuối cùng, K. quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ từ báo chí, và do đó ông kể câu chuyện này.
Asian-defence
Tags:
Comments[ 0 ]
Post a Comment