Nga bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, lợi trước họa sau
Wednesday, March 20, 2013
Mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc, được thúc đẩy và gắn chặt với các lợi ích về kinh tế và địa chính trị, nó đang phát triển một cách nhanh chóng, khiến một số nhà phân tích cảnh báo về những rủi ro lớn hơn đối với nước Nga.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dẫn Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) dự lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 05 tháng 6 năm 2012.
Động lực mới thúc đẩy Nga thực hiện các quan hệ chiến lược gần hơn với Trung Quốc có nhiều. Nhưng các chương trình “khuyến mại” lớn trong hai lĩnh vực quan trọng là năng lượng và quốc phòng, đã được ưu tiên trước trong kế hoạch.
Khi nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình thăm Moscow trong tháng này, hai bên dự kiến sẽ ký một thỏa thuận để tăng cường lượng dầu chuyển từ Nga sang Trung Quốc vượt quá 60% từ mức hiện nay là 15 triệu tấn. Các quan chức Nga cho biết lượng dầu thô xuất sang Trung Quốc có thể tăng lên đến 50 triệu tấn.
Đi theo tuyên bố chính thức từ Moscow và Bắc Kinh, hai nước gần như đã phá vỡ được sự bế tắc về giá trong các cuộc đàm phán dài quanh co trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga sang Trung Quốc. Hai bên hy vọng sẽ ký một hợp đồng vào cuối năm nay để vận chuyển 38 tỷ mét khối khí đốt thông qua đường ống dẫn dầu dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Nguồn cung cấp của Nga sẽ chiếm 30% nhu cầu khí đốt của Trung Quốc.
.
Putin thông báo về một trọng tâm chiến lược riêng của mình ở Châu Á bằng cách tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Vladivostok vào ngày 09 tháng chín năm 2012.
Trong một tiến triển lớn khác, Nga nối lại việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc. Trong tháng 12 năm 2012, Nga đã ký kết một thỏa thuận khung với Trung Quốc để bán bốn tàu ngầm diesel điện Amur-1650. Đầu năm nay, hai nước đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc cung cấp máy bay chiến đấu tầm xa mới nhất của Nga loại Su-35. Nếu hợp đồng này thực hiện được suôn sẻ, thì đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ Nga lại cung cấp vũ khí tấn công tiên tiến cho Trung Quốc.
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã đi theo một quỹ đạo với chiều hướng đi lên kể từ khi họ bình thường hóa quan hệ vào cuối những năm 1980 dưới thời Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev sau một thời gian dài của sự thù địch, nó được kích hoạt bởi sự phân chia ý thức hệ giữa những năm 1950. Năm 2008, Nga và Trung Quốc đã loại bỏ các hiềm khích lớn cuối cùng trong quan hệ của họ, giải quyết tranh chấp lãnh thổ chạy dài 4,300 km biên giới của họ.
Một giai đoạn mới trong quan hệ chiến lược giữa hai nước bắt đầu với việc ông Vladimir Putin trở lại điện Kremlin trong nhiệm kỳ tổng thống lần thứ ba gần một năm trước. Bắc Kinh là thủ đô đầu tiên bên ngoài Liên Xô cũ mà Putin đã đến thăm ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ. Sự lựa chọn của Trung Quốc đã được đáp ứng bằng một động thái khác của ông Putin sau khi ông bỏ qua một Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Hoa Kỳ. Đối với Tập Cận Bình, Moscow sẽ rất có thể là điểm đến nước ngoài lần đầu tiên của ông trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được thúc đẩy mạnh hơn bằng những lợi ích về cả kinh tế lẫn chính trị. Nga hy vọng sẽ hưởng lợi lớn từ cơn khát vô độ của Trung Quốc về năng lượng và các nguồn lực khác cũng như việc Nga đa dạng hóa con đường xuất khẩu dầu mỏ và khí ra khỏi tình trạng trì trệ tại Châu Âu. Trung Quốc coi Nga là một phần"phía sau chiến lược" cùng với Trung Á, và giá trị của Nga đối với Bắc Kinh càng đặc biệt hơn trong bối cảnh hôm nay khi Mỹ chuyển chiến lược trọng tâm về châu Á.
Nga và Trung Quốc đang tiến lại với nhau gần hơn tại một thời điểm mà khi mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ đã đi vào con đường gồ gề. Moscow đã rất thất vọng với chính sách “tái khởi động” của Tổng thống Barack Obama, coi đây như một công cụ để thắng thế và bắt Nga nhượng bộ trước các vấn đề về Iran, Afghanistan và Libya, trong khi từ chối mối quan tâm của Nga với việc Mỹ thiết lập lá chắn tên lửa phòng thủ trên toàn cầu, rồi Mỹ lên giọng chỉ trích quyền con người ở nước Nga…Bắc Kinh nhìn thấy chiến lược trọng tâm châu Á của của Obama trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là nhằm kiềm chế Trung Quốc. Sự hỗ trợ của Mỹ đối với Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã chỉ ra và củng cố nghi ngờ Trung Quốc. Moscow và Bắc Kinh đã đạt được sự phối hợp chưa từng có trên tất cả các vấn đề chính của chính trị toàn cầu, bao gồm cả Iran, Syria, Afghanistan và Bắc Triều Tiên. Và trong lĩnh vực quốc phòng hợp tác phát triển mạnh mẽ thể hiện mối quan hệ Nga-Trung một cách rõ nét nhất.
Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, do thiếu tiền mặt Nga đã bán máy bay, tàu và vũ khí khác trị giá 26 tỷ USD cho Trung Quốc. Doanh số bán trang thiết bị vũ khí đã được quyết định bởi sự cân nhắc rằng sự cần thiết kinh tế đang cấp bách hơn mối quan tâm chiến lược. Nếu không có các hợp đồng của Trung Quốc và Ấn Độ, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể đã sụp đổ trong khi quân đội Nga không có tiền để mua vũ khí. Trong những năm sau đó, vũ khí của Nga bán cho Trung Quốc đã bị từ chối bởi ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã làm chủ trong việc sản xuất nhiều lại vũ khí sao chép và tương tự của Nga. Về phần mình, Moscow đã trở nên thận trọng hơn về việc cung cấp công nghệ quốc phòng tiên tiến cho Trung Quốc và từ chối các yêu cầu của Bắc Kinh đối với các vũ khí tiên tiến bậc nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga ngày nay có xu hướng nghĩ rằng khả năng của Trung Quốc sao chép công nghệ quan trọng, chẳng hạn như động cơ máy bay, đã được Moscow đánh giá quá cao. "Động cơ máy bay Trung Quốc, cơ bản là phiên bản sửa đổi động cơ của Nga, chúng quá kém so với bản gốc, và Trung Quốc tiếp tục phụ thuộc vào việc cung cấp động cơ của Nga", Vasily Kashin, một chuyên gia về Trung Quốc, cho biết.
"Và nếu khi Trung Quốc thành công trong việc sao chép vũ khí mới của Nga, thì ngành công nghiệp quốc phòng Nga hy vọng sẽ tiến lên phía trước với công nghệ mới," Kashin.
Việc nối lại thương vụ vũ khí quy mô lớn cho Trung Quốc chủ yếu là một quyết định mang yếu tố chính trị, như ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm nay có kế hoạch đầy đủ với các đơn đặt hàng từ các lực lượng vũ trang Nga theo một chương trình tái vũ trang lên tới 700-tỷ USD được đưa ra hai năm trước. Đó là một phần của chính sách chiến lược mà Putin vạc ra cho nhiệm kỳ mới sáu năm của ông trong điện Kremlin trong một tuyên bố trong chiến dịch tranh cử cách đây một năm, ông đã nói:
"Tôi tin rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa, nhưng lại là một thách thức mà mang đến tiềm năng khổng lồ cho kinh doanh và hợp tác, đây là cơ hội để nắm lấy luồng gió của Trung Quốc thổi vào cánh buồm nền kinh tế của chúng ta." Nhà lãnh đạo Nga giải thích lý do tại sao Nga cần đạt được mối quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc rằng. Đầu tiên, tiềm năng của Trung Quốc sẽ giúp Nga phát triển nền kinh tế ở vùng Siberia và Viễn Đông Nga ". Thứ hai, Trung Quốc chia sẻ tầm nhìn của chúng ta về một trật tự thế giới mới nổi một cách công bằng ", và hai nước phải" phối hợp hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề cấp bách trong khu vực và toàn cầu ". Cuối cùng, Nga và Trung Quốc đã giải quyết "tất cả các vấn đề chính trị lớn" giữa hai nước, bao gồm cả tranh chấp biên giới.
Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga, với thương mại song phương dự kiến sẽ chạm mức 90 tỷ USD trong năm nay và tăng lên đến 200 tỷ USD vào năm 2020. Có một khía cạnh địa chính trị trên trục Nga-Trung, Putin đã thực hiện. Khi "sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc đến một mức độ lớn Nga sẽ dừng lại", nhà phân tích chính sách đối ngoại Fyodor Lukyanov cho biết.
Với việc Nga quyết định bán một số lượng lớn vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc đã có những dấu hiệu khuyên Moscow nên dừng lại. Các nhà phân tích Mỹ đã rung chuông báo động. "Việc Nga bán một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, nếu không có những cam kết từ phía Trung Quốc trong ngành công nghiệp quốc phòng, việc này có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng đối với các cam kết an ninh của Mỹ trong khu vực", Wendell Minnick – Trưởng đại diện lĩnh vực quốc phòng châu Á của tờ Defense News (Mỹ). Minnick dẫn lời nhà nhiên cứu Dean Cheng cảnh báo về một sự "thay đổi chiến lược cơ bản và to lớn " của việc Nga bán vũ khí tiên tiến có thể kích hoạt trong khu vực vào cuộc chạy đua vũ trang mới. "... Việc giới thiệu vũ khí mới, tàu ngầm chạy êm hơn và máy bay chiến đấu tiên tiến hơn sẽ có các câu hỏi về khả năng của Mỹ để kiểm soát tình hình khu vực, như không phận và không gian biển. Các cuộc xung đột trong tương lai có thể Mỹ sẽ không thể khống chế được đường không và đường biển…”.Minnick dẫn lời Dean Cheng.
Trớ trêu thay, vũ khí mới của Nga bán cho Trung Quốc có thể dùng để chống lại Ấn Độ, một đối tác quốc phòng đáng tin cậy nhất của Nga. Lần đầu tiên, Nga sẽ bán cho Trung Quốc vũ khí công nghệ cao hơn so với những vũ khí Nga đã cung cấp cho Ấn Độ. Tàu ngầm Amur được biết là có them nhiều trang bị mới hiện đại và rất ít tiếng ồn, là loại tốt hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo Nga đã bán cho Ấn Độ. Su-30MKI sẽ không phải là đối thủ của Su-35 mà Nga sẽ bán cho Trung Quốc, Su-35 được trang bị loại động cơ hiện đại hơn mạnh hơn, được trang bị hệ thống điện tử hiện đại tinh vi hơn loại radar tiên tiến hơn cũng như các vũ khí, theo Konstantin Makienko, một chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ.
Một lý do nữa, là Su-35 của Trung Quốc sẽ hạ gục Rafale mà Ấn Độ mua của, Makienko cho biết. Đồng thời, ông tin rằng Ấn Độ vẫn là một nơi để Nga duy trì lợi thế của mình trong ngành hàng không quân sự . Để giành được ưu thế trước Trung Quốc, Ấn Độ sẽ phải tăng tốc độ phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Nga và đi vào chiều trong việc nâng cấp những máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Việc bán Su-35 và tàu ngầm Amur-1650 là một sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc.
Một số nhà phân tích cho rằng tình bạn thân thiết của Nga-Trung Quốc đặt ra những rủi ro lớn hơn cho chính nước Nga. Rằng áp lực dân số và nhu cầu ngày càng tăng cho các nguồn tài nguyên có thể đẩy Trung Quốc đến việc sử dụng các vũ khí của Nga để chống lại nước Nga. "Chúng ta nên ngừng bán dây thừng để treo cổ cho chính chúng ta", ông Alexander Khramchikhin thuộc Viện Phân tích Chính trị và quân sự.
Các chuyên gia khác tin rằng Trung Quốc sẽ không cần phải “thư giãn” để chinh phục Nga thông qua việc mở rộng nhân khẩu học và kinh tế. Viễn Đông nước Nga, chiếm 40% lãnh thổ của Nga, dân số chỉ 6,5 triệu người, trong khi ba vùng tiếp giáp với Trung Quốc họ có hơn 100 triệu người.
Một sự công nhận hiếm hoi với các mối đe dọa nhân khẩu học, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã cảnh báo trong tháng 8 năm 2012, vùng Viễn Đông dân cư thưa thớt nên được bảo vệ "từ việc mở rộng quá mức người nhập cư từ các nước láng giềng".
Cơ cấu thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ lại nhắc lại những lo ngại về việc Trung Quốc coi đây như là đi khai thác thuộc địa của Trung Quốc. Nga bán dầu, gỗ, kim loại và các mặt hàng khác cho Trung Quốc, và nhập khẩu máy móc và hàng tiêu dùng.
"Nếu các xu hướng kinh tế như hiện nay vẫn tồn tại, rất có khả năng rằng phía Đông của Nga và sau đó cả nước sẽ trở thành một phần phụ của Trung Quốc , trước tiên là một kho tài nguyên và sau đó là kinh tế và chính trị. Điều này sẽ xảy ra mà không có bất kỳ hành động 'hung hăng' nào hoặc thù địch của Trung Quốc, nó sẽ xảy ra ", Sergey Karaganov một nhà khoa học chính trị có uy tín cho biết.
Cho đến nay có rất ít những nỗ lực nghiêm túc để làm thay đổi mô hình hiện tại của quan hệ kinh tế. Trong năm 2009, Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận chín năm hợp tác kinh tế, cho phép Nga cũng cấp các nguyên vật liệu sang Trung Quốc, rồi Trung Quốc sẽ chế biến thành hàng hóa xuất khẩu lại Nga.
Alexei Yablokov, một nhà môi trường học nổi tiếng của Nga, lên án thỏa thuận này đã "làm nhục" nước Nga và rằng phía đông Siberia và Viễn Đông, nơi chiếm gần một nửa lãnh thổ của Nga, sẽ biến thành vùng “nguyên phụ liệu của Trung Quốc".
Các nhà chiến lược Nga đã chỉ trích điện Kremlin khi theo đuổi một chính sách ôn hòa vơi Trung Quốc và kêu gọi Moscow cân bằng và siết chặt Trung Quốc với sự tham gia tích cực của các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tháng Chín năm ngoái, Nga đã công bố một chiến lược trọng tâm của riêng mình ở châu Á bằng cách tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Vladivostok. Moscow đang cố gắng để tiếp cận với Nhật Bản, tăng cường quan hệ với Hàn Quốc và xây dựng lại mối quan hệ chiến lược với Việt Nam. Vào đầu tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Myanmar và Việt Nam, đã cam kết tăng cường quan hệ quốc phòng với cả hai nước.
Nga phải tự trải nghiệm chính mình coi mình "như một quốc gia Euro-Thái Bình Dương và với tầm nhìn không chỉ qua bờ sông bên kia là Trung Quốc, mà còn phải nhìn đến khắp biển Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như biển Bắc Mỹ và Úc", Dmitry Trenin thuộc Trung tâm Carnegie Moscow.
Vladimir Radyuhin - Moscow - Frontline
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment