Theo những phân tích từ báo chí Nga, chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga từ ngày 04-05 tháng ba đã thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, đặc biệt là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật – quân sự, xây dựng lại trạm hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật tại quân cảng Cam Ranh.
Căn cứ Cam Ranh, Ảnh TTVNOL
Đẩy mạnh và hợp tác rộng rãi hơn nữa giữa Nga và Việt Nam là mục tiêu chính trong những năm gần đây của hai nước, và mối quan hệ quân sự này đã áp đảo hầu hết các mối quan hệ đối ngoại của Nga và đây là động lực chính của các mối quan hệ Nga-Việt cũng như trong lĩnh vực năng lượng và hợp tác kỹ thuật- quân sự. Hợp tác với các nước mới nổi ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam, Nga hy vọng cùng Việt Nam để đảm bảo lợi ích riêng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà hai bên tiếp tục gắn kết mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn trong lĩnh vực công nghệ quân sự, hai bên hiện đang đàm phán để khôi phục lại căn cứ hải quân cũ của Nga tại Vịnh Cam Ranh, cùng Việt Nam xây dựng xưởng đóng tàu, trung tâm hậu cần và hỗ trợ kỹ thuật.
Theo nhận xét của các quan chức quân sự và chính trị Nga, Trung Quốc và Việt Nam cho thấy rằng hai bên tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thoả đáng cho Vịnh Cam Ranh... Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến thăm Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng hai nước đang quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ và ưu tiên trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự. Hiện nay, hai nước đã đạt được một chương trình hợp tác trong thỏa thuận hợp tác kỹ thuật- quân sự song phương. Nga trở thành nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, và ngày càng lạc quan hơn về triển vọng hợp tác giữa hai nước, Nga và Việt Nam trong bốn năm qua với các con số về hợp tác kỹ thuật- quân sự đã xác nhận sự lạc quan này có một cơ sở khách quan. Theo đánh giá của Trung tâm Thân tích Thị trường Vũ khí thế giới của Nga, từ năm 2008-2011,Nga chiếm 92,5% số thị phần nhập khẩu vũ khí Việt Nam, dự kiến sẽ tăng lên 97,6% trong 2012-2015. Từ đơn đặt hàng hiện có, 2012-2015, Việt Nam sẽ vượt qua Algeria để trở thành nước mua vũ khí lớn thứ 4 của Nga, chỉ đứng sau Ấn Độ, Venezuela và Trung Quốc.
Nga trong vấn đề phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự vẫn là một hướng ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là Nga muốn tiếp cận Vịnh Cam Ranh để thiết lập trạm dịch vụ hậu cần kỹ thuật. Nga đã rời khỏi căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh năm 2002, tại thời điểm đó chính sách đối ngoại của Nga không rõ ràng, Việt Nam không phải là sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong thời gian đó, và Nga đã không cần giữ lại căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh, trong khi đó Nga vẫn tiếp tục cắt giảm sự hiện diện về quân sự trong các khu vực khác. Sau 10 năm, tình hình đã thay đổi, Nga đã đưa ra nhiệm vụ là phải đảm bảo một sự hiện diện có hiệu quả vì lợi ích chiến lược toàn cầu và trong khu vực. Một nước Nga với nền kinh tế đang khôi phục và Nga cần khôi phục lại một phần của sức mạnh hải quân ở châu Á, thậm chí cả ở Syria, với căn cứ hậu cần và hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng hải quân Nga tại cảng Tartus, một căn cứ cũ từ thời Liên Xô, một khi Nga bị buộc phải rời Tartus đây sẽ là một tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, Hải quân Nga đang xây dựng lại trạm hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần tại Vịnh Cam Ranh ở Việt Nam, và nơi này ở một mức độ nào đó có thể là một sự bù đắp cho sự mất mát của quân đội Nga khi phải rời Syria.
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi hơn về chính trị và ý thức hệ, nhưng quan hệ giữa hai nước đã có những rạn nứt từ những năm 1970, và đạt đến một mức độ cao hơn với các đặc tính cạnh tranh trong một khoảng thời gian cụ thể và đây cũng là bản chất của cuộc đối đầu mở giữa hai nước, cuộc xung đột vũ trang vào năm 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam là cuộc xung đột lần đầu tiên trong lịch sử với một cuộc chiến tranh giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Giữa Trung Quốc và Việt Nam đang tồn tại những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và tiềm ẩn nguy cơ xung đột, tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phía sau nó là lợi ích của nước thứ ba, đặc biệt rõ ràng hơn trong các hành động của Hoa Kỳ trong bối cảnh này. Hoa Kỳ có lực lượng hải quân lớn nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và trong bối cảnh này Hoa Kỳ sử dụng những nỗ lực của mình để tận dụng lợi thế của những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam và coi đây như một công cụ để kiềm chế Trung Quốc. Do đó, việc hải quân Nga khôi phục và trở lại cảng Cam Ranh là một sự kiện khá nhạy cảm. Về vấn đề này, để xua tan những quan ngại, giải pháp hợp lý nhất có thể được thực hiện là căn cứ Cam Ranh sẽ được cả Nga và Việt Nam sử dụng, không chỉ vậy nơi này còn là trạm hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật cho các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc và Nga đã đạt được sự tin cậy lẫn nhau đáng kể, và thực tế này cho phép Nga cũng mong đợi Trung Quốc cần xem xét lợi ích của Moscow tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Nga đang là đối tác đối thoại với Trung Quốc, và hoàn toàn có thể chứng minh rằng Hải quân Nga triển khai tại Cam Ranh của Việt Nam với mục đích hoàn toàn là để phục vụ hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật, ngoài ra Nga có mặt tại Cam Ranh lại đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Có ít nhất hai lý do: Thứ nhất, sẽ tạo sự cân bằng với đối thủ Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thứ hai là để cân bằng ảnh hưởng tại Việt Nam vì trong những năm gần đây Việt Nam có xu hướng thân Mỹ.
Tân Hoa Xã
Nga tro lai Cam Ranh thuc ra da nam trong muu do tinh toan toan cua Tau Khua. Tau Khua da hop tac cho Nga mot so quyen loi de Nga xuc tien quay lai Cam Ranh nham ngan chan viec VN hop tac sau rong hon voi My tai Cam Ranh nham che ngu Khua
ReplyDelete