Vladivostok, ngày 29 tháng 3 -. RIA Novosti, Phân viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, sẽ thực hiện một chuyến thám hiểm khoa học quốc tế từ ngày 19 tháng tư xuất phát đến Biển Đông Việt Nam trên con tàu nghiên cứu "Akademik Oparin" để thực hiện việc nghiên cứu hệ sinh thái biển, Tiến sĩ Dmitry Aminin chia sẻ với RIA Novosti .
Tàu Viện sĩ Oparin
"Mục đích của cuộc khảo sát khoa học là tiếp tục nghiên cứu sự đa dạng sinh học và sinh hóa của Biển Đông, các hệ động thực vật như các loại tảo - vi sinh vật ... nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học"
Theo ông, các nhà khoa học sẽ tiến hành các nghiên cứu và so sánh động vật biển dưới vùng thềm lục địa và rạn san hô để bảo tồn sự đa dạng sinh học và năng suất sinh học của các vùng nước ven biển của Việt Nam.
"Chuyến khảo sát đầu tiên ở Biển Đông được thực hiện trên con tàu Viện sĩ Oparin (Akademik Oparin) là vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước đã cung cấp các dữ liệu về các tác động của con người lên các hệ sinh thái biển, đặc biệt là rạn san hô. Một số cơ chế kháng của đa dạng loài. Các mẫu vật thu thập của hệ động thực vật và vi sinh vật tại đây sẽ bổ sung thêm vào bộ sưu tập khoa học "- ông Aminin cho biết.
Ông lưu ý rằng các, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học Bioorganic, cùng có sự tham gia của các chuyên gia thuộc Viện Marine Biology, cùng các nhà khoa học phân Viện Địa lý Thái Bình Dương, tổng cộng có 36 các nhà khoa học bao gồm cả các nhà khoa học Việt Nam đang giảng dạy tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt nam (VAST). Trong năm 2008, các chuyên gia VAST lần đầu tiên đã phát triển một chương trình nghiên cứu dài hạn và toàn diện tại Biển Đông (East).
Theo báo Đất Việt, đoàn khoa học sẽ khảo sát nghiên cứu tại vùng biển phía tây bắc đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Được biết, tàu nghiên cứu “Viện sĩ Oparin” được đóng năm 1985 tại Phần Lan với lượng giãn nước 2.600 tấn, tốc độ 15,2 hải lý/giờ.
Trước đó, ngày 16/2, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư cho biết: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản đáy biển.
Ngoài ra, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh, trong năm nay sẽ tập trung trí tuệ, lực lượng để xây dựng và trình Quốc hội Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tổng cục cũng tích cực triển khai Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư cho biết, qua kết quả điều tra đến độ sâu 100 m nước thì vùng biển nước ta rất giàu một số loại tài nguyên khoáng sản. Trước hết là các vật liệu xây dựng, kim loại nặng (trong đó có Titan, zicon, vàng và một số kim loại quý hiếm khác…).
Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ điều tra, đánh giá ở tỷ lệ 1/500.000 nên nếu phục vụ khai thác thì cần có điều tra chi tiết hơn.
"Hiện, chúng tôi cũng tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về khí Hydrate (băng cháy) và các khoáng sản dưới đáy biển…Nhìn chung tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn", PGS-TSKH Nguyễn Văn Cư cho biết thêm.
"Vào giai đoạn cuối của cuộc khảo sát, Viện nghiên cứu môi trường biển VAST tại Hải Phòng sẽ tổ chức một hội nghị khoa học quốc tế nhằm tổng kết đánh giá kết quả của cuộc khảo sát, với sự tham gia của các nhà khoa học Nga và Việt Nam.”
Comments[ 0 ]
Post a Comment