Bí mật xuất khẩu vũ khí Trung Quốc
Saturday, March 23, 2013
Tàu chiến F-22B (Type-053H3)Như tin đã đưa, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong những năm gần đây đã chiếm tỷ phần 5% trên thị trường buôn bán vũ khí thé giới. Và cũng là lần đầu tiên sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã vượt Anh và đứng hàng thứ 5 trong các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu và có lẽ sẽ duy trì được vị trí này trong những năm tới. Sự đổi ngôi của Trung Quốc trên thị trường buôn bán vũ khí thế giới (từ nước nhập khẩu vũ khí trở thành nước xuất khẩu vũ khí) đã diễn ra từ mấy năm trước.Ngay từ năm 2012 khi công bố bản báo cáo thường niên SIPRI ( Viện nghiên cứu các vấn đề hòa bình Stockholm) đã nhận xét rằng Trung Quốc từ một nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu nay đã chuyển sang cung cấp vũ khí cho nước ngoài. Từ năm 2003 đến 2007 Trung Quốc mua các sản phẩm quân sự trị giá 14.09 tỷ đôla và là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất , nhưng đến năm 2008-2012 con số trên chỉ còn 7,5 tỷ đôla (tương đương 24,75 và 13,2 tỷ đôla theo thời giá năm 2012) . Lý do chủ yếu của việc Trung Quốc giảm nhập khẩu các sản phẩm quân sự là nền công nghiệp quân sự nước này đã có những bước tiến nhảy vọt về nâng cao chất lượng sản phẩm (quân sự) trong mấy năm gần đây.
Máy bay JF-17 của Pakistan - Ảnh: M. Kurshed / ReutersTuy chiến lược chủ yếu để chế tạo các sản phẩm quân sự của Trung Quốc cho đến thời điểm hiện tại vẫn là sao chép các sản phẩm của nước ngoài, trước hết là của Nga nhưng sau nhiều năm thực hiện chiến lược trên Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và điều đó đã giúp Trung Quốc sản xuất được các các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật tương đối có chất lượng, giá rẻ và những sản phẩm này được nhiều nước phát triển và có ngân sách quân sự hạn hẹp ưa chuộng. Mặc dù vậy , trên thực tế Trung Quốc vẫn chưa nắm vững được hàng loạt các công nghệ quan trọng, mà trước hết là công nghệ sản xuất các động cơ máy bay có độ tin cậy cao và công suất lớn. Trong các năm 2003-2007 Trung Quốc xuất khẩu các sản phẩm quân sự của mình với tổng giá trị 2,5 tỷ đôla (4,4 tỷ đôla theo thời giá năm 2012). Để so sánh, Mỹ, Nga và Đức – có các con số tương ứng là 34,9, 27,6 và 10,8 tỷ đôla. Vào thời điểm đó Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 8, kém so với cả Ý và Hà lan.Trong vòng 5 năm trở lại đây nước này đã cải thiện đáng kể vị trí của mình trong bảng xếp hạng của SIPRI và đã vươn lên chiếm vị trí thứ 5.Trong các năm 2008-2012 Trung Quốc đã bán vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự trị giá 6,5 tỷ đôla ( tức 11,4 tỷ theo thời giá năm 2012) . Nhóm 3 nước dẫn dầu vẫn nguyên: Mỹ ( 40,5 tỷ, Nga- 35,2 tỷ, còn Đức- 9,9 tỷ). Như vậy Trung Quốc đã đẩy Anh ra khỏi vị trí trong top 5 của bảng xếp hạng , - một vị trí mà Anh đã giữ được gần 60 năm. Những khách hàng và mặt hàng chủ yếuTrong các năm 2008-2012 Trung quốc cung cấp vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự cho 37 nước trên thế giới , trong đó có Algeria, Argentina, Bolivia, Campuchia, Sad, Gana, Iran, Ruanda và Zambia.Các sản phẩm quân sự chủ yếu được xuất khẩu là máy bay, xe tăng- thiết giáp và các tàu chiến. Giá trị xuất khẩu sản phẩm quân sự của 3 nhóm hàng này là 5,2 tỷ đôla ( 9,2 tỷ đôla thời giá 2012). Các khách hàng của Trung Quốc mua các máy bay tiêm kích F-7MG (bản sao cải tiến MiG-21 của Liên Xô) và JF-17 Thunder, máy bay tác chiến- huấn luyện K-8 Karakorum, các máy bay lên thẳng Z-9 (phiên bản sản xuât theo giấy phép các máy bay Châu Âu AS365/AS565), máy bay vận tải Y-12, xe tăng Type-59 (bản sao T-54A) và Type 90, các xe bọc thép WZ-501, ZFB-05 và WZ-551.
K-8 của Không quân Shri-Lanka - Ảnh: ReutersTheo số liệu của SIPRI, thì khách hàng lớn nhất của Trung Quốc trong 5 năm trở lại đây là Pakistan. Nước này trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 đã mua của Trung Quốc các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật tổng trị giá lên tới 3,5 tỷ đôla, tức chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc.Điều đặc biệt là Pakistan mua gần như tất cả các loại sản phẩm quốc phòng của Trung Quốc: từ các bom hàng không và rada đến các máy bay tiêm kích và tàu chiến.Cụ thể: Không quân Pakistan mua 61 máy bay tiêm kích JF-17, 27 máy bay huấn luyện K-8, 3 tàu chiến dự án F-22 và 298 xe tăng MBT-2000 (các xe tăng trên được cung cấp cho Pakistan từ năm 2001 đến 2012) Ngoài ra, Trung Quốc và Pakistan cũng đã ký hàng loạt các thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật- quân sự, trong đó bên quan tâm nhất chính là Pakistan.Những phương tiện kỹ thuật quân sự mà Trung Quốc và Pakistan hợp tác thiết kế và sản xuất là các máy bay tiêm kích JF-17, xe tăng MBT-2000 (Pakistan gọi là Al Khalid), các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai QW-1 (bản sao của “ Igla (mũi tên) “do Liên Xô sản xuất) có ứng dụng thêm công nghệ của FIM-92 Stinger của Mỹ), các tàu chiến F-22P và tàu ngầm kiểu dự án Type 041. Riêng thỏa thuận đóng các tàu ngầm mới được ký năm 2011.Như trên đã nói, đến thời điểm này tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm quân sư của Trung Quốc chiếm 5% toàn bộ thị trường buôn bán vũ khí thế giới , trong khi ở giai đoạn từ năm 2003 đến 2008 chỉ chiếm 3% (hiện nay Mỹ chiếm 30%, Nga - 26%, Đức -7 % và Pháp- 6%).Không những thế Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nga trên thị trường các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, vùng Trung Cận Đông, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.Một ví dụ cụ thể, trong cuộc đấu thầu tại Maroc năm 2011 các xe tăng VT1A đã qua mặt T-90C của Nga. Maroc đã mua 150 xe tăng VT1A của Trung Quốc ( bản sao cải tiến T-72 của Nga) Các nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm quốc phòng của Trung QuốcCó mấy lý do sau: Một do giá rẻHai là Chính phủ Trung Quốc đã học hỏi rất thành công các phương pháp làm việc trên thị trường vũ khí thế giới của các nhà xuất khẩu lớn nhất, nhất là trong lĩnh vực tổ chức các dịch vụ đi kèm .Trong mấy năm gần đây Trung Quốc rất tích cực phát triển mạng lưới dịch vụ bảo dưỡng hậu mãi và hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật quân sự ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ- Latinh( Nga cũng đã tiến hành các bước đi theo hướng này nhưng mới chỉ trong 5 năm trở lại đây ).3/ Khi cung cấp phương tiện kỹ thuật quân sự , các nhà xuất khẩu Trung Quốc ngày càng chú trọng ký các thỏa thuận đào tạo lái xe (quân sự), phi công và nhân viên kỹ thuật để khai thác các sản phẩm quân sự đó. Một trong những thỏa thuận như vậy là hợp đồng cung cấp máy bay huấn luyện K-8 cho Venezuela.4/ Chính phủ Trung Quốc áp dụng phương thức thanh toán linh hoạt mà một trong các phương thức đó là trao đổi với khách hàng (bên mua có thể thanh toán bằng cổ phần tại các mỏ của họ, hoặc là nhận tín dụng xuất khẩu để mua vũ khí. Các khoản tín dụng trên vào một thời điểm thỏa thuận sẽ được thanh toán hoặc bằng tiền, hoặc bằng các ưu đãi kinh tế cho các công ty Trung Quốc ….) .Triển vọng xuất khẩu vũ khí của Trung QuốcTuy nhiên, cũng có một thực tế là trước mắt Trung Quốc không thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường vũ khí thế giới với nhịp độ nhanh hơn nữa được. Lý do là hiện nay chính phủ Trung Quốc đang tập trung vào chương trình tái trang bị cho Quân đội Trung Quốc.Trong khuôn khổ chương trình này hàng năm chính quyền Trung Quốc sẽ chi nhiều tỷ đôla cho Quân đội Trung quốc (năm 2013 là 114 tỷ đôla) để đặt hàng và mua các mẫu vũ khí trang bị kỹ thuật mới như: máy bay tiêm kích, máy bay vận tải, máy bay lên thẳng, tàu chiến, xe tăng, các tổ hợp tên lửa phòng không. Như vậy là công suất sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng tập trung vào việc đảm bảo các nhu cầu cho PLA.Trong tương lai, khi mà các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã cơ bản đảm bảo được như cầu trong nước thì Trung Quốc sẽ xuất khẩu ngày càng nhiều hơn và rất nhiều khả năng lại có sự đổi ngôi trong bộ năm các nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Lê Hùng -ĐVO
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment