Nga và Việt Nam: Quan hệ đối tác trong bối cảnh Á-Âu
Tuesday, March 12, 2013
Ngày 11 tháng Ba, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matviyenko đã gặp gỡ Chủ Tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, hiện đang thực hiện chuyến đến thăm và làm việc tại Nga. Các bên đã thảo luận về triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước và khẳng định lại tính chất chiến lược của mối quan hệ hai bên.
Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác giữa Nga và Việt Nam đã có những tiến triển rõ nét về chất lượng. Việc suy giảm trầm trọng kim ngạch và khiếm khuyết những dự án liên doanh tiềm năng, đặc trưng cho mối quan hệ của Nga với các quốc gia quan trọng trong khu vực Đông Nam Á sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, nay đã đi vào quá khứ. Hôm nay, Matxcova và Hà Nội đã tìm được tiếng nói chung - hợp tác mở rộng trên cơ sở hai bên cùng có lợi và quan điểm gần gũi về những khía cạnh chủ chốt của các vấn đề quốc tế. Hai bên dự định tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc phát triển lĩnh vực năng lượng và thương mại, khám phá không gian cũng như tăng cường đầu tư.
Các nhà lập pháp của hai nước đặc biệt sẽ hỗ trợ thúc đẩy việc đàm phán về khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan. Việc ký kết thỏa thuận thành lập khu vực này sẽ có tác động tích cực đến việc tăng kim ngạch giữa các bên liên quan. Việt Nam không chỉ thú vị đối với Matxcova mà cả với những đối tác của họ trong tổ chức này, nhà phân tích chính trị Alexei Vlasov nhận định:
“Việt Nam là một đối tác tốt trên quan điểm bước ra thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng kể từ thời kỳ Xô viết, chính Nga là nước đã có phạm vi quan hệ sâu rộng nhất với Việt Nam. Đối với Belarusia như một bộ phận cấu thành của không gian kinh tế Á-Âu, chính Nga sẽ là cửa sổ mở ra các thị trường của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua Việt Nam. Ở đây Nga đóng vai trò như nhà truyền thông chính và là người điều khiển lèo lái quá trình này. Mặc dù theo những năm gần đây, Kazakhstan đang nỗ lực tiến vào các thị trường này và sử dụng Việt Nam như một trong những đối tác tiềm năng quan trọng nhất”.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nhiệm vụ trước mắt hiện nay là tăng gần gấp đôi kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam và phấn đấu đạt 7 tỷ đôla cho đến năm 2015. Đến năm 2020, chỉ số này cũng có thể được tăng gấp đôi.
Quan hệ đối tác giữa Matxcova và Hà Nội hôm nay đang ngày một mang tính chất cụ thể. Dự án ưu tiên trong thời gian sắp tới là công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với sự tham gia của Nga. Lĩnh vực truyền thống mà hai bên cùng quan tâm là năng lượng điện. Nga đã giúp đối tác của mình hiện đại hóa một loạt các cơ sở công nghiệp. Các bên dự định sẽ nghiên cứu khả năng thành lập một liên doanh để sản xuất các thiết bị điện đồng thời hợp tác xây dựng cơ sở vật chất ở các nước thứ ba. Một lĩnh vực phát triển quan trọng khác là khu phức hợp nhiên liệu và năng lượng. Công ty Nga “TNK-BP”, “Lukoil” và “Gazprom” cùng tham gia vào các dự án thăm dò và sản xuất hydrocarbon. Liên doanh Việt Nga "Vietsovpetro" khai thác một nửa dầu Việt Nam. Matxcova và Hà Nội tin tưởng rằng việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương sẽ củng cố vững chắc hơn không gian Á-Âu và cho phép đối phó hiệu quả hơn với những nguy cơ hiện hữu cũng như những hiểm họa mới.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng,
VietNam-Russia
Comments[ 0 ]
Post a Comment