Trong nỗ lực tìm kiếm đồng minh và chỗ dựa vững chắc để đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông, Philippines đang tìm cách lách luật để mở rộng sự hiện diện binh lính và vũ khí, trang bị Mỹ tại nước này.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Trident D5 lớp Ohio của Mỹ
Ngày 17/08, trang mạng Philstar cho biết, ông Carlos Sorreta - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines, chuyên trách các sự vụ châu Mỹ, trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Philippines đã bày tỏ thái độ hoài nghi, rất có thể trong số các phương tiện chiến đấu, vật tư quân sự của Mỹ mang theo hoặc cất trữ tại nước này trong tương lai sẽ chứa các đầu đạn hạt nhân, Chính phủ Philippines sẽ không để điều đó xảy ra.Các phương tiện truyền thông Philippines cho biết, phái đoàn của Chính phủ nước này, đứng đầu là đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đang tiến hành các vòng đàm phán song phương với Mỹ, về các điều khoản “luân chuyển quân” trong khuôn khổ hiệp định hợp tác an ninh giữa 2 nước, nhằm cho phép Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự tại các căn cứ quân sự Philippines trên biển Đông.Nếu đạt thành, hiệp định này sẽ cho phép quân đội Mỹ được luân chuyển quân thường trú tại Philippines theo “Hiệp ước thăm viếng lẫn nhau”, đồng thời vận chuyển vật tư, trang thiết bị sang cất trữ tại kho bãi trong các căn cứ quân sự của Phi, phục vụ cho công tác huấn luyện, diễn tập quân sự liên hợp giữa 2 nước. Sau khi kết thúc các hoạt động, Mỹ có thể vận chuyển số trang thiết bị này về nước hoặc chuyển giao cho phía quân đội Philippines.
Tuy nhiên, các thành viên trong Đoàn đàm phán của Philippines lo lắng về vấn đề, trong số các phương tiện chiến đấu Mỹ vận chuyển sang các căn cứ nước này trên biển Đông, có thể sẽ mang đầu đạn hạt nhân và tỏ ý sẽ kiên quyết cự tuyệt không cho Mỹ mang vào Philippines. Đại diện đoàn đàm phán khẳng định đây là vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý các lực lượng vũ trang của Chính phủ Philippines.
Ông Sorreta nói: “Nếu quân đội Mỹ đề xuất ý kiến cho phép các tàu chiến của họ mang theo các vũ khí có đầu đạn hạt nhân vào lãnh thổ nước mình, chúng tôi sẽ kiên quyết từ chối yêu cầu này. Trên thực tế, ngay cả nhìn chúng tôi cũng không muốn, chứ đừng nói là chạm tay vào”.
Ông Sorreta cho biết thêm, đoàn đàm phán của 2 phía Mỹ và Philippines đã bắt đầu khởi động vòng đàm phán thứ nhất vào ngày 14-8 vừa qua. Đoàn đại biểu của Philippines đã tuân thủ chặt chẽ tất cả các điều khoản được quy định trong hiến pháp nước mình, đặc biệt là quy định không cho phép mang bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào vào lãnh thổ Philippines.
Hiện nay, Nhật Bản cũng đã áp dụng những biện pháp lách luật rất khôn khéo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu chiến Mỹ mang vũ khí hạt nhân qua lại vùng biển của nước này. Eo biển Tsushima ở phía nam hay eo biển Soya ở phía bắc của Nhật Bản, xét về mặt lí luận đểu thuộc lãnh hải Nhật Bản, nhưng Chính phủ Nhật Bản chỉ yêu cầu quy hoạch phạm vi 3 hải lý thuộc lãnh hải nước mình chứ không phải là 12 hải lý như thông lệ quốc tế. Điều này chủ yếu là để các chiến hạm có mang vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể đi qua eo biển chiến lược này.
Đức Thắng - Theo Philstar - ANTĐ
Comments[ 0 ]
Post a Comment