Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thăm Mỹ hôm 16/8 và sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Chuck Hagel vào ngày 19/8
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn
Ông Thường Vạn Toàn đã đến Hawaii hôm 16/8 và có cuộc gặp với đô đốc Samuel J. Locklear III, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, trước khi đến bang Colorado để thăm Bộ tư lệnh phương Bắc vào cuối tuần này.Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren cho biết, ông Thường sẽ hội đàm với ông Chuck Hagel tại Lầu Năm Góc vào ngày 19/8. Cuộc gặp giữa ông Thường và ông Hagel sẽ “cho phép hai nhà lãnh đạo có cơ hội trao đổi thẳng thắn quan điểm về nhiều vấn đề trong quan hệ Mỹ - Trung”, theo một quan chức quốc phòng Mỹ.Cuộc gặp gỡ của bộ trưởng quốc phòng hai cường quốc được đánh giá là diễn ra vào thời điểm mà mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có “động lực tích cực”.Được biết, trong chuyến thăm này, Trung Quốc và Mỹ sẽ đề cập tới một số vấn đề còn tồn tại giữa hai nước như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vấn đề an ninh mạng, và đặc biệt là việc tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của Mỹ và các đồng minh.
“Mục đích của chuyến thăm này là củng cố động lực rất tích cực mà chúng ta đã thấy trong mối qua hệ quân sự Mỹ-Trung thực sự đã có trong một năm rưỡi qua hoặc hơn”, một quan chức quân sự cấp cao giấu tên của Mỹ cho hay.
Vậy một năm rưỡi qua, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những gì trong mối quan hệ hai nước?
Mặc dù quan hệ có song phương có nhiều cải thiện trong thời gian qua, hai nước vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong hoạt động gián điệp mạng. Đây dự kiến sẽ là một vấn đề hóc búa trong chương trình nghị sự khi ông Thường Vạn Toàn gặp gỡ lãnh đạo Lầu Năm Góc Hagel vào thứ Hai tới.
Tại một hội nghị an ninh ở Singapore hồi tháng 6, ông Hagel đã thẳng thừng cáo buộc chính phủ và các lực lượng vũ trang Trung Quốc đứng sau những tổ chức tin tặc thường xuyên thâm nhập và tấn công vào các mạng lưới máy tính nhạy cảm của Mỹ.
Đáp lại, phía Trung Quốc cũng cáo buộc ngược lại Mỹ mới là kẻ khơi mào cuộc chiến an ninh mạng và Trung Quốc chỉ là nạn nhân của nền khoa học công nghệ Mỹ. Tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Edward Snowden về việc Mỹ theo dõi thông tin trên mạng và điện thoại trên khắp toàn cầu vừa qua đã khiến Washington bị thất thế trong các cáo buộc với Bắc Kinh.
Ngoài ra, vấn đề về đáng chú ý nhất sẽ được đàm phán là việc tranh chấp Biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc với các đồng minh của Mỹ trên những vùng biển này.
Thời gian một năm rưỡi qua cũng là quãng thời gian đánh dấu những hoạt động ngang ngược và bộc lộ dã tâm của Trung Quốc một cách mạnh mẽ nhất trên những vùng biển này.
Trung Quốc chiếm bãi cạn Scaborough mà Philippines đang tuyên bố chủ quyền. Đồng thời vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản cũng vô cùng căng thẳng.
Ông Obama gặp gỡ ông Tập Cận Bình hồi tháng 6/2013
Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng “lợi ích cốt lõi” của giấc mơ Trung Hoa nằm ở hai vùng biển này. Hồi tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã chấp nhận đàm phán COC với các quốc gia khu vực ASEAN để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã có một bài viết trích lời của Ngoại trưởng nước này cho rằng “dù có COC hay không cũng sẽ không thay đổi gì nhiều cục diện ở Biển Đông” và “đừng mong hòa bình ở Biển Đông nếu không theo cách của Trung Quốc...”. Giống như Trung Quốc, Mỹ cũng hoàn toàn ý thức được giá trị của vùng biển này đối với lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ trong thời gian tới. Do đó, Mỹ không ngừng hỗ trợ Philippines về quân sự, cam kết ủng hộ đồng minh chiến lược Nhật Bản trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đồng thời điều động quân lực đến các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương. Những gì người Mỹ cố gắng gây dựng để nhằm cô lập và phong tỏa Trung Quốc. Hai bên thường xuyên có những chỉ trích qua lại. Phía Mỹ lên án lực lượng hải giám Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc chỉ trích sự hiện diện của Mỹ làm mất ổn định toàn khu vực, ngăn cản cơ hội đàm phán song phương của Trung Quốc với các quốc gia có tranh chấp... Tuy nhiên, Trung Quốc mang lại cho Mỹ nhiều lợi ích và thực tế, Mỹ chưa đủ quyết tâm và mối đe dọa để hy sinh mọi lợi ích này để bảo vệ những đồng minh của mình ở khu vực một cách quyết liệt hơn. Điều vướng mắc khó tháo gỡ nhất giữa hai cường quốc này là sự mâu thuẫn quyền lợi chồng chéo. Mà sâu xa hơn là sự phân chia ảnh hưởng của các cường quốc với thế giới. Trước đó hồi tháng 6, Tổng thống Obama và Tổng bí thư Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt được xem là một hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Trung không chính thức giữa hai nước. Tại đây, ông Tập Cận Bình đã thể hiện với ông Obama rằng việc Trung Quốc phát triển vẫn đảm bảo quyền lợi tuyệt đối của nước Mỹ. Giới phân tích đoán định rằng, chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc nhằm mục đích thăm dò thái độ của nước Mỹ trước khi bắt đầu “màn diễn” tại cuộc đàm phán COC với các nước ASEAN vào giữa tháng 9 tới.Minh Tú - Báo Đất Việt
Comments[ 0 ]
Post a Comment