Quan niệm cho rằng, cứ máy bay Trung Quốc là chất lượng thấp từ lâu không còn hợp thời nữa. Tuy nhiên, đặc trưng của không lực Trung Quốc vẫn là chất lượng đáng nghi, nhưng số lượng thì rất nhiều.
J-7 (MiG-21). Một khi tình hình quốc tế căng thẳng, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng tăng hơn nữa sản lượng máy bay chiến đấu, vận tải và chuyên dụngTrong bài "Vì sao Trung Quốc không đánh Đài Loan?" đã nói về tổ chức biên chế của không quân Trung Quốc, song sự phát triển của không quân Trung Quốc cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Cần nói ngay rằng, Trung Quốc có không quân hải quân lớn thế hai thế giới xét về số lượng máy bay chiến đấu (đó là khi họ chưa có các tàu sân bay) mà trong biên chế có các máy bay chiến đấu thuộc các loại giống như trong không quân Trung Quốc, đồng thời lại ở số lượng có thể sánh với của không quân nước này. Bởi vậy, tiếp sau đây, không lực Trung Quốc được hiểu là sự tổng hợp không quân và không quân hải quân của nước này.Trung Quốc có không quân hải quân lớn thứ hai thế giới về số lượng (đó là khi chưa có các tàu sân bay) và được trang bị các loại máy bay chiến đấu giống như trong không quân, đồng thời có số lượng tương đương. Bởi vậy, sau đây khi nói đến không lực của Trung Quốc là tính gộp cả bản thân không quân và không quân hải quân.Từ giữa thập kỷ 1990, trong trang bị của không lực Trung Quốc vẫn còn mấy trăm chiếc J-5 (MiG-17). Và đến đầu thế kỷ ХХI, vẫn có hơn một nửa máy bay chiến đấu là J-6 (MiG-19), còn J-7 (MiG-21) gần như được coi là các máy bay mới và hiện đại. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đã có sự thay đổi kinh ngạc ở mọi thành phần, kể cả không lực. Máy bay tiêm kích: không tốt, nhưng nhiềuJ-6 đã bị loại khỏi trang bị từ ba năm trước. Tuy nhiên, khoảng 2.000 máy bay này vẫn được cất giữ và rõ ràng là đang được cải tạo thành máy bay không người lái (UAV) tiến công (có thể chúng sẽ được sử dụng làm UAV cảm tử). J-7 “bị rút khỏi tuyến 1”, mặc dù trong các đơn vị thường trực vẫn còn 700-800 chiếc J-7 thuộc các biến thể khác nhau. Hơn nữa, J-7 đến nay vẫn được sản xuất ở Trung Quốc nhưng chỉ để xuất khẩu, song điều đó không có nghĩa là không thể nối lại sản xuất các máy bay này cho không lực Trung Quốc.
JF-17 của Không quân Pakistan phát triển từ MiG-21, sử dụng đông cơ Nga
MiG-21 là máy bay thực sự xuất sắc và có lẽ ở Trung Quốc, nó được coi trọng hơn cả ở đất nước đã khai sinh ra nó. Trung Quốc đã dùng 3 mẫu phái sinh từ MiG-21 để chế tạo tiêm kích xuất khẩu thế hệ 4 JF-17 (nay đang trang bị cho không quân Pakistan). Và thậm chí là cả J-7, một máy bay đơn giản, rẻ tiền và cơ động cũng có thể tạo ra “hiệu ứng số đông” rất tốt trong một cuộc chiến tranh tương lai quy mô lớn ở không gian Âu-Á rộng lớn. Vì thế, có lẽ câu chuyện của máy bay này vẫn còn chưa kết thúc và sự tiếp diễn của nó có thể rất bất ngờ. Đặc biệt là đối với quốc gia đã sinh ra nó.Ngoài ra, Trung Quốc vẫn còn khoảng 200 tiêm kích J-8, một máy bay thật sự tầm thường mà trong 10-15 và chắc chắn sẽ bị đưa vào kho hoặc thậm chí làm sắt vụn.
J-8 ra đời dựa trên công nghệ của MiG-21 và chịu ảnh hưởng của Ye-152, MiG-23 và Su-15Biểu tượng “thời đại mới” đối với không lực Trung Quốc là tiêm kích Su-27 mà Nga bắt đầu cung cấp cho Trung Quốc từ năm 1992. Trung Quốc đã mua của Nga 76 chiếc Su-27SK/UBK hoàn chỉnh, sau đó sản xuất theo giấy phép 105 J-11А, tiếp đí từ chối sản xuất thêm 95 chiếc khác mà hợp đồng quy định, qua đó gây tổn thất lớn cho một số hãng của Nga tham gia vào việc sản xuất Su-27. Từ năm 2007, Trung Quốc đã triển khai sản xuất loạt trái phép J-11В. Ngoài ra, vào đầu thế kỷ ХХI, Trung Quốc đã mua của Nga 76 Su-30MKK và 25 Su-30MK2 (cho không quân hải quân), sau đó vào năm 2012, họ đã bắt đầu sản xuất trái phép J-16. Hiện nay, trong biên chế của không lực Trung Quốc (tính cả không quân hải quân) có từ 240-300 Su-27/J-11 (ít nhất ở 13 trung đoàn không quân) và không dưới 110 Su-30/J-16 (ít nhất trong 6 trung đoàn không quân). Những con số này đang tăng nhanh nhờ sản xuất J-11В và J-16. Như vậy, xét về số lượng tiêm kích hạng nặng thế hệ 4, trong những năm tới, Trung Quốc chắc chắn sẽ giành vị trí số 1 thế giới, vượt qua cả Mỹ và Nga, hơn nữa các máy bay Trung Quốc lại mới hơn về vật lý so với các máy bay Nga và Mỹ.
J-11B làm nhái Su-27, sử dụng động cơ Nga
Ngoài ra, họ tiêm kích Su-27 và các biến thể phái sinh của nó sẽ được bổ sung bằng các tiêm kích mới. Một là tiêm kích trên hạm J-15 sao chép từ mẫu T-10K mua từ Ukraine. Hiện nay, 2 mẫu J-15 đang bay thử trên tàu sân bay Liêu Ninh. Trung Quốc từng định mua để sao chép 2 tiêm kích trên hạm Su-33 (T-10K chính là một mẫu chế thử của Su-33), nhưng Moskva đã lần đầu tiên đủ can đảm từ chối Bắc Kinh. Tình thế tương tự đang xảy ra với Su-35S, tiêm kích hoàn thiện nhất của họ máy bay này. Trung Quốc đã muốn mua 4 máy bay, Nga thì hy vọng bán 48 chiếc. Chắc là hai bên đã thống nhất được con số 24 chiếc, mặc dù ở đây tất cả đều thừa biết là Trung Quốc sẽ sao chép động cơ của máy bay này (vấn đề hóc búa nhất mà Trung Quốc đang đối mặt) chứ không chỉ bản thân máy bay.
J-15 làm nhái Su-33, sử dụng động cơ Nga trên tàu sân bay Liêu Ninh
Tiêm kích hạng nhẹ của không lực Trung Quốc là J-10 được chế tạo trê cơ sở thiết kế bị bỏ dở Lavi của Israel (bản thân Lavi được phát triển dựa trên F-16 của Mỹ), nhưng với nhiều linh kiện của Nga. Hiện tại, Trung Quốc có 8 hoặc 9 trung đoàn không quân được trang bị 150-250 chiếc J-10, họ đang tiếp tục sản xuất J-10 và phát triển các biến thể mới. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ chế tạo biến thể trên hạm của J-10.
J-10 chế tạo theo bản vẽ Lavi (F-16) của Israel, sử dụng động cơ Nga
Được các nước đặc biệt quan tâm là việc Trung Quốc thử nghiệm các máy bay J-20 và J-31. Nếu xét bề ngoài, chúng là các tiêm kích thế hệ 5: J-10 là loại tương tự F-22, còn J-31 tương tự F-35. Đồng thời, ai cũng biết là các động cơ của Trung Quốc thì cũng chưa hoàn toàn có thể coi dù là thế hệ 4, người ta cũng rất nghi ngờ liệu thiết bị avionics Trung Quốc có thể đáp ứng các thông số của máy bay thế hệ 5. Do đó, triển vọng của J-20 và J-31 chưa hoàn toàn rõ ràng. Mặt khác, kinh nghiệm của Mỹ cho thấy, toàn bộ khái niệm tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ có thể là một nhánh phát triển bế tắc xét từ góc độ tiêu chí “chi phí-hiệu quả”.
J-20 bị nghi sử dụng công nghệ MiG 1.44 của Nga
Bởi vậy, với Trung Quốc, chỉ cần vài ngàn tiêm kích thế hệ 4 là có thể đã hoàn toàn đủ (sau độ 8-10 năm nữa, Trung Quốc sẽ có đủ số lượng này). Với số lượng tiêm kích đó, không lực Trung Quốc sẽ vươn lên đứng đầu thế giới. Việc sản xuất F/A-18E/F (vốn gần như đã chấm dứt) và F-35 đầy bê bối của Mỹ không đủ bù đắp việc loại bỏ F-15, F-16 và các biến thể đời đầu của F/А-18. Tệ hơn là với Nga khi việc mua sắm Su-35S cũng sẽ không cách nào bù đắp được việc loại bỏ Su-27 và MiG-29. Ngay cả việc đưa T-50 vào sản xuất nếu được thực hiện cũng sẽ không thay đổi được tình hình.
J-31 bị nghi sử dụng công nghệ F-35 đánh cắp và động cơ Nga
Trung Quốc sẽ vượt qua cả Mỹ, cả Nga về số lượng, trong khi không thua kém về chất lượng. Hơn nữa, tuổi trung bình của các tiêm kích Trung Quốc sẽ nhỏ hơn nhiều các tiêm kích của Mỹ và Nga. So sánh không lực Trung Quốc với không quân các nước khác (kể cả Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan) thì ngay hiện nay đã là vô nghĩa.Máy bay tiến công: vừa đông, vừa mớiTình hình với lực lượng máy bay tiến công của Trung Quốc hơi kém hơn một chút không quân tiêm kích, mặc dù ở đây, tình thế đang nhanh chóng chuyển sang chiều hướng tốt hơn. Trung Quốc mới vừa dừng sản xuất cường kích Q-5 chế tạo trên cơ sở MiG-19. Ngoài ra, máy bay này đã nhiều lần được cải tiến, kể cả sử dụng thiết bị avionics phương Tây. Hiện nay, trong trang bị của không lực Trung Quốc có gần 300 Q-5 những đời cuối. Số lượng này cũng gần tương đương số lượng A-10 của Mỹ và Su-25 của Nga. Các cường kích của Trung Quốc có chất lượng tồi hơn, nhưng về vật lý thì mới hơn.Độ 100 máy bay ném bom chiến lược Н-6 (bản sao của Tu-16) những đời đầu chuyên mang vũ khí hạt nhân (bom hạt nhân) thì ngay cả hệ thống phòng không rất thường thường bậc trung chúng cũng không thể vượt qua nổi. Tuy vậy, trong thập niên 1990, Trung Quốc đã nhận được tên lửa hành trình chiến lược trang bị cho máy bay Kh-55 từ Ukraine và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ từ Pakistan. Nhờ lai ghép 2 loại tên lửa này, một họ tên lửa hành trình, trong đó có tên lửa hành trình phóng từ trên không СJ-10, đã ra đời. Chúng được trang bị cho các biến thể mới nhất của Н-6 là Н-6Н (mang được 2 tên lửa), Н-6М (4 quả) và H-6K (6 quả). Không lực Trung Quốc có từ 60-70 máy bay này, tuy nhiên, việc sản xuất Н-6М và H-6K rõ ràng đã được tái tục (Trung Quốc đang mua động cơ D-30KP2 của Nga cho H-6K). Thoạt nhìn, việc đó có vẻ vô lý vì Tu-16 được chế tạo từ thập niên 1950. Mặt khác, họ cũng chẳng hề cần chế tạo một loại máy bay tối tân để mang phóng tên lửa hành trình tầm xa. Nói cho cùng thì В-52 của Mỹ cũng chẳng mới hơn, nhưng vẫn sẽ phục vụ được 30 năm nữa.Máy bay ném bom chiến thuật chủ lực của không quân và không quân hải quân Trung Quốc là JH-7. Máy bay này không sao chép của ai, mặc dù hơi giống Su-24 của Liên Xô và Tornado của châu Âu. Hiện nay, trong biên chế 9 trung đoàn không quân Trung Quốc có 160-180 máy bay loại này, JH-7 vẫn đang tiếp tục được sản xuất. Về chất lượng, JH-7 thua kém Su-24, chứ chưa nói đến Su-34 và F-15Е, nhưng cả ở đây, Trung Quốc cũng có ưu thế số lượng và độ mới (về mặt vật lý).
JH-7
Ngoài ra, không quân tiến công Trung Quốc còn được bổ sung bởi vô số tên lửa đường đạn và nay là cả các tên lửa hành trình tầm bắn khác nhau thuộc biên chế của lục quân hay Lực lượng pháo binh 2 (ở đây, số lượng phải lên đến hàng ngàn), cũng như các máy bay không người lái (UAV) tiến công mà Trung Quốc trong những năm gần đây đang giới thiệu rất rộng rãi và với rất nhiều chủng loại. Đó là Yi Long rất giống MQ-1 Predator của Mỹ (nhưng chưa hề được Mỹ bán cho ai, ngay cả các đồng minh gần gũi nhất), WJ-600, cả một họ UAV СН (СН-3/4/91/92). Tất nhiên là có thể phỏng đoán rằng, một phần trong các UAV này chỉ là các maket, nhưng tốt nhất là đừng nuôi ảo tưởng.Ưu thế bất ngờ Người Nga tiếc thay lại có rất nhiều ảo tưởng. Chẳng hạn, đến nay ở Nga vẫn phổ biến niềm tin vô lý là Trung Quốc đang sản xuất vũ khí trang bị, trong đó có máy bay, với số lượng rất nhỏ và chất lượng thấp. Trên thực tế, công nghiệp chế tạo máy bay quân sự Trung Quốc từ lâu đã đứng đầu thế giới về năng lực sản xuất. Trung Quốc mỗi năm đang sản xuất số lượng máy bay chiến đấu nhiều hơn ở tất cả 28 nước NATO, kể cả Mỹ, cộng lại. Họ đang đồng thời sản xuất J-11B, J-16, J-10, JH-7, Н-6M/K, cũng như J-7 và JF-17 để xuất khẩu. Sắp tới, danh sách này gần như chắc chắn sẽ có thêm J-15 và có thể cả J-20 và/hoặc J-31. Ngoài ra, họ còn đang sản xuất các máy bay huấn luyện K-8 và L-15, máy bay vận tải Y-8 (đang rất thành công trong việc chiếm chỗ của An-12 của Liên Xô vốn là nguyên bản của Y-8 trên thị trường thế giới), đã chế tạo máy bay vận tải hạng nặng nội địa đầu tiên Y-20, loại máy bay sẽ trở thành địch thủ của Il-76 của Nga.
H-6M. H-6 là bản sao Tu-16 của Liên Xô, trang bị động cơ Nga
Hơn nữa, một khi tình hình quốc tế căng thẳng, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng gia tăng sản xuất hơn nữa máy bay chiến đấu, vận tải và chuyên dụng. Sự tụt hậu về chất lượng của các máy bay Trung Quốc so với các mẫu hiện đại hơn của phương Tây và Nga là rất nhỏ, nó không cho phép phương Tây và Nga có được ưu thế quan trọng nào. Hơn nữa, như đã nói ở trên, Trung Quốc đang bù đắp sự thua kém chất lượng không đáng kể này bằng số lượng vượt trội đáng kể và độ mới vật lý của máy bay.Được đổi mới căn bản không kém trong hai thập niên qua còn có phòng không của quân đội Trung Quốc. Mặc dù, trong trang bị của lực lượng này đến nay vẫn có các hệ thống tên lửa phòng không HQ-2 (bản sao của S-75), cả trong lĩnh vực này, Nga cũng đã giúp Bắc Kinh đổi mới về chất vũ khí trang bị phòng không bằng cách cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300P. Trung Quốc đã mua tổng cộng 1 trung đoàn (2 tiểu đoàn) tên lửa phòng không S-300PMU (biến thể xuất khẩu của S-300PТ của Nga), 2 trung đoàn (mỗi trung đoàn có 4 tiểu đoàn) S-300PMU-1 (biến thể xuất khẩu của S-300PS của Nga) và 4 trung đoàn (15 tiểu đoàn: 3 trung đoàn x 4 tiểu đoàn và 1 trung đoàn có 3 tiểu đoàn) S-300PMU-2 (biến thể xuất khẩu của S-300PM của Nga). Đi cùng với chúng, họ đã mua 150 tên lửa phòng không có điều khiển 5V55R và 897 tên lửa 48N6 (một phần các tên lửa này đã bị tiêu hao trong các lần bắn thử và tập trận). Một số nguồn tin có dẫn ra số lượng tiểu đoàn S-300 thuộc tất cả các biến thể nêu trên mà Trung Quốc đã mua của Nga lớn gấp đôi con số trên, nhưng vấn đề là ở chỗ tính bao nhiêu bệ phóng cho một tiểu đoàn. Tổng số bệ phóng rõ ràng là 160 (mỗi bệ lắp 4 tên lửa phòng không).Trên cơ sở S-300 từ Nga, cũng như Patriot của Mỹ nhận được từ Israel, Trung Quốc đã chế tạo được hệ thống tên lửa phòng không nội địa HQ-9, còn trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không Buk của Nga (mặc dù ở dạng “nguyên khai” nó không được xuất khẩu sang Trung Quốc), họ làm ra HQ-16. Cả hai hệ thống này đang được sản xuất.
HQ-9 sử dụng công nghệ của S-300 và Patriot
Tóm lại, không lực và phòng không Trung Quốc ít ra là đã tương đương về năng lực so với Nga và đang tự tin đuổi sát Mỹ. Hơn nữa, trong cuộc đua với cả hai nước này, đặc biệt là Nga, các xu hướng rõ ràng nói lên ưu thế của Trung Quốc nhờ năng lực sản xuất khổng lồ và sự phát triển khoa học công nghệ rất nhanh. Thế giới biết rõ Trung Quốc đang tiến nhanh đến vị trí dẫn đầu kinh tế thế giới. Nhưng vì sao đó lại không muốn thấy những xu hướng tương tự trong lĩnh vực quân sự
Theo VietNamDefense.com
Comments[ 0 ]
Post a Comment