Cuộc chạy đua đóng tàu sân bay bùng nổ kể từ khi Trung Quốc đưa vào biên chế hải quân tàu Liêu Ninh tháng 9/2012.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, đi vào hoạt động tháng 9/2012
Việc Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân hiện đại viễn dương đã kích hoạt cuộc chạy đua nóng bỏng tàu sân bay ở châu Á. Trung Quốc và Ấn Độ có nhu cầu hoạt động viễn dương, trong khi Nhật Bản phòng ngự biển gần. Trong ba nước này, Nhật Bản có kinh nghiệm đầy mình đóng và vận hành tàu sân bay ngay từ trước Thế chiến thứ II.
Trung Quốc đóng mới tàu sân bay
Tuần báo quốc phòng Anh Jane's Defense Weekly cho biết vệ tinh Mỹ đã chụp hình nhà máy đóng tàu ở Trường Hưng (Trung Quốc) và phát hiện giữa các tàu dân sự có một đối tượng đặc biệt. Theo nhận định của các chuyên gia, qua bức ảnh có thể nhận thấy một phần chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc do nước này tự đóng. Theo Jane’s, chiều rộng của đoạn tàu này là 50 mét ở phần boong và hẹp còn một nửa ở đoạn mớn nước. Tháng 4 vừa qua, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Tống Học cho biết Trung Quốc đang xây dựng một tàu sân bay quy mô lớn hơn Varyag (Liêu Ninh).Phát biểu với các tùy viên quân sự nước ngoài ngày 23/4/2013 trong lễ kỷ niệm 64 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Tống Học khẳng định: “Trung Quốc sẽ có nhiều hơn một tàu sân bay”. Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa (Hồng Công) cho rằng chiếc tàu sân bay do Trung Quốc chế tạo sẽ giống với tàu sân bay Liêu Ninh, đều sử dụng động cơ diesel và được trang bị máy bay chiến đấu J-15.Chủ biên tờ tạp chí nói trên Bình Khả Phu cho rằng việc Ngô Thắng Lợi lưu nhiệm Tư lệnh Hải quân khi đã bước sang tuổi 68 có khả năng liên quan tới quyết định đóng tàu sân bay. Ngô Thắng Lợi được mệnh danh là “cha đẻ của tàu sân bay”. Trong nhiệm kỳ Ngô Thắng Lợi, Trung Quốc đã hoàn thành việc cải tạo tàu sân bay Liêu Ninh. Thời gian chỉ định nhà máy đóng tàu sân bay do Trung Quốc chế tạo sẽ không vượt quá năm 2014, khi Ngô Thắng Lợi tròn 70 tuổi.Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay chống tàu ngầmHộ vệ hạm Izumo của Nhật Bản được hạ thủy ngày 6/8/2013 có lượng giãn nước 20.000 tấn. Nhìn tổng thể từ phần mui đến phần đuôi của chiến hạm giống với một tàu sân bay nhưng nhiệm vụ chính của nó vẫn là chống tàu ngầm. Do chỉ đủ diện tích cho tối đa 14 trực thăng chống tàu ngầm mà không phải chiến đấu cơ cánh cố định nên Izumo không thực sự là một “tàu sân bay” đúng nghĩa. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) gọi Izumo là “hộ vệ hạm trực thăng” nhưng theo cách phân loại của nước ngoài, thì Izumo thỏa mãn điều kiện của một “tàu sân bay trực thăng”. Tàu có khả năng chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Theo một số nguồn tin, tàu có thể chứa 12 tiêm kích F-35B tối tân mua của Mỹ.
Tàu sân bay trực thăng săn tàu ngầm của Nhật Bản, hạ thủy ngày 6/8/2013
Dường như Nhật Bản chưa quan tâm đóng tàu sân bay mang chiến đấu cơ cánh cố định để phục vụ hoạt động tầm xa. Mục tiêu của Nhật Bản là bảo vệ vùng biển rộng trên 4 triệu km vuông. Để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc đi qua vùng biển gần Nhật Bản để ra Thái Bình Dương và các hoạt động gây hấn của tàu chiến Trung Quốc tại vùng biển Sekaku, loại Izumo lại rất thích hợp.Izumo hạ thủy đúng vào ngày tưởng niệm 68 năm vụ ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki. “Izumo” là tên của kỳ hạm tham gia cuộc xâm lược Trung Quốc trước đây. Izumo bị Mỹ đánh chìm năm 1945. Trung Quốc cho rằng dùng lại tên “Izumo” là có ý xấu đối với Trung Quốc.Thời báo Hoàn cầu viết: “Izumo tượng trưng cho khát vọng cháy bỏng muốn phục hồi vị thế cường quốc quân sự, là tiếng kêu thống thiết làm người ta nhớ tới quá khứ choáng váng khi người Nhật tấn công người Mỹ”. Trung Quốc chỉ còn một cách đáp trả duy nhất là tự phát triển một tàu sân bay thực sự “Made in China”.Ấn Độ chế tạo tàu sân bay đầu tiênTàu sân bay Vikrant được hạ thủy vào ngày 12/8 tại nhà máy đóng tàu Kochi, miền Nam Ấn Độ. INS Vikrant là tiến bộ quan trọng trong hoạt động quốc phòng của Ấn Độ. Tàu có lượng giãn nước 37.500 tấn. Từ năm 2018, Vikran sẽ được trang bị 36 chiến đấu cơ, trong đó có 29 máy bay Mig. Vikrant có nghĩa “dũng cảm” hay “táo bạo” trong tiếng Hindi.
Ngày 12/8/2013, Ấn Độ công bố chiếc tàu sân bay tự đóng đầu tiên có tên INS Vikrant, dự định đi vào hoạt động năm 2018Theo Indian Express, “với khả năng đóng và vận hành tàu chiến quy mô lớn như vậy, Ấn Độ đã thực sự gia nhập câu lạc bộ gồm 4 cường quốc quân sự Mỹ, Anh, Pháp và Nga”. Mạng tin The Times of India đưa ra quan điểm của một học giả Trung Quốc cho rằng sau khi tiếp nhận tàu sân bay “Admiral Gorshkov” từ Nga, Hải quân Ấn Độ có lẽ sẽ vượt qua Trung Quốc.Đây được đánh giá là cột mốc quan trọng trong kế hoạch trị giá 5 tỷ USD mà chính quyền nước này đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia và thách thức tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.INS Vikrant là tiến bộ vượt bậc về mặt kỹ thuật và quân sự của Ấn Độ. Hệ thống điều khiển động cơ của INS Vikrant được mua từ công ty GE của Mỹ.Thiếu tướng Hải quân đã nghỉ hưu K. Raja Menon nhận định: “Vai trò chủ yếu của tàu INS Vikrant là bảo vệ hạm đội hải quân Ấn Độ chứ không phải phục vụ các cuộc tấn công trên đất liền. INS Vikrant là tàu sân bay phòng thủ, bởi vậy nó sẽ tấn công các đối tượng có ý đồ nhằm vào hạm đội (hải quân) của chúng tôi... nếu không có hệ thống phòng không, hạm đội hải quân sẽ không thể tồn tại”.Tuy nhiên, C.Uday Bhaskar, cựu Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia tại Niu Đêli, nói rằng INS Vikrant sẽ “gia tăng vị thế và uy tín của Ấn Độ” song không thay đổi cán cân quyền lực với Trung Quốc, bởi “chuyên môn về hạt nhân cũng như khả năng công nghệ của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu vẫn ở tầm cao hơn”.Lực lượng hải quân Ấn Độ đã bắt đầu kế hoạch đóng thêm hai tàu sân bay nữa để trang bị cho 3 hạm đội của nước này tại Tây, Đông và Nam thuộc Ấn Độ Dương.Hiện tại tàu sân bay trên 90.000 tấn của Mỹ áp đảo bất kỳ tàu sân bay nào.Cựu Tổng tư lệnh Hải quân Nga Feliks Gromov cho rằng Nga cần triển khai ít nhất 2 chiếc tàu sân bay tới châu Á-Thái Bình Dương.Bộ Quốc phòng Philippines đang quan tâm đến khả năng mua tàu sân bay hạng nhẹ “Principe de Asturias” vừa được đưa ra khỏi biên chế Hải quân Tây Ban Nha từ đầu tháng 2/2013. Trước đó, Bộ Quốc phòng Indonesia cũng quan tâm đến khả năng mua hàng không mẫu hạm này, nhưng đã từ bỏ kế hoạch đó sau một chuyến thị sát./.Hoài Nam - ToQuoc.gov.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment