Gần đây, trong các tài nguyên Internet Trung Quốc thường xuất hiện các bức ảnh máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa H-6K. Máy bay mới của Trung Quốc thu hút chú ý của giới phân tích quân sự nước ngoài. Chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Vasily Kashin đánh giá về triển vọng sử dụng máy bay ném bom mới.
Theo Janes Defense Weekly, tính đến tháng Sáu năm nay, không quân PLA có 15 máy bay ném bom H-6K trang bị cho các đơn vị chiến đấu. Được biết, máy bay đã hoàn thành thử nghiệm và đã được thông qua từ tháng 5 năm 2011. Sau hai năm đã sản xuất hàng loạt 15 máy bay. Tốc độ sản xuất này có thể được coi là bình thường đối với các máy bay ném bom tầm xa hạng nặng và phức tạp, mặc dù trong tương lai có khả năng để phát triển hơn.
Máy bay ném bom mới của Trung Quốc được lắp hai động cơ D-30KP do Nga chế tạo. Hợp đồng ký giữa Trung Quốc với nhà sản xuất động cơ máy bay của Nga trong năm 2009 và 2011 cho thấy tổng số động cơ mua của Nga là 239 chiếc. Quả thật, một số động cơ có thể được sử dụng để thay thế cho động cơ máy bay IL-76 mua từ năm 1990, cũng như cho máy bay vận tải hạng nặng đầu tiên của Trung Quốc Y-20. Tuy nhiên, rõ ràng sử dụng chủ yếu động cơ này là máy bay ném bom H-6K. Theo các chuyên gia, loại động cơ này sẽ được sản xuất hàng loạt với số lượng vài chục đơn vị.
H-6K là máy bay ném bom đầu tiên của Trung Quốc có khả năng mang tên lửa hành trình tầm trung CJ-10K (khoảng 2.000-2.500 km). Trước đây người ta nghĩ rằng máy bay ném bom sẽ có thể mang tên lửa tấn công vào căn cứ của Mỹ trên đảo ở Thái Bình Dương, đặc biệt là trên đảo Guam, bây giờ có thể nói rằng bán kính huỷ diệt sẽ xa hơn Hawaii.
Phạm vi H-6K vượt xa đáng kể phạm vi phiên bản H-6 trước đây của Trung Quốc, được phát triển trên cơ sở máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Thay đổi trong máy bay không giới hạn ở động cơ. Trong dữ liệu thiết kế của nó, vật liệu tổng hợp được sử dụng rộng rãi và khoang chứa bom được loại bỏ. Cũng không còn súng phòng thủ đã tồn tại trong các phiên bản H-6 trước đây.
Đồng thời, không được biết mức độ hơn hẳn đạt được về trọng lượng và khối lượng được sử dụng cho khoang dự trữ nhiên liệu và lắp đặt các thiết bị bổ sung, chẳng hạn như hệ thống chiến tranh điện tử. Tầm xa cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống sáu tên lửa hành trình mạnh mẽ treo dưới cánh máy bay, khiến sức cản không khí gia tăng. Nhìn chung, bất chấp những cải tiến thiết kế quy mô của máy bay này, không loại trừ khả năng tấn công Hawaii của nó. Ít nhất là khi bay không chở đủ trọng tải.
Trong trường hợp xung đột giả định giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc vì Đài Loan, sân bay Đài Loan nằm trong phạm vi tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc có thể bị tiêu diệt tương đối dễ dàng. Lực lượng Mỹ sẽ phải dựa vào các sân bay khác tương đối ít về số lượng và nằm cách xa nhau trong quần đảo Thái Bình Dương. Nếu tầm xa H-6K thực sự xa đến mức như vậy, các sân bay trên đảo sẽ không thể bảo vệ trước các cuộc tấn công của tên lửa hành trình. Không lực Mỹ trong trường hợp này chủ yếu là do lực lượng không quân hoạt động từ tàu sân bay. Việc sử dụng các tàu sân bay sẽ có những hạn chế do Trung Quốc triển khai tên lửa hành trình ven biển mạnh mẽ và tàu ngầm diesel-điện tương đối hiện đại. Vì vậy, sau khi kết thúc thập kỷ này, không quân PLA sẽ tích lũy một số lượng đáng kể máy bay ném bom H-6K, có thể trở thành yếu tố quan trọng trong việc thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở châu Á, nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc.
Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
nhìn giống con baba nhỉ ==!
ReplyDelete