Bài viết đặt ra câu hỏi nếu những va chạm giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên đảo Điếu Ngư/Senkaku dẫn đến xung đột, quân lực “chiến tranh không – biển” của hai nước ai mạnh ai yếu? Liệu Mỹ có ra tay giúp Nhật Bản hay không?PLA: Áp đảo quân số, non kém trang bịTờ Asia weekly cho biết lực lượng tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã mấy tuần liền kéo đến hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng ông Toshio Tamogami nhìn nhận cho dù là Trung Quốc hay Nhật Bản, thậm chí cả Mỹ đều không mong muốn vì vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku mà phát triển thành xung đột quân sự trực tiếp. Khai chiến là việc đòi hỏi sự sắp đặt và bố trí kỹ lưỡng, trong phương diện này Trung Quốc hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị.Tướng Tamogami đánh giá hành động hiện nay của Trung Quốc chỉ là gây ầm ĩ để tạo ra cuộc chiến tranh tâm lý tình báo mà thôi. Mục đích của Bắc Kinh một là mở rộng hoạt động tuyên truyền trong dư luận, ủng hộ tinh thần chủ nghĩa dân tộc của dân chúng trong nước; Hai là dùng cái đó để gây sức ép với Nhật, ép Nhật phải nhượng bộ trước Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku; Ba là tranh thủ thời cơ thu thâp các thông tin tình báo trên biển và trên không ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku.Mấy năm trở lại đây, ngân sách chi cho quân sự của Trung Quốc tăng đột biến, lực lượng hải quân tăng cường hoạt động viễn dương, Trung Quốc rất cần các số liệu tình báo ở hải vực viễn dương.Theo tướng Toshio Tamogami, xét về số lượng PLA sở hữu binh lực gấp 10 lần lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Nhưng với năng lực bố trí binh lực hiện nay, Trung Quốc không thể cùng lúc bố trí lực lượng lục quân với hàng chục nghìn binh sĩ. Kể cả Trung Quốc tung ra toàn bộ lượng tàu đổ bộ hiện có, một lần cũng chỉ có thể bố trí khoảng 3.000 lính. Lực lượng phòng thủ Nhật Bản hoàn toàn có đủ khả năng để đương đầu.
Phi đội J-11 không quân PLA bay diễn tập trên biển.
Asia Weekly phân tích, Trung Quốc muốn triển khai tác chiến đổ bộ thì buộc phải có sức chiến đấu hải quân và không quân áp đảo Nhật Bản, hay nói cách khác là quyền kiểm soát không phận, quyền kiểm soát hải phận hiện đại. Binh lực hải quân của Trung Quốc gấp 5 lần Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản, có trên 1.000 tàu chiến nhưng hầu hết là tàu chiến loại nhỏ được trang bị cho lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển. Số tàu khu trục, tàu hộ vệ có thể triển khai tác chiến trên biển có khoảng 200 tàu, gấp 1,5 lần của Nhật. Tuy nhiên các tàu chiến này phần lớn là tàu chiến kiểu cũ, sức chiến đấu viễn dương ở giai đoạn hiện nay của Trung Quốc còn thua xa Nhật Bản.Lực lượng không quân của Trung Quốc gấp 10 lần quân số của lực lượng phòng vệ trên không của Nhật. Nhật Bản có 260 máy bay chiến đấu, Trung Quốc có hơn 1.300 chiếc, nhưng hầu hết là máy bay chiến đấu kiểu cũ. Nếu tính số máy bay chiến đấu có thể đọ sức với máy bay F-2, F-15 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản thì máy bay chiến đấu J-10 có hơn 500 chiếc. Điều đáng tiếc là trạng thái sẵn sàng trực chiến của các máy bay này không được tốt, trạng thái bay cũng không lý tưởng.Ngoài ra, Trung Quốc cách Okinawa 1.000 km. Đây là khoảng cách mà máy bay chiến đấu không thể bay đến Okinawa, không chiến rồi lại quay trở về Trung Quốc. Hoạt động tác chiến không đối không của máy bay chiến đấu trong 5 phút sẽ tiêu hao lượng nhiên liệu bằng lượng nhiên liệu sử dụng cho 1 giờ bay bình thường, hay nói cách khác là khi quay về máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ cạn nhiên liệu. Chính vì thế, yếu tố then chốt để giành được quyền kiểm soát không phận trong tác chiến tầm xa phải có sự ủng hộ đắc lực của hạm đội hàng không mẫu hạm.Nhật vẫn chiếm ưu thếVề vấn đề tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - “tàu Liêu Ninh” đã được đưa vào sử dụng, đồng thời có nguồn tin cho biết Trung Quốc đang chế tạo hai tàu sân bay khác, liệu điều này có khiến sự đối sánh về quân lực của Trung Quốc và Nhật Bản có sự đổi chiều? Tướng Toshio Tamogami nhận định nếu Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đích thực thì tình hình sẽ có sự thay đổi. Nhưng tàu sân bay lại không phải thế mạnh của Trung Quốc.Thông thường, nếu không sở hữu 3 chiếc tàu sân bay trở lên sẽ không thể duy trì được hoạt động sử dụng luân lưu. Hiện nay Trung Quốc mới chỉ có một chiếc tàu sân bay Liêu Ninh được cải tiến từ tàu Varyag cũ của Liên Xô. Trang bị của tàu Liêu Ninh cũ nên rất khó triển khai các đợt huấn luyện, đo đó sẽ không thể được đưa vào sử dụng nếu xảy ra chiến tranh. Ngoài ra, khả năng phòng ngự của bản thân mẫu hạm và việc nhất thể hóa hệ thống chỉ huy thông tin của cả hạm đội mẫu hạm là những vấn đề mà Trung Quốc hầu như chưa có kinh nghiệm. Trong vòng 10 năm tới có đạt được theo yêu cầu của hoạt động tác chiến thực tế hay không vẫn còn là ẩn số.Xét về quân lực, hiện tại thế mạnh về chất lượng quân sự của hải quân và không quân Nhật có thể đánh bại thế mạnh về số lượng của quân lực Trung Quốc. Trong thời gian ngắn, mẫu hạm của Trung Quốc không thể hình thành được sức chiến đấu. Các hoạt động huấn luyện của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở cả ba quân chủng hải quân, lục quân và không quân đều rất chắc chắn, kỹ năng và cường độ huấn luyện của binh lính Trung Quốc không thể sánh được.Ngoài ra, lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn thường xuyên tiến hành tập trận thực chiến hiện đại trên biển và trên không định kỳ với quân đội Mỹ đóng tại Nhật, tích lũy được nhiều kinh nghiệm dày dạn hơn so với Trung Quốc. Nhật còn có hơn 100 máy bay tuần tra và máy bay cảnh báo sớm tầm xa, là “mắt thần” quan trọng nhất trong các hoạt động tác chiến trên không và trên biển. Trong hoạt động tác chiến hiện đại hóa, Trung Quốc vẫn chưa có thế mạnh trong việc nắm quyền kiểm soát trên biển và trên không.Các chương trình huấn luyện mà lực lượng không quân Trung Quốc hiện nay vẫn chỉ ngang bằng với chương trình huấn luyện của lực lượng phòng vệ Nhật Bản 30 năm về trước. Các chỉ thị trong quá trình bay như “sang phải”, “lên cao” ... đều do trạm mặt đất thông qua vô tuyến điện chỉ huy phi công, chương trình huấn luyện theo mô hình này sẽ không thể chiến thắng chương trình huấn luyện hiện đại hóa của Lực lượng phòng vệ Nhật dày dạn kinh nghiệm. Khi sóng điện bị gây nhiễu, vô tuyến điện sẽ xuất hiện tiếng ồn, không thể tiếp nhận chỉ thị chính xác, như thế sẽ không thể giành chiến thắng trong chiến trận. Hiện nay trình độ của không quân Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở đó mà thôi.
Comments[ 0 ]
Post a Comment