Trung Quốc sẽ bị cô lập nếu tiếp tục o ép nước khác.
Vụ kiện này sẽ là phép thử vào đúng điểm yếu của Trung Quốc, nó càng khiến Trung Quốc lo lắng, cuống quýt trước sự cương quyết của Philippines. Đó là nhận định của TS Trần Công Trục khi nói đến vấn đề này.Vậy Trung Quốc sẽ lo sợ điều gì khi cố tình bất chấp luật pháp, dư luận quốc tế?Theo tôi, những phản ứng của Trung Quốc về vụ kiện của Philippines và việc họ cố tình phơt lờ yêu cầu của Cơ quan tài phán quốc tế về luật biển của LHQ trong thời gian qua đã chứng tỏ họ đang rất lúng túng, nếu không muốn nói là rất lo lắng, trước một thực tế là các mối quan hệ quốc tế hiện đang được điều chỉnh bới các thiết chế, quy định của các Công ước, Luật pháp quốc tế... đã được hầu hết các quốc gia ký kết, thông qua.Hơn ai hết Trung Quốc cũng đã lường trước và đã chuẩn bị các phương án đối phó trước những hậu quả do những hoạt động vô lý của mình.Vì thế, năm 1996, khi phê chuẩn Công ước họ đã nêu những bảo lưu loại trừ thẩm quyền xét xử của các Cơ quan tài phán quốc tế về Luật Biển, thay vì áp dụng cơ chế đàm phán song phương mà họ luôn luôn kiên trì theo đuổi. Mặc dù vẫn biết rằng bảo lưu này là hoàn toàn vô lý, song trong thực tế, họ vẫn tìm mọi cách cản trở việc quốc tế hóa những tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp Biển Đông, bằng cách áp đặt, chia rẽ các nước trong khu vực và quốc tế để thực hiện âm mưu, yêu sách vô lý của họ, thực hiện chiến thuật bẻ từng chiếc đũa trong cả bó đũa…Thực tế đó có lẽ có thể giúp cho dư luận hiểu rõ hơn trạng thái tâm lý đầy lo lắng của Trung Quốc đang ẩn dấu đằng sau những hoạt đông tỏ ra rất hung hăng, bất chấp luật pháp và phơt lờ búa rìu của dư luận…Họ đang toan tính xúc tiến những bước tiến mới để thực hiện chủ trương chiến lược vươn lên trở thành cường quốc biển, bằng cách trước hết là phải khống chế và làm chủ Biển Đông. Nhưng liệu họ có thực hiện được giấc mơ đó hay không thì còn là một vấn đề khi mà cộng đồng khu vực và quốc tế đã nhìn nhận ra được sự thật của nhưng toan tính và những bước đi phi lý đó của Trung Quốc. Các nước ASEAN vừa qua đã thống nhất yêu cầu Trung Quốc ngồi lại để giải quyết vấn đề COC. Các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật cũng đã bắt đầu “ xoay” trục châu Á –Thái Bình Dương…mà dư luận cho rằng có lẽ đã đến lúc tình trạng “ỡm ờ chiến lược” đã thay đổi hoăc chấm dứt, do tác động bởi những động thái hung hăng của Trung Quốc.
Người dân Nhật Bản phản đối Trung Quốc
Việc đưa ra những suy đoán như học giả Mark Valencia có khiến dư luận khu vực Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế hoang mang không thưa ông? Theo tôi, học giả này đưa ra những giả thiết có tính suy diễn , chưa hoàn toàn chuẩn xác so với tình hình thực tế đang diễn ra. Có thể nói rằng những giả định này cũng chỉ có thể giúp cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chinh sách tham khảo. Tuy nhiên, đối với những ai không có điều kiện năm bắt vấn đề và không được trạng bị những kiến thưc pháp lý, quy chế và thủ tục pháp lý thì có thể nghi ngờ, hoang mang…gây bất lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven Biển Đông. Thực tế này đòi hỏi phải có những chỉ dẫn, giải thích cần thiết để người dân hiểu đúng đắn, hiểu rõ ràng hơn, củng cố hơn nữa miền tin chiến lược và sức mạnh đoàn kết của mỗi một quốc gia, cộng đồng khu vực và quốc tế, trong cuộc đấu tranh pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Xin chân thành cảm ơn ông!Hồng Chuyên (thực hiện) - Infonet
Comments[ 0 ]
Post a Comment