Chất độc da cam vượt ra cuộc ngoài chiến tranh Việt Nam
Sunday, August 4, 2013
Gần ba chục chiếc máy bay vận tải C-123, lực lượng xương sống trong các chiến dịch phun chất độc da cam của quân đội Mỹ trên các cánh rừng Việt Nam nơi được cho là "quân địch" đang ẩn náu trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Và nhiều người đã phục vụ trong quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã được bồi thường đối với các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc với các chất độc" diệt cỏ".
Nhưng sau chiến tranh, một số trong những máy bay này được sử dụng vào các nhiệm vụ như vận chuyển hàng hóa tại Hoa Kỳ. Bây giờ có một cuộc chiến cay đắng đã nổi lên ở nước Mỹ về việc liệu những người đang phục vụ trong quân đội Mỹ, ăn và ngủ trong những chiếc máy bay sau khi kết thúc chiến tranh cũng được bồi thường. Hai thượng nghị sĩ Mỹ đang đặt câu hỏi về việc những cơ sở để các "Cựu quân nhân" được bồi thường bởi bất kỳ những sự ô nhiễm nào sau chiến tranh trên những chiếc máy bay này là không đủ cơ sở để được xem xét là những bệnh liên quan đến hóa chất Da Cam.
Phức tạp thêm cuộc tranh luận là vài trong số những chiếc máy bay vẫn đang được sử dụng. Trong năm 2010, Không quân Mỹ đã phá hủy 18 máy bay này-một phần vì lo ngại về những trách nhiệm pháp lý tiềm năng liên quan đến chất độc Da Cam.
Kiểm tra với các nguyên nhân trên ở một số máy bay phục vụ trong những năm 1990, Thượng nghị sĩ Bắc Carolina Richard Burr, thuộc Ủy ban Cựu chiến binh Thượng viện, và Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (D-Ore.), đã yêu cầu Văn phòng Tổng Thanh tra xem xét các lý do "không thích hợp" và từ chối bồi thường cho người cựu binh tàn tật và nói rằng họ bị ốm do nhiễm độc sau chiến tranh.
Phía Không quân cho biết việc thanh lý những chiếc máy bay trên đã được xử lý đúng cách.
"Bởi vì sự kỳ thị tiềm năng liên quan đến những chiếc máy bay này, bên Không quân đảm bảo rằng việc tái chế máy bay đã được thực hiện hoàn toàn và các bộ phận kim loại không được lưu trữ không đúng cách hoặc bị bỏ rơi đều được nấu chảy," một tuyên bố của phía Không quân.
C-123s được sử dụng để phun chất độc Da Cam trong những năm 1962-1971 là một phần của chiến dịch Ranch Hand. Sau chiến tranh, khoảng 1.500 nhân viên và các thành viên phi hành đoàn dự trữ bay cùng những chiếc máy bay này làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa tại Hoa Kỳ cho đến khi chiếc máy bay cuối cùng được nghỉ hưu vào năm 1982.
Kế hoạch bán một trong số những chiếc máy bay này bị hủy trong năm 1996, sau khi có bằng chứng cho thấy có khoảng 18 chiếc máy bay trong số đó vẫn có thể bị nhiễm dioxin, một chất gây ung thư liên quan đến chất độc da cam, theo tài liệu của phía Không quân và các giấy tờ nộp cho Ban Dịch vụ của Hội đồng Phúc thẩm. Các máy bay được kiểm tra thay vì ở Arizona mà là tại một cơ sở lưu trữ tại Căn cứ không quân Davis-Monthan, biệt danh là "Boneyard."
Khi tiến hành thử nghiệm trên bốn chiếc máy bay kiểm tra trong năm 2009 kết quả cho thấy ít hoặc không có chất dioxin còn lại, phía Không quân quyết định có thể phá hủy những chiếc máy bay này.
Các quan chức tại cơ sở Hill và căn cứ không quân ở Utah, sau khi giám sát những chiếc máy bay này, đã phê chuẩn đề nghị trong năm 2009 phải "xử lý / tái chế 18 UC-123K máy bay 'chất độc da cam" càng sớm càng tốt để tránh những nguy cơ tiếp theo từ các phương tiện truyền thông phanh phui, tranh tụng, và tránh trách nhiệm bồi thường", theo một bản ghi nhớ cơ bản trong tháng 8 năm 2009.
Washingtonpost
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment