"Su" sẽ thay thế "MiG"
Thursday, December 18, 2014
Không quân Việt Nam trong những năm qua được trang bị các loại máy bay của Liên Xô và Nga.
Máy bay chiến đấu nổi tiếng nhất là "MiG". Trong chiến tranh, phi công Việt Nam dùng MiG bắn rơi 350 máy bay Mỹ. Phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 8 chiếc, còn Phạm Tuân bắn hạ "bay pháo đài" B-52, sau đó trở thành phi hành gia vũ trụ đầu tiên của Việt Nam.
Bây giờ không quân Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu "Su-30MK2" của Nga. Theo hai hợp đồng đã thực hiện, quân đội Việt Nam đã nhận được 20 máy bay như vậy. Nga đã chuyển giao cho phía Việt Nam 2 chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay của hợp đồng thứ ba.
Các thời điểm khác nhau đặt ra những nhiệm vụ và các giải pháp khác nhau. Người đứng đầu Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko cho biết:
“Máy bay "Su" và "MiG" có các thông số kỹ thuật khác nhau. MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật nhẹ, còn "Su" là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính chiến sự lớn hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Rõ ràng là Việt Nam đã lựa chọn máy bay chiến đấu "Su" do thực tế rằng loại máy bay hoàn hảo này có thể giúp đất nước đạt được mục tiêu ngày hôm nay là bảo vệ lợi ích quốc gia.”
Theo chuyên gia quân sự Nga, "Su-30MK2" là máy bay chiến đấu đa năng, có chất lượng tương tự với máy bay cùng loại của nước ngoài, về một số đặc điểm còn có khả năng vượt trội.
Và đây là một vài con số. Chiều dài máy bay - 22 mét, độ sải cánh - gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa – 34,5 tấn. Tầm bay cao nhất - hơn 17 km, tốc độ tối đa trên cao - 2.100 km/giờ. Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu – 3000km, với một lần tiếp nhiên liệu, "Su-30MK2" gần như có thể vượt khoảng cách gấp đôi. Máy bay chở đến 8 tấn tên lửa và bom, trên tàu lắp đặt pháo 30 ly.
Phi hành đoàn của mỗi máy bay là hai phi công. Do đó, với 32 chiếc trong ba hợp đồng, Việt Nam sẽ cần khoảng một trăm phi công để lái máy bay "Su". Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các nhà chức trách Ấn Độ giúp đào tạo phi công, gần đây phía Ấn Độ đã đồng ý.
Chuyên gia của chúng tôi giải thích rằng, trước hết, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu mà các phi công Việt Nam bay cũng gần gũi với Ấn Độ hơn là với Nga. Và, tất nhiên, Ấn Độ có khối lượng lớn máy bay chiến đấu Su của Nga - bốn năm tới nước này sẽ có 272 chiếc. Phi công Ấn Độ đã hoàn toàn làm chủ được chúng.
Ngoài ra, - theo ông Igor Korotchenko - phải nhớ rằng Ấn Độ và Trung Quốc có mối quan hệ phức tạp. Bằng cách giúp đỡ Việt Nam phát huy tiềm năng chiến đấu bằng cách giúp đào tạo phi công quân sự, Ấn Độ cũng giải quyết vấn đề củng cố an ninh quốc gia của mình.
Xin nói thêm, Ấn Độ và Việt Nam đang thảo luận về khả năng cung cấp cho nước cộng hòa này tên lửa "hành trình BrahMos" do Ấn Độ và Nga liên doanh sản xuất. Tên lửa này bay với vận tốc gần bốn lần lớn hơn tên lửa "Harpoon" của Mỹ.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment