"Thực sự điều gì đã xảy ra trên Biển Đông?"
Tuesday, December 16, 2014
Ngày 15 tháng 12, Tân Hoa Xã đã có một bài viết đáng chú ý với tiêu đề "thực sự điều gì đã xảy ra trên Biển Đông?". Theo đó Tân Hoa Xã cho rằng, "mặc dù các phương tiện truyền thông đã thổi phồng cuộc xung đột trên Biển Đông, cộng với các hành động đơn phương và vô trách nhiệm của một số quốc gia, nhưng nhìn chung tình hình Biển Đông năm 2014 vẫn ổn định."
Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Mặc dù đã có những xích mích trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và tạo thành một vấn đề đối với sự ổn định khu vực, nhưng tự do hàng hải trên Biển Đông không có vấn đề gì, theo Tân Hoa Xã (THX).
Trung Quốc đang nỗ lực để tăng cường hợp tác toàn diện với ASEAN
Trong năm 2014, Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các cuộc tham vấn đa phương và đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách linh hoạt...
Trung Quốc đã ủng hộ phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề "song phương" đối với các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán thân thiện, hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông cần phải được duy trì bởi cả Trung Quốc và các nước ASEAN, theo Tân Hoa Xã.
Tân Hoa Xã trích dẫn ý kiến của một nhà nghiên cứu tên là Lăng Đức Quyền (Ling Dequan) cho rằng, phương pháp tiếp cận song phương là cách hiệu quả nhất để giảm căng thẳng và duy trì hòa bình và sự ổn định trên Biển Đông, hòa bình và ổn định là động lực cho sự hợp tác và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
8h sáng 6/6, tàu vận tải đổ bộ JDS Kunisaki của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản chở hàng trăm sĩ quan cập cảng Đà Nẵng để tham gia hoạt động "Đối tác Thái Bình Dương 2014"
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã và đang mạnh mẽ ủng hộ sáng kiến gọi là "Con đường Tơ lụa hàng hải thế kỷ 21"(Century Maritime Silk Road 21) đôi với khu vực, sáng kiến này có thể sẽ mang lại một động lực mạnh mẽ đối với các nền kinh của các quốc gia ASEAN, theo HTX.
"Một số quốc gia vô trách nhiệm"
Tân Hoa Xã cho rằng, những hành động của Philippines và Việt Nam trên Biển Đông là "đơn phương và vô trách nhiệm".
Trong tháng Năm năm nay, Cảnh sát hàng hải Phillippines đã tùy tiện bắt giữ 11 ngư dân Trung Quốc khi họ đang đánh bắt ở quần đảo Trường Sa. Trong khi đó phía Việt Nam đã cử tàu thuyền làm gián đoạn hoạt động "bình thường" của giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu thuyền đi kèm củaTrung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, THX cho biết.
Trong khi cuộc đối đầu trên biển vẫn tiếp tục thì Philippines và Việt Nam nhiều lần đã cố gắng để ASEAN thông qua một nghị quyết về vấn đề Biển Đông...
Trước đó Philippines đã đâm đơn kiện lên trọng tài quốc tế về vấn đề này, hàng động đó đã làm chệch hướng phương pháp tiếp cận song phương, theo THX.
Quan điểm lịch sử
Theo Tân Hoa Xã, ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt bình thường ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hàng ngàn năm trước. Các vùng quần đảo và các vùng biển liền kề mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" đã được các triều đại Trung Quốc "quản lý trước đó lâu hơn bất kỳ quốc gia nào" ở Đông Nam Á.
Trong khi đó, các yêu sách của Trung Quốc thường bị chỉ trích là không có cơ sở, được minh chứng ở sự kiện tháng Mười Hai năm 1947, khi chính phủ Quốc Dân Đảng lấy lại "chủ quyền" đối với các quần đảo ở Biển Đông từ tay Nhật Bản sau Thế chiến II.
Những tuyên bố của Trung Quốc đã được chỉ ra trong các bản đồ Trung Quốc đã lưu hành rộng rãi, và đã không bị thách thức bởi bất kỳ quốc gia nào, kể cả Philippines và Việt Nam.
UNCLOS không có hiệu lực cho đến năm 1994, rất lâu sau khi Trung Quốc đã xác lập "chủ quyền" đối với khu vực. Và các quy ước cũng như các hiệp định quốc tế khác không có hiệu lực đối với tuyên bố của Trung Quốc.
Trung Quốc không phải là kẻ bắt nạt trong vấn đề Biển Đông. Ngược lại, Trung Quốc đã luôn luôn thực hiện sự kiềm chế tối đa trước các hành động khiêu khích, Trung Quốc luôn đặt cách tiếp cận bằng các cuộc đàm phán hòa bình lên trước tiên đối với các tranh chấp quốc tế đối với các quốc gia khác, theo THX.
Tàu Nga thăm Cam Ranh lần đầu tiên kể từ năm 1992, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Sự xúi giục từ bên ngoài
Theo THX, ngoài các hành vi "đơn phương và vô trách nhiệm" của một số quốc gia, sự can thiệp từ bên ngoài cũng là một yếu tố gây nên sự bất ổn lớn.
Mặc dù chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng họ không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông, Washington đã khuyến khích các nước như Philippines và Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Do đó việc thực hiện một giải pháp thân thiện trở nên khó hăn hơn nhiều...
Nhật Bản cũng đang tìm được ảnh hưởng của họ đối với vấn đề Biển Đông. Nhật Bản đã trao tặng tàu tuần tra cho Philippines để họ tăng cường việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Một số quốc gia như Philippines coi Hoa Kỳ và Nhật Bản là những đồng minh mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển. Nhưng điều đáng nói là cả Washington và Tokyo sẽ hành động như thế nào.
Thay vì trông chờ vào sự "hỗ trợ đáng ngờ" từ các thế lực bên ngoài, cách tốt nhất là tuân thủ phương pháp tiếp cận song phương và tham gia vào các cuộc đàm phán thân thiện và thẳng thắn với Trung Quốc ...
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment