"Trở về với mặt trời"
Tuesday, December 2, 2014
Theo TASS, Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận về đơn giản hóa thủ tục cho các chiến hạm Hải quân Nga được cập cảng quân sự Cam Ranh.
Tàu chiến Nga lần đầu tiên cập cảng Cam Ranh từ năm 1992, đúng vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên thềm lục địa Việt Nam
Phóng viên thông tấn TASS dẫn nguồn từ Bộ quốc phòng Nga cho biết, thỏa thuận được ký ngày 25.11 tại Sochi nhân chuyến viếng thăm chính thức của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. Văn kiện thỏa thuận đã đặt ra quy định đơn giản cho các chiến hạm Nga được cập cảng Cam Ranh với yêu cầu tối thiểu là thuyền trưởng hạm tàu chỉ cần ra thông báo về việc chiến hạm Nga đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam và xin phép được cập Cảng Cam Ranh, chiến hạm sẽ được phép vào cảng. Thỏa thuận hợp tác hữu nghị của hai chính phủ đã tạo lên một làn sóng vui mừng trong lực lượng Hải quân Nga, đặc biệt là thành viên hạm đội Thái Bình Dương, lực lượng đã có nhiều gắn bó thân thiết với quân cảng Cam Ranh, những hoạt động tác chiến điện tử và hậu cần kỹ thuật giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng như giai đoạn chiến tranh biên giói năm 1979.
Ý nghĩa quan trọng của thỏa thuận này được đại biểu quốc hội Nga, nguyên tổng tham mưu trưởng lực lượng Vũ trang xô viết từ 1988-1991 Mikhail Moiseyev không dấu được niềm vui khẳng định: “Cam Ranh, đối với nước Nga là căn cứ quân sự vô cùng quan trọng. Hạm đội Thái Bình Dương có được không chỉ cánh cửa mở ra các đại dương mà còn có được căn cứ, nơi các chiến hạm được bổ xung nhiên liệu, tiến hành các hoạt động hậu cần kỹ thuật, bảo dưỡng và đưa chiến hạm vào quy chuẩn, thủy thủ đoàn được nghỉ ngơi, giải quyết các nhiệm vụ đối ngoại hải quân, trong đó có cả nhiệm vụ diễn tập chung với hải quân Việt Nam. Điều đó làm tăng sức mạnh quân sự của nước Nga ở vùng nước châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam là đồng minh quân sự tin cậy mà chúng ta có thể dựa vào, như những tháng năm lịch sử.”.
“ Ở vụ trí của Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Liên Xô, tôi hiểu rất rõ, nếu kẻ thù tiềm năng của chúng ta có những căn cứ quân sư quanh nước Nga và không ngừng củng cố thì tại sao chúng ta không có các khu vực chiến dịch chiến thuật rất cần thiết ở nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc gia?. Hiệp ước hợp tác quân sự ở Cam Ranh có nhiều lợi ích cho lực lượng vũ trang Liên bang, cho hạm đội Thái Bình Dương, Cam Ranh với hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và hải quân Nga nói chung trong các sứ mệnh hải hành bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ hòa bình dù xa hay gần - sẽ có được một căn cứ quân sự tin cậy nhất trong số các nước bạn bè. Thật là tuyệt vời, khi chúng ta được quay trở lại nơi chúng ta đã ra đi". Đại tướng nói.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko đồng quan điểm với nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Xô viết. Đây là kết quả của quan hệ hữu nghị Nga Việt bền vững qua nhiều năm tháng. Chúng ta cần quan hệ hữu nghị này và cần quân cảng Cam Ranh. Các hạm tàu của chúng ta có thể được phép tự do ra vào quân cảng và thực hiện sứ mệnh được giao phó.
Việt Nam là đất nước thứ hai mà Nga có được thỏa thuận hải quân như vậy. Thỏa thuận thứ nhất được ký nhiều năm về trước với Syria về quân cảng Tartus.
Từ góc nhìn chiến lược - chiến dịch, quân cảng Cam Ranh trở thành quân cảng bất khả xâm phạm đối với bất cứ thế lực quân sự nào muốn gây xung đột với Việt Nam trên biên Đông.
Trịnh Thái Bằng - Nguồn: ITAS - TASS
Tags:
Biển Đông,
VietNam-Russia
Comments[ 0 ]
Post a Comment