Nhật Bản gia nhập thị trường vũ khí
Friday, December 26, 2014
Ngày 24 tháng Mười Hai 24, Hiệp ước quốc tế buôn bán vũ khí bắt đầu có hiệu lực.
Mục tiêu của Hiệp ước này là tổ chức buôn bán vũ khí trên thế giới, doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Hiệp ước kiểm soát tất cả các loại vũ khí thông thường, bao gồm thiết bị quân sự lớn, hệ thống pháo, tên lửa và vũ khí nhỏ. Hiện tại có tất cả 130 nước đã ký hiệp ước. Trong số đó có Nhật Bản, từ tháng Tư năm nay đã cởi bỏ lệnh cấm tự nguyện xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự, từng có hiệu lực trong gần 50 năm.
Hạn chế xuất khẩu vũ khí vĩnh viễn khiến giới doanh nghiệp Nhật Bản bất mãn. Họ cho rằng Nhật Bản bỏ lỡ lợi nhuận đáng kể do hậu quả từ chối tham gia thị trường vũ khí toàn cầu, cũng như hạn chế tiếp cận với các công nghệ tiên tiến. Giới bảo thủ Tokyo cũng tin rằng lệnh cấm như vậy đã làm giảm khả năng Tokyo gây ảnh hưởng đến tình hình thế giới. Ông Valery Kistanov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện phương Đông cho rằng Nhật Bản từ lâu đã tìm cách tiến tới điều này:
"...Quyết định này xuất phát từ hai lý do, về chính trị và kinh tế. Nếu chúng ta nói về chính trị, trước hết, đây là mong muốn tăng cường liên minh với Hoa Kỳ, đồng minh của Nhật Bản, nhất là trong tình hình đang nổi lên trong quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc. Khía cạnh kinh tế cũng rất quan trọng, bởi vì các công ty Nhật Bản sản xuất vũ khí muốn giành lấy phần mình trong thị trường vũ khí quốc tế. Thứ hai, hiện nay các nhà sản xuất vũ khí Nhật Bản đang chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước, điều đó khiến chi phí tăng cao. Sản xuất hàng loạt để xuất khẩu sẽ giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận tương ứng. Vì vậy, gỡ bỏ lệnh cấm vận giải quyết một loạt nhiệm vụ quan trọng có tính chất kinh tế thuần túy, mặc dù vì nó mà Nhật Bản có thể phải hy sinh hình ảnh hòa bình của mình...Chắc chắn là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên sẽ bất bình trước vấn đề này...Bắt đầu có những xì xào nói về thực tế rằng quốc đảo do "diều hâu" Abe dẫn dắt đang bước vào con đường quân phiệt hóa.”
Các quan sát viên cho rằng, sự bất mãn của một số nước trong khu vực không chỉ vì lo ngại Nhật Bản gia tăng "quân sự hóa", mà còn do tình hình cạnh tranh trong khu vực. Trong những năm gần đây đã có những thay đổi rõ rệt trong vấn đề buôn bán vũ khí trên thế giới. Ngân sách quốc phòng được dịch chuyển về phía Đông, trong khi cạnh tranh thị trường vũ khí đang được tăng lên. Theo hãng phân tích IHS Jane của Anh, tới năm 2021, ngân sách quân sự các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt Hoa Kỳ và Canada, lên đến khoảng 501 tỷ đô la. Có khả năng dẫn đầu trong khu vực là Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc. Nhật Bản sẽ phải chiến đấu vì "miếng bánh" của họ trong thị trường vũ khí quốc tế. Phó giám đốc Học viện Chính trị và phân tích quân sự Alexander Khramchikhin cho biết:
"Về mặt lý thuyết, thị trường vũ khí thế giới đang mở ra trước Nhật Bản, còn việc nước này sẽ tham gia cụ thể như thế nào thì đó chỉ là vấn đề thời gian. Mặt khác, sẽ không có ai nhường vị trí của mình cho Nhật Bản. Ở đây, trong thị trường này, cạnh tranh là rất quyết liệt. Phạm vi cung cấp các loại vũ khí khác nhau trên thị trường là rất rộng, và ở đây tất cả mọi người đều tự chen chân vào để chiếm chỗ của mình. Trung Quốc, Hàn Quốc cũng bán vũ khí, do đó họ sẽ thọc gậy vào bánh xe của Nhật Bản. Đó là tình hình kinh điển trên thị trường..."
Vũ khí Nhật Bản thực sự có thể cạnh tranh với các nước sản xuất khác trên thị trường quốc tế. Trở ngại duy nhất cho ngành xuất khẩu vũ khí Nhật Bản là chi phí cao. Nhưng với sự gia tăng nối chuyến hoặc di dời sản xuất tới quốc gia mua hàng thì vấn đề giá cả khách hàng hoàn toàn có thể được giảm nhẹ.
Về vấn đề buôn bán vũ khí có liên quan đến Hiến pháp "hòa bình" của Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ thay đổi các điều khoản bất công nhất trong Hiến pháp Nhật Bản mà người Mỹ áp đặt từ năm 1947. Ông Abe khẳng định chắc chắn rằng Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia bình thường có quân đội hùng mạnh khiến các nước láng giềng phải kiêng nể. Thời điểm sửa đổi Hiến pháp đã chín muồi, vì các quy định của nó đã lạc hậu so với là thực tế. Là quốc gia gần như dẫn đầu kinh tế thế giới, Trung Quốc không chỉ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nhật Bản, mà còn là kẻ thù tiềm năng. Ngoài ra, hầu hết các nước châu Á-Thái Bình Dương đều tăng cường củng cố quốc phòng và không thấy bất cứ điều gì sai trái trong việc buôn bán vũ khí.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment