Trong quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; kiểm soát hành vi để không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với PV.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao đổi với PV về vấn đề đối ngoại quốc phòng. (Ảnh: Việt Hưng)
Sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dành cho phóng viên Báo một cuộc phỏng vấn, đề cập thẳng thắn những vấn đề “nóng” trong hợp tác ở lĩnh vực này.Vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có một loạt những hoạt động đối ngoại song phương ở cấp cao nhất, với những đối tác lớn, đối tác quan trọng hàng đầu. Ông đánh giá thế nào về những hoạt động này?Ta có thể thấy rất rõ trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Giữa những sự kiện ấy, Bộ trưởng Quốc phòng ta lại có chuyến thăm Ấn Độ, dù rất ngắn, chỉ hơn một ngày nhưng đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp giữa hai nước. Rõ ràng chúng ta đã quan hệ cùng lúc với nhiều nước một cách công khai, minh bạch; tất cả các nước đều bày tỏ sự tôn trọng, mong muốn xây dựng quan hệ với chúng ta và việc hợp tác với Việt Nam vừa đem lại lợi ích cho người ta vừa mang lại lợi ích cho mình."Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Caster vừa qua rất quan trọng vì rơi vào thời điểm sắp tiến tới kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và cũng là kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nói là chuyến thăm này có thể mang đến sự thay đổi trong quan hệ quốc phòng giữa 2 nước thì không chính xác vì quan hệ này đã được xúc tiến hơn 10 năm qua, đã có những bước tiến một cách vững chắc, từng bước với nhịp độ vừa phải mà hai bên đều hài lòng".Như vậy, nội dung hợp tác của ta với mỗi nước khác nhau nhưng nó có điểm chung là phát huy điểm tương đồng giữa ta với nước ấy và không phương hại đến bất cứ quốc gia nào khác. Điều đó cho thấy chúng ta luôn giữ được độc lập tự chủ trong khi thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước mà lĩnh vực quốc phòng thể hiện rất cụ thể. Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi.Việc Bộ trưởng Quốc phòng của ta liên tiếp có những hoạt động đối ngoại với người đồng cấp ở các nước như thế cũng có ý kiến phân tích cho rằng, đó cũng mới chỉ là hình thức để truyền tải thông điệp, quan điểm. Còn về hàm lượng, chất lượng thực chất những hoạt động đó mới là điều đáng bàn để đánh giá động thái nghiêng về bên này hay bên kia?Trước hết phải nói trong quan hệ đối ngoại, tính chất biểu tượng rất quan trọng. Tính biểu tượng ấy đã nói một cách tương đối đầy đủ về mức độ quan hệ giữa các nước với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh biểu tượng, nội dung cũng rất cần thiết mà nếu không có điều đó thì không duy trì được quan hệ lâu dài. Tôi ví dụ, trong tất cả các cuộc gặp ấy ta đều đạt được những nội dung như tuyên bố nêu là đã làm hài lòng cho cả 2 bên. Xem lại kết quả sau các cuộc gặp vừa qua có thể khẳng định những hoạt động đối thoại đó rất thực chất, không hề hình thức, nhưng cũng hết sức mức độ, có chọn lọc giữa mỗi nước trên cơ sở quan hệ của ta với nước ấy. Trên cơ sở đặc điểm tình hình, chúng ta đã chọn lọc những nội dung hết sức quan trọng, thực chất, phù hợp với tính chất, mức độ trong quan hệ hai nước, đảm bảo những quan hệ đó đem lại lợi ích một cách chắc chắn cho đất nước mình, làm hài lòng đối tác của mình và cũng không làm phương hại đến bất cứ đối tác nào trong mối quan hệ ấy.Tranh luận về hình thức hay thực chất, nhiều người sẽ đặt vấn đề, ngay trong cuộc đối thoại quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc vừa qua, nội dung trao đổi ghi nhận tinh thần hợp tác rất tốt giữa 2 bên nhưng trên thực tế lại đang có những hành động, diễn biến căng thẳng xảy ra khi Trung Quốc vẫn đi ngược những cam kết chung, vẫn tiến hành việc tôn tạo đảo, đầu tư quốc phòng, trang bị vũ khí quân sự trên khu vực biển đảo mà chúng ta phản đối. Trong trường hợp này, có thể nói thế nào là thực chất, thế nào là hình thức trong những cam kết hợp tác, giao hảo như vậy?Trong mối quan hệ giữa chúng ta với một nước nào đó bao giờ cũng tồn tại những điểm đồng và bất đồng, bao giờ cũng có những nội dung thuận và nghịch, những cái khác biệt. Đấy là một quy luật không thể khác được. Với các nước lớn, những điểm đồng hoặc khác biệt ấy sẽ càng trở nên phức tạp hơn nếu điểm đồng ít đi và điểm bất đồng cứ lớn lên. Trong quan hệ với mỗi nước, tỷ lệ những điểm tương đồng và bất đồng cũng khác nhau, có những quốc gia rất ít điểm bất đồng, nhiều điểm tương đồng và ngược lại.Với Trung Quốc cũng vậy, chúng ta có những điểm đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng. Tôi chia sẻ với cách đặt vấn đề là trong khi 2 nước quan hệ như thế mà vẫn có những vấn đề trên Biển Đông nhưng cũng phải nhìn tồn tại thực tế để tăng cường những điểm đồng thuận.Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên.Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội.Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "Không được phép bỏ vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự giữa Việt Nam - Trung Quốc và phải đấu tranh thẳng thắn". (Ảnh: Việt Hưng)Trong lịch sử chúng ta đã có những bài học đắt giá về việc các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình… Hiện chúng ta vừa cần tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn trong hoạt động bảo vệ chủ quyền vừa không được ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thỏa hiệp trên lưng. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào, thưa Thứ trưởng?Cần phân biệt rất rõ ràng giữa việc ta sẽ “ngả” về một bên nào đó với “tình đoàn kết quốc tế, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế” trong bảo vệ và xây dựng đất nước, cụ thể là bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc, bảo vệ nền chính trị của chúng ta và phát triển đất nước. Sự ủng hộ này không phải từ một phía nào mà của tất cả các nước, như phương châm, đường lối chúng ta đã đưa ra “Việt Nam là bạn của tất cả các quốc gia”. Về phía nước ngoài, khi họ quan hệ với mình, phải xác định trước hết vì lợi ích của họ. Vậy thì chúng ta cần tìm kiếm những điểm mà lợi ích của họ và của mình trùng nhau để tận dụng sức mạnh, sự ủng hộ của họ với những nhu cầu của mình nhưng cũng đồng thời mang lại lợi ích cho họ. Khi đó, sự ủng hộ đó mang lại lợi ích cho cả 2 phía thì đó mới là lợi ích thực sự và bền vững,Nhưng kêu gọi những sự ủng hộ như vậy thì có dễ đứng về một phía nào hay không?Rõ ràng là trong bối cảnh chung của khu vực, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại. Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình.Như ông nói thì ta có thể kiểm soát hành động được bằng cách nào, giải quyết vấn đề bằng cách nào khi họ vẫn tiếp tục tăng cường vũ trang trên đảo mà một mặt vẫn biện minh là chỉ đầu tư những hạng mục phi quân sự trên biển?Như tôi đã nói, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác. Tất nhiên chuyện trên biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này.Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân Trí
Comments[ 0 ]
Post a Comment