Trung Quốc đã ít nhiều thay đổi cách nói về việc xây cất các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhưng xúc tiến khẩn trương xây dựng làm thành “việc đã rồi”.
Trong 4 tháng vừa qua, dư luận quốc tế đã chứng kiến một sự thay đổi nhất định trong cách thức mà Trung Quốc nói về các hoạt động xây dựng của họ tại Biển Đông. Đầu tiên là một tuyên bố nói rõ mục đích xây dựng, sau đó là một thông báo rằng hoạt động bồi đắp đảo sẽ sớm kết thúc. Nhưng đó chỉ là thay đổi về cách “dùng từ ngữ”. Hành vi thì không hề thay đổi.Sự thay đổi ấy bắt đầu vào ngày 9/4 khi lần đầu tiên Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đưa ra giải thích chi tiết về những mục đích của hoạt động xây dựng tại những đảo tranh chấp, nói rằng việc xây dựng của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc tuân thủ “trách nghiệm và nghĩa vụ quốc tế” bằng cách cung cấp các cơ sở mới để hỗ trợ “tìm kiếm và cứu nạn trên biển, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nghiên cứu và khoa học hải dương, quan sát khí tượng học, bảo vệ môi trường, an ninh hàng hải, dịch vụ sản xuất ngư nghiệp và các lĩnh vực khác”.Bắc Kinh cũng tuyên bố vào ngày 16/6 rằng, các hoạt động cải tạo đất đá ở Biển Đông sẽ kết thúc “trong những ngày sắp tới”.
Điều tra dư luận (của Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng) - Hỏi: Bạn có tin rằng việc Bắc Kinh xây dựng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là nhằm "dự báo thời tiết tốt hơn?". 90% người được hỏi trả lời: KHÔNGHành động thật, giọng điệu giảBước vào năm 2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng, san lấp mặt bằng với tốc độ chóng mặt ở Biển Đông. Quy mô xây dựng mở rộng gấp 4 lần so với cuối năm 2014, nâng diện tích cải tạo lên 8 km2. Tại một trong những hòn đảo nhân tạo này, Trung Quốc đã làm một đường băng dài hơn 3.000 m để máy bay cất và hạ cánh. Sự xuất hiện của các cứ điểm quân sự này của Trung Quốc là sự uy hiếp đến hòa bình và an ninh trong khu vực và tuyệt đối không thể chấp nhận.Vấn đề xây các đảo ở Biển Đông trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia và được nêu rõ trong Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh G-7. Ngày 29/5, tại Đối thoại Shangrila 2015, Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã mạnh mẽ phê phán hành động Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc “ngừng ngay và vĩnh viễn” việc xây dựng bồi đắp các đảo nhân tạo. Tàu chiến và máy bay Mỹ đã đi sát vào khu vực các đảo này để cảnh báo Trung Quốc.Sự điều chỉnh giọng điệu của Trung Quốc xuất phát từ mấy lý do.
Thứ nhất, xoa dịu Mỹ trước cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S&ED) Trung-Mỹ tổ chức tại Washington ngày 23-24/6.
Thứ hai, xuống thang giọng điệu để “dắt trâu qua rào” trong dịp Chủ tịch Trung Quốc thăm Washington, có thể được mời phát biểu tại Quốc hội Mỹ. Con trâu đó thật là to. Mỹ có thể nêu vấn đề đảo nhân tạo, nhưng từ sau đó, có thể xem như việc Trung Quốc xây dựng đảo và các tổ hợp quân sự trên các đảo này đã thành “việc đã rồi”.
Thứ ba, gây chập chững cho dư luận thế giới đang phê phán sự ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông.Đồng thời, như The Diplomat, ngày 23/6, nhận xét, sự chuyển dịch giọng điệu cho thấy Trung Quốc đã nhận ra quyền lực mềm của mình trong khu vực đang bị tổn hại do Bắc Kinh cứ khăng khăng giọng điệu “bởi vì tôi nói vậy”, rằng “hoạt động xây dựng của chúng tôi là hợp pháp, hợp tình, hợp lí”, và đơn giản là bởi vì “chúng tôi nói như vậy”. Ngoài ra, trong những tuyên bố mới đây, Bắc Kinh cố gắng thuyết phục những người nghe, trong đó có Mỹ, rằng Trung Quốc không gây ra đe dọa lợi ích của Mỹ.Trung Quốc cần khôi phục nguyên trạng ở Biển ĐôngMạng tin Sankei (Nhật Bản) ngày 22/6 cho rằng, trước sự phản đối mạnh mẽ của các nước về hoạt động xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, có vẻ như Bắc Kinh đang tạm thời nhún nhường cho qua chuyện khi tuyên bố “gần như hoàn tất” việc san lấp và xây dựng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa.Tuy nhiên, thực tế công việc xây dựng các cơ sở trên đảo của Bắc Kinh vẫn tiếp tục. Bắc Kinh sẽ biến các đảo trên thành các cứ điểm quân sự. Theo Sankei, việc Trung Quốc nên làm là phục hồi nguyên trạng các đảo này. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ yêu cầu của cộng đồng quốc tế muốn Trung Quốc khôi phục nguyên trạng.Lập trường chung của cộng đồng quốc tế là Trung Quốc đình chỉ ngay lập tức hoạt động xây đảo. Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không có căn cứ pháp lý, và việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực là tuyệt đối không thể chấp nhận được. Yêu cầu ngừng xây dựng này còn hàm ý Bắc Kinh phải phục hồi nguyên trạng các rạn san hô. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh: “Không thể có chuyện coi việc xây dựng đã hoàn tất là một việc đã rồi”./.
Người bình luận - Báo Tổ Quốc
Comments[ 0 ]
Post a Comment