Theo các phương tiện truyền thông Việt Nam cho biết ngày 27 tháng 5, các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiếp đón và làm việc với các quan chức cấp cao của Tổng cục Vũ khí Khí tài (DGA) của Pháp tại Hà Nội, tại đây hai bên đã đạt được một số thỏa thuận trong việc mở rộng hơn về hợp tác quốc phòng, liên quan đến việc chuyển giao các công nghệ có liên quan và đào tạo. Trước đó ngày 25 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đạt được một thỏa thuận tương tự với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tại New Delhi.
Các phương tiện truyền thông quốc gia Việt Nam cho biết, thỏa thuận với DGA của Pháp nhằm hiện thực hóa cam kết về hợp tác quốc phòng giữa hai nước và giúp hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Việt Nam. Trong năm 2009, Việt Nam và Pháp đã thiết lập Ủy ban hỗn hợp hợp tác quốc phòng, nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai quốc gia và khai tác tiềm năng của mối quan hệ quân sự và thương mại, đặc biệt là việc xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí của Pháp sang Việt Nam. Trước khi đạt được thỏa thuận hợp tác này, Pháp đã cung cấp các máy bay trực thăng cho Việt Nam cùng các trang thiết bị quân sự hiện đại khác.
Hệ thống radar Coast Watcher 100 (CW-100) được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. CW-100 được đánh giá là một trong những hệ thống radar giám sát biển hiện đại hàng đầu thế giới. Điểm đặc biệt của hệ thống radar này là có khả năng xóa bỏ “giới hạn đường chân trời”.
Trong khi đó sự liên kết trong ngành công nghiệp quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng đang trở nên chặt chẽ hơn, hai Bộ Quốc phòng đã ký "Tuyên bố chung về Tầm nhìn Quốc phòng giai đoạn 2015-2020", hai bên đã nhất trí mở rộng hơn nữa hợp tác về an ninh hàng hải và các công tác huấn luyện. Trong những năm gần đây, Ấn Độ vẫn tiếp tục tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á, các hợp tác về quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ đã phản ánh chiến lược quân sự của Ấn Độ trong khu vực, như việc viện trợ Việt Nam 100 triệu USD để Việt Nam mua tàu tuần tra Ấn Độ.
Pháp và Ấn Độ trong những năm gần đây đã trở thành hai nhà cung cấp các linh kiện chính của Việt Nam. Pháp đã cung cấp một số hệ thống tên lửa cho hải quân Việt Nam, Việt Nam cũng đã đặt hàng các máy bay vận tải C-295 và các máy bay trực thăng tuần tra vận tải như EC-225. Trước khi là nhà cung cấp các trang bị vũ khí thì Ấn Độ là nhà cung cấp chính các trang thiết bị về radar cho Việt Nam, các bộ phận, hệ thống và linh kiện nhằm để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Việt Nam, do họ vẫn trang bị nhiều các trang thiết bị vũ khí của Liên Xô-Nga. Ngoài việc mua sắm các trang thiết bị quân sự hiện đại, Việt Nam cũng muốn phát triển nền công nghiệp quốc phòng của riêng mình thông qua các dự án công nghiệp quân sự và thương mại.
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Israel, Nga, Thụy Điển cùng các quốc gia khác đã thiết lập mối quan hệ đối tác công nghiệp quốc phòng và hợp tác sản xuất một loạt các trang thiết bị, bao gồm cả các phương tiện bay không người lái, tàu chiến cho hải quân và các loại vũ khí hạng nhẹ.
Lược dịch
Comments[ 0 ]
Post a Comment