Trong tháng Tám năm 2013, trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện hình ảnh một tên lửa loại diệt tàu chiến mặt nước có hình dáng tương tự loại tên lửa Club-S (3M-54) của Nga, theo những thông tin trên các trang mạng của Trung Quốc cho biết thì đây là một quả tên lửa được một ngư dân Trung Quốc ở Hải Nam vô tình vớt được trong lúc đánh cá.
Tên lửa do ngư dân Trung Quốc vớt được
Chúng ta có thể phỏng đoán được ngay rằng đây là tên lửa được phóng ra từ tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Trung Quốc, vì trong khu vực này chỉ có loại tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc sử dụng tên lửa này. Trong khi đó phía Hải quân Trung Quốc từ chối bình luận bất kỳ điều gì liên quan đến sự việc, ngay cả việc tại sao tên lửa bị dập nát mà không phát nổ.
Theo tạp chí quân sự Hán Hòa (Canada) thì phiên bản tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc có tám chiếc thuộc đề án 636M, chỉ hai chiếc được tích hợp hệ thống tên lửa Club - S, nhưng trong hợp đồng với phía Nga thì những tàu ngầm này của Trung Quốc không được trang bị tên lửa Club - S của Nga, như vậy những tên lửa này sẽ được phía Trung Quốc tự phát triển để trang bị cho tàu ngầm Kilo của họ.
Ngày 17 tháng 11 năm 2013, cũng theo tiết lộ của tạp chí Hán Hòa, Phó Tổng giám đốc phụ trách hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài, Cục thiết kế và đóng tàu Rubin ông Andrey Baranov cho biết, phía Nga đã chào mời phía Trung Quốc gói nâng cấp mới tích hợp hệ thống tên lửa Club - S cho các tàu ngầm thuộc "đề án 877EKM của Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc đã không đưa ra phản ứng tích cực nào đối với đề xuất này.
Theo VTC, năm 2010, trong lúc đánh cá tại vùng biển Thuận An, Thừa Thiên Huế (cách cửa biển Thuận An khoảng 37 hải lý), trong lúc kéo lưới, ông Nguyễn Văn Thạch (quê ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã kéo lên được một quả ngư lôi đang trong tình trạng chưa kích hoạt nổ có chiều dài 7m, đường kính 0,6m. Ngư lôi thân có màu vàng nhạt và có dòng chữ nước ngoài giống chữ của Trung Quốc. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Tư lệnh công binh đã cử cán bộ giám định vào Cửa khẩu cảng Gianh để xác định quả ngư lôi nói trên. Qua giám định, quả ngư lôi trên tàu ông Thạch là ngư lôi diễn tập của Trung Quốc được sản xuất vào tháng 9/2009. Có thể đây là ngư lôi đã được phía Trung Quốc dùng vào việc diễn tập bắn đạn thật trên biển.
Ấn Độ có tất cả chín tàu ngầm lớp Kilo được trang bị hệ thống tên lửa Club - S. Trong quá khứ Ấn Độ đã gặp một số vấn đề với hệ thống tên lửa Club - S và dường như Trung Quốc cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự. Tại Ấn Độ những sự cố với Club - S đã xảy ra từ năm 2007 khi trong một thử nghiệm tàu ngầm Kilo của hải quân Ấn Độ đã bắn sáu tên lửa 3M-54, nhưng tất cả đều thất bại. Phía Nga đã không đưa ra lời giải thích nào cho sự việc này. Những con tàu này đã phải trở lại Nga để nâng cấp và sửa chữa với thời gian hơn hai năm với tổng chi phí hơn 80 triệu USD. Phía Ấn Độ đã từ chối việc phải trả tiền cho sự cố này, hoặc chi trả chút ít cho đến khi phía Nga khẳng định có vấn đề xảy ra với các tên lửa của hệ thống Club - S.
Tạp chí Hán Hòa cũng đã có những tiết lộ rằng, mặc dù Trung Quốc đã cố gắng sao chép sản xuất các loại vũ khí tương tự của Nga để trang bị cho các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga, nhưng hiện tại phía Trung Quốc vẫn vấp phải một số vấn đề, như tên lửa của Trung Quốc sản xuất để trang bị cho máy bay mua từ Nga vẫn gặp phải một số vấn đề, đạn S-300 Trung Quốc sản xuất vẫn chưa có thể tích hợp hoàn chỉnh được với hệ thống S-300 của Nga ...
Cho đến nay phía Trung Quốc vẫn chưa có được sự tin tưởng đối với hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do chính họ sản xuất và họ vẫn phải dùng đến 5 tiểu đoàn S-300 của Nga để bảo vệ bầu trời Bắc Kinh. Rõ ràng Trung Quốc vẫn còn rất nhiều vấn đề với các hệ thống vũ khí công nghệ cao.
Theo: Bastion-karpenko, Kanwa, Strategypage, Forums.airbase, Mil.news.sina, VTC
Comments[ 0 ]
Post a Comment