Các phương tiện truyền thông thế giới vẫn tiếp tục bình luận về thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, đạt được trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Theo tuần báo Mỹ "Difens News", thỏa thuận này có thể dẫn đến việc Hà Nội mua các hệ thống vũ khí của Mỹ và loại bỏ dần các thiết bị quân sự của Nga.
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng đó là những nhận xét lạ lùng. Quả thật, tài liệu ký tại Hà Nội có thêm một số điều khoản mới, so với bản ghi nhớ về sự hiểu biết Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2011. Đặc biệt là quy định đảm bảo cho việc mở rộng thương mại giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, mối quan hệ này không thể so sánh với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga. Tạp chí Mỹ thừa nhận rằng hiện nay Việt Nam mua hơn 90% hàng hóa quân sự từ Nga.
Danh sách các loại vũ khí Việt Nam mua của Nga thật ấn tượng. Các loại tàu ngầm mà phương Tây gọi là "Hố đen trong đại dương" vì độ ồn cực thấp làm giảm đến mức tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện. Máy bay tiêm kích "Su" có công suất và khả năng cơ động vượt trội so với máy bay MiG của Liên Xô nổi tiếng trên bầu trời trong chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ. Các hệ thống tên lửa phòng không "Tor", "Buk" và "C-300" — phiên bản cải tiến của SAM "Dvina" – đã từng bắn rơi hơn 1300 máy bay Mỹ ở miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và các tên lửa bờ biển "Bastion", mỗi tổ hợp có thể bảo vệ hơn 6km bờ biển và kiểm soát vùng biển có diện tích 200.000 km2. Không lực lượng hải quân nào trên thế giới có phương tiện hiệu quả để đối phó với tên lửa "Bastion" này.
Để bảo vệ lãnh hải Việt Nam đã có hai tàu tuần tra “Svetlyak” của Nga, với trọng lượng rẽ nước 375 tấn, dài 50 mét. Các tàu này đạt tốc độ lên đến 56 km/giờ và hoạt động rất tốt nên Việt Nam đặt mua thêm hai chiếc như vậy từ Nga.
Sau khi làm quen với tàu tên lửa “Molnya” của Nga, lãnh đạo Việt Nam đã thiết lập việc sản xuất các tàu này tại TP.Hồ Chí Minh theo giấy phép của Nga.
Để tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, có các tàu tuần tra "Gepard" của Nga. Các tàu này được trang bị bốn bệ phóng chống hạm và hai bệ phóng chống tên lửa, pháo 76-mm và trực thăng. Hai chiếc "Gepard" đã được đưa về Việt Nam, hai chiếc nữa chuẩn bị bàn giao, nhưng Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua cặp tàu thứ ba loại này.
Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Quốc phòng cho biết tại Hà Nội rằng Washington sẽ phân bổ 18 triệu USD cho Việt Nam để mua tàu tuần tra Mỹ «Metal Shark». Theo chuyên gia Nga, Đại tá Viktor Litovkin, các tàu đó không thể so sánh được với tàu tuần tra "Gepard" của Nga:
“Đó là các tàu rất nhỏ, chỉ có một khẩu súng máy và hệ thống tên lửa di động "Stinger", không có gì hơn. Trên thực tế, 18 triệu USD là số tiền buồn cười đối với loại tàu quan trọng nào đó. Tàu Nga “Molnya” chẳng hạn – là loại tàu tên lửa chống hạm mạnh nhất có thể xuyên thủng vỏ thép ở khoảng cách 100 km”.
Các chuyên gia Nga cũng lưu ý đến thực tế với ngân sách quân sự của Việt Nam, giá cả mua vũ khí là rất quan trọng. Giá vũ khí của Nga thấp hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới, và điều đó không ảnh hưởng đến chất lượng.
Về tính ưu việt của vũ khí Nga, trong cuộc phỏng vấn gần đây với đài phát thanh của chúng tôi, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Khắc Nguyệt nói:
“Nga và Việt Nam gắn bó mật thiết với nhau bởi những năm tháng duy trì sự hợp tác thành công và hiệu quả. Nga đã và đang là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, và là đối tác chắc chắn đáng tin cậy nhất. Nga cung cấp cho Việt Nam những vũ khí công nghệ cao hiện đại cần thiết để chúng tôi bảo vệ đất nước mình. Vũ khí Nga phù hợp với học thuyết quân sự Việt Nam và chiến thuật của quân đội Việt Nam, như thực tế đã chứng minh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược thời hiện đại. Trang thiết bị quân sự của Nga có lợi thế ưu việt không thể bàn cãi so với kỹ thuật của phương Tây: đơn giản hơn, dễ sử dụng, có hỏa lực mạnh hơn, và người Việt Nam có thể tự sửa chữa được khi có trục trặc. Không kém quan trọng nữa là thực tế vũ khí Nga có giá thành rẻ hơn so với trang vị phương Tây. Vì vậy, trong điều kiện khả năng lựa chọn đang ngày càng mở rộng và Việt Nam thi hành chính sách đang đa phương hóa thị trường mua sắm trang thiết bị quân sự, nhưng trong nhiều năm nữa, về cơ bản các loại vũ khí trang bị của quân đội và Hải quân Việt Nam vẫn sẽ là các sản phẩm mang dấu hiệu "Sản xuất tại Nga”.
Các chuyên gia cũng lưu ý các nhà quân sự Việt Nam rằng họ nên thận trọng hơn khi tiếp nhận các loại vũ khí mua tại Mỹ. Gần đây, đã có trường hợp thiết bị từ Hoa Kỳ bị lỗi, như ở Ukraine.
Comments[ 0 ]
Post a Comment