40 năm quan hệ Trung-Thái, và yếu tố Việt Nam
Monday, June 29, 2015
Vào một buổi sáng sớm tháng Bảy năm 1971, ngài Leonard Unger Đại sứ Mỹ tại Thái Lan đã mời một nhóm người Thái, trong đó có một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao khá trẻ tên Tej Bunnag, cùng tham dự một bữa điểm tâm cùng với tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Richard Nixon và cùng thảo luận về chủ đề là "làm thế nào để kết thúc chiến tranh Việt Nam".
Tại cuộc họp, Sulak Sivaraksa cố vấn người Thái cho biết: "Chìa khóa để giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam là Trung Quốc''. Kissinger đã chết lặng, và ông không nói gì ... sau đó chúng tôi biết là ông đã thực hiện một chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh, "Tej nhớ lại.
Vị công chức trẻ này sau đó đã trở thành đại sứ của Thái Lan tại Bắc Kinh, thư ký thường trực Bộ Ngoại giao và sau đó là Ngoại trưởng.
Kissinger đã bắt đầu cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với quốc gia Cộng sản như Bắc Kinh.
Mặc dù ở Thái Lan cũng có nhiều người đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức giữa Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cách đây 40 năm, nhưng có lẽ Tej là người có đóng góp tích cực nhất trong vấn đề này. Ông đã tham gia vào nhiều chính sách quan trọng liên quan đến Trung Quốc.
Mặc dù người Thái muốn xây dựng mối quan hệ (không chính thức) với Trung Quốc từ năm 1946, nhưng vào thời điểm đó các chính sách đối ngoại cũng cần phải được điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc tế, Tej cho biết. Mặc dù bị Bắc Kinh phản đối mạnh, nhưng Thái Lan không thể bỏ qua các lợi ích khi xây dựng các mối quan hệ với Đài Loan.
Tại thời điểm đó, hầu hết các cường quốc lớn trên thế giới như Liên Xô, Anh và Pháp... đều ủng hộ Bắc Kinh, chỉ có Hoa Kỳ là duy trì quan hệ ngoại giao thích hợp với Đài Loan.
Tuy nhiên, quyết định của Thái Lan trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc không bị chi phối bởi ảnh hưởng của Mỹ, Tej cho biết.
Vào tháng Bảy năm 1969, đó là một thời điểm quan trọng đối với Thái Lan khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố "học thuyết Guam" kêu gọi rút khỏi Việt Nam. Thái Lan lúc đó lại phải đối mặt với các mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Thái Lan được Trung Quốc hậu thuẫn.
Giữa những năm 1970 và năm 1971, Thái Lan đã cố gắng để thiết lập các liên lạc nhiều hơn với Trung Quốc thông qua bên thứ ba là Nam Tư, Thụy Điển và Pháp, và cũng thông qua các đại diện Thái Lan ở New York. Ngày 13 tháng 1 năm 1971, trong một bài phát biểu thông qua Columbia Broadcasting Corporation (CBS) của Mỹ, Ngoại trưởng Thanat Khoman cho biết, Thái Lan muốn thiết lập một mối quan hệ thân mật với Trung Quốc.
Nhưng việc xây dựng một mối quan hệ với một quốc gia cộng sản và đang nằm ở giai đoạn đỉnh cao của các chiến dịch chống Cộng sản là điều không dễ dàng, đặc biệt là khi Bắc Kinh đã cung cấp những sự hỗ trợ mạnh mẽ cho Đảng Cộng sản Thái Lan.
"Chúng tôi (Bộ Ngoại giao Thái Lan) dành gần ba năm cố gắng thuyết phục các quan chức an ninh để đồng ý với việc xây dựng quan hệ bình thường hóa với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", Tej cho biết.
Các quan chức cấp cao Thái Lan đã đến thăm Trung Quốc ít nhất 23 lần để làm quen và tăng cường sự hiệu biết với Trung Quốc. Trung Quốc hứa rằng họ sẽ không hỗ trợ các phần tử Cộng sản nổi dậy ở Thái Lan và yêu cầu các cư dân Trung Quốc tại Thái Lan phải là những công dân tốt của Thái Lan và trung thành với chính phủ Thái Lan.
Cuối cùng, quan hệ ngoại giao chính thức đã được thành lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1975, dưới thời Chính phủ Kukrit Pramoj.
Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã trở nên trơn tru kể từ đó, ngoài một chút xích mích sau sự kiện thảm sát Đại học Thammasat diễn ra vào ngày 6/10/1976.
Thái Lan và Trung Quốc càng trở nên gần gũi hơn hết sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia và giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ khét tiếng vào cuối năm 1978. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã giúp Thái Lan ngăn chặn Việt Nam "mở rộng lãnh thổ" sang phía Thái Lan và thậm chí Trung Quốc còn hỗ trợ Thái Lan cả về mặt chính trị và quân sự nhằm xây dựng một liên minh phe Khmer cầm đầu là vua Norodom Sihanouk của Campuchia, nhằm chiến đấu chống lại chính phủ Việt Nam hậu thuẫn chính quyền Phnom Penh.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thất vọng khi chính phủ Thái Lan do Chatchai Choonhavan nắm quyền đã thay đổi chính sách của Thái Lan và công nhận chính phủ Phnom Penh dưới thời Heng Samrin và Hun Sen cho đến năm 1991, khi quân Việt Nam rút khỏi Campuchia.
"Việc Thái Lan thay đổi chính sách đối ngoại là nhằm để đáp ứng với tình hình mới, nhưng chính sách đó có vấn đề", Tej cho biết. Ông chính là đại sứ của Thái Lan tại Bắc Kinh vào thời điểm đó. "Trung Quốc đã thất vọng vì chúng tôi đã không thông báo cho họ về việc thay đổi chính sách của chúng tôi," ông nói.
Nhìn lại mối quan hệ Trung-Thái qua 40 năm, Thái Lan thực sự cần Trung Quốc trong giai đoạn 1970 và 1980. Tuy nhiên, các lãnh đạo Thái Lan cần phải thực sự nghiêm túc tìm cho mình cơ hội, nhất là khi Trung Quốc đang trên đà trở thàn một siêu cường lớn, Thái Lan cần phải nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh.
Cần phải duy trì mối quan hệ tốt với Bắc Kinh, nhưng cũng phải cận thận, vị chính trị gia kỳ cựu này lưu ý.
ST
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment