Mặc dù Trung Quốc đã ăn cắp được nhiều công nghệ về hàng không không chỉ từ Mỹ và tích hợp lên các loại máy bay mới của Trung Quốc, tuy nhiên các nhà phân tích không mong đợi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của họ trên thị trường quân sự hàng không toàn cầu.
Máy bay J-15 của TQ, một phiên bản sao chép Su-33 của Nga
Trung Quốc rõ ràng đang nhắm mục tiêu vào thị trường các quốc gia sử dụng các trang thiết bị vũ khí Nga từ thời Chiến tranh Lạnh. Đối với các quốc gia ngoài châu Âu, Nga là nhà cung cấp thay thế của Hoa Kỳ, với ưu điểm là trang bị vũ khí Nga rẻ hơn so với của Hoa Kỳ.
Doug Berenson, một nhà phân tích công nghệ quốc phòng ở công ty Avascent cho biết, các công ty Nga cần phải nhận thức được mối đe dọa đối với thị trường các khách hàng truyền thống.
"Nếu tôi là người Nga, tôi sẽ biết chính xác gió thổi về đâu. Các công ty Trung Quốc sẽ phát triển đến một mức độ suất sắc nhất định, và nếu người Nga nghĩ rằng họ có thể kiểm soát được dòng chảy xuất khẩu của Trung Quốc về trang thiết bị vũ khí thì họ đang tự huyễn hoặc mình," Doug Berenson cho biết.
Tuy nhiên, thị trường trang thiết bị vũ khí của Trung Quốc lại bị giới hạn một phần vì lý do địa chính trị. Một loạt các động thái đoán của Trung Quốc trong việc mở rộng lãnh thổ của mình ở vùng biển phía Nam (Biển Đông) đã làm các quốc gia láng giềng tức giận, trong khi đó một số quốc gia láng giềng ở Biển Đông đã mua các trang thiết bị quân sự của Nga và hiện nay có thể chúng sẽ trở nên lạc hậu đối với các trang thiết bị quân sự cao cấp của Trung Quốc.
Phát biểu tại Hawaii vào tháng 27 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo rằng, Trung Quốc đang tự cô lập ở Thái Bình Dương bởi các hành động của mình, đặc biệt là việc tạo ra 2.000 hòn đảo mới ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố cái gọi là chủ quyền lãnh thổ. Mỹ và các quốc gia đồng minh đã bác bỏ những tuyên bố này của Trung Quốc.
Richard Aboulafia ,một nhà phân tích hàng không của tập đoàn nghiên cứu Teal Group tại Mỹ chỉ ra rằng, yếu tố chính trị đóng một vai trò rất lớn trong bất kỳ quyết định mua sắm các trang thiết bị quân sự nào.
"Hành động của Trung Quốc đã làm cho các nước trong khu vực cần những cách thức ứng phó mới. Họ đang càng ngày càng muốn có sự tham gia càng nhiều của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó," Richard Aboulafia cho biết.
"Một phần nhỏ của đơn hàng trang thiết bị vũ khí cũng là một mối quan hệ về chính trị, và hiện tại thực sự rất ít có quốc gia nào muốn thực hiện điều đó với Trung Quốc, ngay cả các quốc gia châu Á có truyền thống không thân phương Tây cũng vậy," Richard Aboulafia cho biết thêm.
Vasiliy Kashin, một chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow, Nga cũng có quan điểm như trên.
"Một số khách hàng truyền thống của Nga là những đối thủ của Trung Quốc trong khu vực, do đó có thể có sự cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc trên các thị trường này", Vasiliy Kashin lưu ý.
Một ví dụ là Việt Nam, theo thông tin từ Lầu Năm Góc cho biết, Việt Nam hiện mua sắm và trang bị tới 90 phần trăm các thiết bị quốc phòng từ Nga.
Một vài năm trước đây, Việt Nam đã có những dấu hiệu cho thấy họ có thể là một khách hàng đối với các trang thiết bị quân sự của Trung Quốc. Nhưng các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả việc họ đặt giàn khoan dầu ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 đã khiến Việt Nam gia tăng mối quan hệ quân sự-công nghiệp với Mỹ.
Giàn khoan dầu đã dẫn đến việc làm bùng phát lên phong trào chống Trung Quốc và đã có các cuộc bạo động với mục tiêu là các nhà máy có vốn Trung Quốc trên Việt Nam. Hành động đó của Trung Quốc cũng giúp giới lãnh đạo Việt Nam đưa ra một quyết định quan trọng là tiến gần hơn về phía Hoa Kỳ về mặt chính trị, một quan chức Mỹ cho biết.
Máy bay J-10 TQ, một bản sao từ một nguyên mẫu của Israel
Hiện vẫn còn có một số thị trường sẵn sàng đón nhận các trang thiết bị quốc phòng của Trung Quốc. Đó là những thị trường không quan trọng đối với Nga, như một thỏa thuận đã được lên kế hoạch từ Myanmar trong việc mua sắm máy bay chiến đấu FC-1 của Trung Quốc, và việc Trung Quốc và Pakistan cùng hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu JF-17, mặc dù các sản phẩm đó có sử dụng một số trang bị và phát triển dựa trên các sản phẩm của Nga.
Quân đội Myanmar "đã có một đội máy bay MiG-29, và chúng ta có thể mong đợi họ tiếp tục đặt mua các phiên bản mới hơn của MiG-29, nhưng họ đã chọn một loại máy bay của Trung Quốc," Vasiliy Kashin cho biết.
Trung Quốc cũng hy vọng sẽ bán được máy bay chiến đấu JF-17 cho Bulgaria (sân sau của Nga), nhằm để thay thế các máy bay MiG-21 đã già nua.
"Cho đến nay, Trung Quốc đã bắt đầu chiếm lĩnh thành công thị phần của Nga trong các quốc gia sân sau của Nga," Doug Berenson cho biết.
Một rào cản đối với Trung Quốc đó là bản chất vốn có của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của họ. Richard Aboulafia cho biết.
"Một vấn đề thực sự với Trung Quốc là họ cải cách phần lớn các thành phần của nền kinh tế, nhưng ngành hàng không vũ trụ phần lớn vẫn nằm trong tay nhà nước."
Về vấn đề đó, Trung Quốc có điểm giống với Ấn Độ, một khách hàng khác của Nga và có thể Ấn Độ sẽ không bao giờ mua bất kỳ một vũ khí gì của Trung Quốc.
"Nhưng Ấn Độ đã bắt đầu cải cách các hệ thống của ngành công nghiệp quốc phòng của họ, bao gồm cả việc tạo ra những cơ hội để đập tan tai tiếng là chậm chậm của tập đoàn Hindustan Aeronautics Ltd., trong khi đó Trung Quốc vẫn giữ nguyên, và phải mất một thời gian dài để cải cách các quy trình trong các nhà máy của họ", chuyên gia Richard Aboulafia cho biết thêm.
Máy bay J-20 TQ, một bản sao được cho là của F-35 của Mỹ và châu Âu
Chuyên gia Kashin cũng chỉ ra một vấn đề về công nghệ đối với Trung Quốc - họ đang phát triển một loại động cơ cao cấp trong nước. Mặc dù có tiến bộ và quân đội càng phụ thuộc vào các động cơ trong nước, nhưng các động cơ này của Trung Quốc không đủ sức để cạnh tranh trên thị trường mở thế giới.
"Điều đó có nghĩa rằng Nga có thể ngăn chặn khả năng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường của Nga, đặc biệt là những thị trường mà Nga xem là chiến lược và quan trọng. Tuy nhiên, Nga không thể ngăn chặn việc Trung Quốc xuất khẩu ở những nơi khác của thế giới, vì điều đó sẽ làm xấu đi mối quan hệ đôi bên." Chuyên gia Vasiliy Kashin kết luận.
Comments[ 0 ]
Post a Comment