Ngày 17 tháng Sáu, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia của nhà nước Trung quốc thông báo rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Tại đó sẽ xây dựng những trạm hải đăng, hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ đi lại của tàu thuyền, những trạm tìm kiếm cứu nạn trên biển, các bến tàu. Cùng ngày tại Washington, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt quá trình quân sự hóa vùng Biển Đông.
Như vậy, "chiến tranh tâm lý" ở vùng Biển Đông đang leo thang. Trong khi đó, Washington phản ứng chậm với diễn biến sự kiện, và có vẻ như Bắc Kinh không quan tâm đến ý kiến của họ. Chuyên gia Alexander Larin từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông cho rằng, tình hình này là dễ bùng nổ:
“Trung Quốc không ngừng gia tăng sự hiện diện kinh tế và quân sự trong khu vực. Bắc Kinh cho rằng, 90% diện tích của khu vực này thuộc về họ. Mỹ cũng đang tăng cường hoạt động quân sự ở vùng Biển Đông. Để xoa dịu tình huống xung đột, các bên nên đưa ra những thay đổi lớn vào lập trường của họ. Song, cả hai bên chưa sẵn sàng làm như vậy”.
Kết quả là, trong khi vẫn tiếp tục cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã xuất hiện một cuộc xung đột mới: giữa Trung Quốc và Mỹ, mà Nhật Bản đang bị lôi cuốn vào cuôc xung đột đó. Tình hình là rất nguy hiểm. Ngoài các tranh chấp lãnh thổ đã xuất hiện những mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề tự do hàng hải. Chuyên gia Dmitry Mosyakov từ Viện Nghiên cứu phương Đông cũng lưu ý đến điều đó:
“Cần phải phân biệt hai khái niệm: tự do hàng hải của các tàu buôn và sự di chuyển của các tàu chiến. Bây giờ có một mâu thuẫn rất nghiêm trọng về vấn đề này. Washington và Tokyo nói rằng, theo truyền thống lịch sử, ở vùng biển này luôn có tự do hàng hải. Bắc Kinh khẳng định rằng, đó là lãnh hải của họ, vì thế phải được quản lý theo pháp luật của Trung Quốc. Trong tình huống này, bất kỳ hành động khiêu khích có thể dẫn đến vụ đụng độ trên biển và trên không”.
Nhân tiện xin nói luôn, tờ "The New York Times" dẫn ra ý kiến của các chuyên gia quân sự Mỹ, họ không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập khu vực cấm bay ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bắc Kinh đã từng áp dụng biện pháp này trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Tokyo xung quanh quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ở biển Hoa Đông.
Diễn biến sự kiện sẽ phát triển như thế nào? Nếu dù một bên mất tinh thần thì có thể bùng nổ cuộc xung đột quân sự trong khu vực với sự tham gia của mấy nước, mà trong số đó có hai cường quốc hạt nhân. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu tất cả các bên tỉnh táo lại khi chưa quá muộn.
Comments[ 0 ]
Post a Comment