"... Bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì." Binh pháp Tôn Tử Trung Quốc.
Tranh chấp hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới: chiến tranh tâm lý. Những hành động khiêu khích ăn miếng trả miếng (tit-for-tat), bao gồm cả việc triển khai các đội tàu tuần tra biển trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, và Bắc Kinh đã quyết định tuần tra thực thi hàng hải đối với vùng biển mà họ đã in trên hộ chiếu quốc gia của họ.
Trong những tháng gần đây khu vực tranh chấp này đã lại gia tăng thêm những bất ổn mới với tình hình vốn đã không ổn định tại nơi đây.
Tập Cận Bình đi thăm ngư dân Trung Quốc ở đảo Hải Nam
Trong khi cả hai bên đã nhiều lần khẳng định chủ trương của họ là để đạt được một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, bao gồm cả việc thông qua một tuyên bố chung được công bố vào năm 2011, hiện nay có rất ít hoặc không có cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai Chính phủ. Bắc Kinh và Hà Nội bây giờ cũng phải đối mặt với chủ nghĩa dân tộc gia tăng trong đất nước của họ, bao gồm cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhiều tuần liền trên các đường phố cả Việt Nam, còn phía Trung Quốc thì lại phổ biến những lời lẽ chống Việt Nam của công dân Trung Quốc trên cả blog cá nhân và các trang Facebook liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Trên cả đối thoại, Trung Quốc và Việt Nam dường như ngày càng tham gia vào một trò chơi gai góc của cuộc chiến tranh tâm lý, với mục đích rõ ràng là nhằm để làm suy yếu khả năng của bên kia để tiến hành thực hiện các hoạt động chiến đấu tiềm năng trong khu vực tranh chấp. Trong khi phản ứng của Việt Nam đã xuất hiện và chuyển sang các động thái tấn công nhiều hơn phòng thủ, còn hành động của Trung Quốc lại nhằm mục đích rõ ràng hơn là ngăn chặn và làm mất tinh thần nhuệ khí quân đội Việt Nam khi họ chỉ có lực lượng hải quân nhỏ và trang bị tương đối kém.
Một khi lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm của Trung Quốc được áp đặt trên khu vực phía bắc của Biển Đông được dỡ bỏ hồi tháng Tám, hơn 14.000 tàu thuyền đánh cá đăng ký tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và 9.000 tàu với hơn 35.000 ngư dân từ đảo Hải Nam gần đó ùa tới khu vực tranh chấp gây sự áp đảo đối với Việt Nam. Phía cơ quan Việt Nam đã khẳng định rằng, phía sau cái mác ngư dân Trung Quốc kia là một số lượng lớn tàu thuyền không phỉa là ngư dân.
Nhóm Brussels chuyên phân tích nguy cơ Khủng hoảng Quốc tế cho biết trong một báo cáo mang tên "Khuấy lên Biển Đông II: Những phản ứng của khu vực" với số lượng lớn các tàu thuyền đánh cá " tràn ngập khu vực tranh chấp, từ đó cũng cung cấp một cái cớ để gia tăng tuần tra dân sự ở Biển Đông và kích thích chủ nghĩa dân tộc".
Vào cuối tháng, Việt Nam đã phản ứng bằng cách thiết lập một cơ quan ngư nghiệp mới để tuần tra vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Theo Nghị định này cho phép lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các tổ chức đánh đánh bắt cá trong nước và các tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.
Các nhóm tuần tra cũng sẽ cùng tham gia vào nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn phòng chống thiên tai và kiểm soát... Trước đó Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Trung Quốcđã phản đối mạnh mẽ với lập luận luật mới của Việt Nam vi phạm chủ quyền lãnh thổ và các quyền hàng hải của Trung Quốc.
Trong những phản ứng ăn miếng trả miếng rõ ràng nhất, các quan chức Trung Quốc đã công bố kế hoạch vào đầu tháng ba sẽ thiết lập một cở sở hành chính trên đảo đá Vành Khăn (Mischief Reef), một rạn san hô lớn trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã chiếm của Philippines năm 1995. Vào 07 tháng 3, Hà Nội đã tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, khiến Trung Quốc lần đầu tiên để triển khai một đội giám sát biển trang bị máy bay trực thăng thực hiện tuần tra và thực hiện nhiệm vụ quan sát gần quần đảo tranh chấp.
Hình ảnh cho thấy rõ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy (ảnh Tiền phong)
Vào ngày 10 tháng 3, ba tàu giám sát biển của Trung Quốc (CMS) đã xuất phát từ cảng mới được thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Hải Nam với sự phô trương mạnh mẽ. Ba ngày sau đó, cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa xã cho biết hai tàu cá Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi vùng lãnh hải của Trung Quốc bởi một trong những tàu CMS. Báo cáo cho biết "các tàu Việt Nam bị nghi ngờ đánh bắt cá trái phép trong vùng lãnh hải của Trung Quốc".
Hà Nội không ban hành một tuyên bố chính thức để đáp ứng với vụ việc, nhưng trong khi đó Việt Nam thực hiện kỷ niệm một trận chiến năm 1988 trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, trận đó Trung Quốc đã sát hại 64 chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam. Các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trước đó bị kiểm soát nhưng đã thông báo rộng rãi thông tin về cuộc chiến vào ngày kỷ niệm, và tiếp tục khẳng định rằng hòn đảo Gac Ma trong quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp - một khái niệm mà nhiêu người biểu tình đã dương cao trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào tháng trước tại Hà Nội.
Ngày sau đó, vào ngày 25 tháng 3, Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ khi một tàu tuần tra Trung Quốc bắn pháo sáng vào tàu đánh cá Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Quan chức Việt Nam đã yêu cầu Bắc Kinh điều tra làm rõ hành động và yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại của ngư dân Việt Nam, Hà Nội xem đây là một hành động "sai trái và vô nhân đạo". Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát ngôn viên Hồng Lỗi trả lời rằng hành động là "hợp pháp và cần thiết" bởi vì nó xảy ra trong nơi mà Bắc Kinh xem như là lãnh thổ của Trung Quốc.
Về mặt quân sự, Trung Quốc có thể đủ khả năng để có một đường lối cứng rắn như vậy. Theo thống kê chính thức, ngân sách quân sự của Trung Quốc là 91,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam chỉ 2,6 tỷ USD trong năm 2011,Trung Quốc gấp 40 lần so với Việt Nam. Bắc Kinh cũng chiếm ưu thế trên mặt trận kinh tế, với thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng lên đến 16,4 tỷ USD trong năm 2012 và 9 tỷ USD vào năm 2007.
Một số nhà phân tích cho rằng giai đoạn tiếp theo của chiến dịch chiến tranh tâm lý rằng Trung Quốc có thể sẽ áp đặt các lệnh cấm thương mại đối với Việt Nam, tương tự như Trung Quốc đã ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản trong năm 2010 và lệnh cấm nhập khẩu chuối từ Philippines năm 2012. Cả Nhật Bản và Philippines cũng đang có những rắc rối trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Chiến thuật là như vậy, tuy nhiên, nguy cơ Trung Quốc sẽ tự hủy hoại hơn hai thập kỷ ngoại giao nhằm xây dựng lòng tin và liên kết kinh tế với khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam đã và đang ngày càng sử dụng luật pháp quốc tế và "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để bảo vệ và củng cố vị thế của mình. Trong khi Trung Quốc tái khẳng định cam kết của mình trong tuyên bố hồi đầu tháng này tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc 19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã thâu tóm hậu trường để ngăn chặn các nước ASEAN thống nhất quan điểm về các tranh chấp.
Thái độ lấp lửng của Bắc Kinh, bao gồm việc có bao nhiêu hòn đảo nằm trong đường lưỡi bò chín gạch kéo dài trên biển Đông mà họ tuyên bố chủ quyền, đã góp phần vào cuộc chiến tranh tâm lý với Việt Nam. "Những cường quốc lớn có lợi thế trong việc giữ tính mơ hồ về chiến lược," Huang Jing, giám đốc Trung tâm châu Á và Toàn cầu hoá tại Đại học Quốc gia Singapore nói. Ông nhận xét rằng Trung Quốc đã học phương pháp chiến lược mơ hồ mà Hoa Kỳ thường xuyên sử dụng trong quan hệ đối ngoại.
Tình hình càng thêm phức tạp qua việc Trung Quốc chuyển giao quyền lãnh đạo từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình. Theo học giả Jing, dưới quyền của Tập, biển Đông không thể đơn giản được xem như là một vấn đề quốc tế mà còn là vấn đề đối nội. "Quan điểm quần chúng có ảnh hưởng đến các quyết định chính sách. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc không có lựa chọn nào khác - họ phải đóng vai cứng rắn trong vấn đề biển Đông." ông Jing nói.
Roberto Tofani - Asia Times Online
Bỏ chữ này đánh đuổi lực lượng Việt Nam"
ReplyDeletemà sửa là "trận đó Trung Quốc sát hại 64 quân nhân Việt Nam và chiếm bằng vũ lực"
Dạ vâng.
ReplyDeleteTừ đất liền đến biển đảo, Trung Quốc luôn dùng chính sách " gặm nhấm" lần từng tấc đất của láng giềng. Trung Quốc là nước lớn, là 1 trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an liên hợp quốc, nhưng những hành động và việc làm của Trung Quốc vô cùng gian manh, xảo quyệt và bẩn thiểu. Các nước thành viên khối Asean cần nhận thấy rõ mưu đồ của Trung Quốc trong chiêu bài " chia để trị". Những nước như Campuchia cần thấy rõ hơn sự thâm hiểm của Trung Quốc, đừng vì Trung Quốc dùng tiền để đầu tư, hỗ trợ mà ham và nghe theo Trung Quốc. Trong lịch sử chưa nước láng giềng nào thân với Trung Quốc như Việt Nam và Myanma, thế nhưng Việt Nam đã quá rõ bản chất thâm hiểm, dã tâm và xảo quyệt của Trung Quốc từ lâu nên Việt Nam không thể là "bạn" của Trung Quốc được, Myanma cũng đã nhận thấy được điều đó nên cũng đã xa lánh Trung Quốc. Cam pu chia đã từng là nước được Trung Quốc làm quan thầy nuôi dưỡng bọn diệt chủng tàn sát bao nhiêu triệu dân vô tội ở Cam pu chia và Việt Nam, thế nhưng tại sao Campuchia không nhận thấy được điều đó?. Đừng vì cái lợi trước mắt mà quên cái họa lớn sau này. Trung Quốc sẽ và mãi mãi không bao giờ là bạn tốt của bất cứ quốc gia nào cả, bởi vì bản chất thâm căn cố đế của Trung Quốc là BÀNH TRƯỚNG_ BÁ QUYỀN, tư tưởng của những người Trung Quốc đã như vậy thì sẽ không bao giờ thiết lập được một tình bạn vô tư, trong sáng được! Làm bạn với Trung Quốc tức là dâng hiến lãnh thổ quốc gia cho Trung Quốc hoặc là biếu không nguồn tài nguyên của Tổ quốc mình cho Trung Quốc mà thôi, hoặc chí ít cũng là nơi để cho dân Trung Quốc định cư. Những nhà lãnh đạo của các nước thành viên khối Asean muốn cho quốc gia mình mạnh lên, muốn cho giá trị và sức mạnh của khối Asean mạnh lên không còn cách nào khác hơn là phải thật sự đoàn kết, thống nhất trong lời nói và hành động chung của khối. Nếu 1 thành viên nào trong khối còn nghe và dựa dẫm vào Trung Quốc tức là tự hủy hoại sự tự lực của dân tộc, quốc gia mình, tự làm suy yếu sức mạnh của khối Asean mà thôi.Sống bên cạnh một láng giềng cậy mạnh, ỷ đông, chuyên bắt nạt, chèn ép các nước nhỏ như Trung Quốc, thì tốt nhất nên đoàn kết, liên minh trong khối để loại trừ và đủ điều kiện chống trả tên " bạn láng giềng to con, xấu tính".Biển Đông chỉ có thể là biển của Asean và là con đường hàng hải thông thương của các quốc gia trên thế giới như từ lâu nay, nó không thể và không bao giờ là " ao nhà" của Trung Quốc. Hoàng Sa- Trường Sa là 2 quần đảo của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử . Trung Quốc chỉ là thằng lưu manh, ỷ mạnh, cậy đông chuyên đi ăn cướp không hề có bằng chứng nào cả. Do vậy mà Trung Quốc không bao giờ dám đưa sự việc ra xét xử trên bình diện Quốc tế cả.Trung Quốc chỉ nói được lời nói của mình trong " lu đựng mắm thối", những lời lẽ nói với cộng đồng quốc tế thì Trung Quốc chỉ dùng lời lẽ mị dân, lừa bịp thiên hạ. Trung Quốc mạnh nhưng gian manh, Trung Quốc là mầm hiểm họa cho toàn thế giới. Tất cả các nước Asean, các cường quốc trên thế giới hãy vì công bằng, lẽ phải, hãy vì Luật pháp chuẩn mực của Quốc tế hãy cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ các quốc gia bị Trung Quốc chèn ép có đủ điều kiện chống trả và vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của nhà cầm quyền Trung Quốc phát xít thế kỷ 21. Hãy tận diệt Trung Quốc để trừ mầm họa Đại Hán trong tương lai.
ReplyDeleteBai phan tich hay ko biet tu khi nao minh cung co thai do cam thu trung quoc nhu ban. boi tinh nham hiem va xao quyet y the nuoc lon an hiep nuoc nho chung ta nhung nguoi dan dat viet nguyen vi mot viet nam hoa binh va phat trien.
ReplyDeletetoi thua nhan ngoai giao la tuyet doi quat sach chien luoc.nhung se khong con co hoi lam chu neu khong co chien luoc phu dau ho trung tai hoang sa, sau khi trung quoc ban vien dan lon dau tien tai truong sa. se lam phan tan luc luong va su hon loan khong bao gio ngo toi cua trung quoc.du it hon, nhung biet danh, danh don quyet tu thi no moi so... chien thuat la vay, ke xam luoc khong tinh duoc va bac ngo dan toc ta se lay lai luon hoang sa cua to quoc viet nam...quan xam luoc phai de cho no biec may chuc trieu dan viet nam .deu cam vu khi duoc va trong 1/3 do da la le van tam cua viet nam trong moi tinh the chien tranh.
ReplyDeletetoi thua nhan ngoai giao la tuyet doi quat sach chien luoc.nhung se khong con co hoi lam chu neu khong co chien luoc phu dau ho trung tai hoang sa, sau khi trung quoc ban vien dan lon dau tien tai truong sa. se lam phan tan luc luong va su hon loan khong bao gio ngo toi cua trung quoc.du it hon, nhung biet danh, danh don quyet tu thi no moi so... chien thuat la vay, ke xam luoc khong tinh duoc va bac ngo dan toc ta se lay lai luon hoang sa cua to quoc viet nam...quan xam luoc phai de cho no biec may chuc trieu dan viet nam .deu cam vu khi duoc va trong 1/3 do da la le van tam cua viet nam trong moi tinh the chien tranh.
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeletetrungquoc y dong hiep yeu chung co j hay
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete