Toàn cảnh lễ hạ tàu DN 2000, số hiệu CSB 8001. Ảnh: Đức Sơn
Công nghiệp đóng tầu của Việt nam đang có những bước tiến đáng khích lệ, đặc biệt là trong ngành công nghiệp quốc phòng – hải quân và cảnh sát biển. Bài viết phản ánh góc nhìn của chuyên gia nước ngoài với sự phát triển của công nghệ đóng tầu Việt Nam.
Những sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tầu Việt nam càng ngày càng phức tạp và hiện đại hơn- phát triển mạnh các sản phẩm có tính công nghệ cao như tầu quân sự và các tầu hộ tống và tầu phụ trợ, những sản phẩm công nghệ hiện đại này được xuất xưởng từ những xưởng, nhà máy đóng tầu của Quân chủng Hải quân Việt nam và Lực lượng phòng thủ bờ biển. Bắt đầu từ những tầu tuần tiễu đơn giản, được đóng theo những thiết kế của tập đoàn Damen, đồng thời cũng đóng theo những thiết kế của Liên bang Nga – Ucraina, các nhà máy đóng tầu quân sự quốc gia đang đóng những thiết kế ngày càng hiện đại với trình độ công nghệ cao hơn. Rất tiếc là thử nghiệm đầu tiên về công nghệ đóng tầu: thiết kế BPS – 500 vào cuối những năm 1990-x đang bị dừng lại.
Thiết kế BPS – 500 là sản phẩm của Viện thiết kế tầu Phương Bắc, có chiều dài 63,2 m, lượng giãn nước 609 tấn, sử dụng động cơ diesen MTU, cho tốc độ ban đầu là 32,5 knots, tầu được trang bị 8 ống phóng tên lửa X-35 Uran. Lúc đầu, dự án có mục tiêu đóng 8 tầu, nhưng chỉ một chiếc tầu HQ-381 được đóng. Theo các nguồn thông tin không đầy đủ, vỏ và thân tầu đã được đóng tại xưởng đóng tầu Ba Son Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thiết kế thân tầu được coi là không thành công.
Rút kinh nghiệm từ lựa chọn thiết kế sai lầm đã nêu, các nhà đóng tầu Việt Nam bắt đầu đóng các tầu tuần tiễu theo thiết kế mới TT400TP, ở đây 400 là lượng giãn nước. Tầu tuần tiễu trên thực tế là giống hệt mẫu tầu tuần biển Lani của Ucraina – có thể nói chính xác rằng đây chính là thiết kế Lani, được đóng thực tế tại Việt Nam có sự nhất trí của Ukrinmash. Đợt xuất xưởng 3 chiếc tầu do Công ty đóng tầu Hồng hà - Hong Ha Shipbuilding Company (xưởng № 173) gần với thành phố Hải Phòng. Tầu thứ nhất, HQ 272, được bắt đầu vào tháng 3 năm 2009, và hoàn thành vào tháng 8 năm 2011, chuyển giao cho Hải quân vào cuối tháng 9 năm 2011 sau khi đã thử nghiệm hành trình và vũ khí trên boong tầu. HQ 272 được đưa vào biên chế vào đầu năm 2012, Tầu HQ 273 bắt đầu quá trình thủ nghiệm hải hành 5 tháng trước đây và vượt kế hoạch đề ra (dự kiến là vào tháng 4 năm 2012). Trên đà hiện đang có 3 chiếc TT400TP được chính nhà máy đóng theo thiết kế tầu tuần biển dành cho lực lượng phòng thủ bờ biển.
TT400TP có chiều dài 54,16 m, rộng 9,16 m, mức ngấn nước là 3,4 m và lượng giãn nước 400 tấn. Hệ thống truyền động 3 trục van sử dụng động cơ diesen MTU cho tốc độ cực đại là 32 knots. Dự trữ hải trình 2500 hải lý với tốc độ tiết kiệm 14 knots, dự trữ hải hành là 30 ngày. Tầu được trang bị một pháo hạm 76mm AK – 176 ở phía trước, một súng tự động 6 nòng 30mm được đặt phía đuôi tầu. Hệ thống radar bảo gồm hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123-02 Bagira, radar phát hiện mục tiêu trên không và radar hoa tiêu dẫn đường.
Tầu tuần biển vùng nước ven bờ DN 2000 Damen
Trong các lớp tầu quân sự đang được đóng – có seria tầu tuần biển DN2000 - độ dài thân tầu là 90 mm, được phát triển bởi tập đoàn đóng tầu Damen Hà Lan, hai phương án dành cho Cảnh sát biển Việt Nam. Tập đoàn đóng tầu Damen có những lợi thế ở Việt Nam, đã đầu tư mạnh mẽ vào Nhà máy đóng tầu Sông Thu Mới (Song Thu Moi Shipyard) ở Đà Nẵng.
Tầu CSB Việt Nam
Mặc dù hợp đồng được ký ban đầu là đóng mới hai chiếc tầu, Damen đã nhận được đơn đặt hàng đóng tiếp hai tầu nâng cấp và cải tiến hơn so với hai chiếc ban đầu vào tháng 1 năm 2012. Một trong những chiếc tầu mới đó được đóng tại xưởng đóng tầu hải quân № 189 tại Hải Phòng, các tầu còn lại sẽ được đóng đồng thời ở nhà máy đóng tầu Sông Thu Mới (Song Thu Moi Shipyard) tại Đà Nẵng đồng thời cũng được đóng ở nhà máy đóng tầu № 189, đảm bảo cho cảnh sát biển Việt Nam có một đội tầu đủ lớn. Rõ ràng sự tăng cường các tầu có tải trọng lớn sẽ tăng cường sức mạnh của lực lượng CSB Việt Nam, đồng thời cũng đáp ứng được tình hình căng thẳng trên biển Đông.
Trên đà đóng tầu của nhà máy 189
Các tầu DN 2000 vùng nước ven bờ trước hết được sử dụng để bảo vệ các khu vuwcjnguw trường trên biển Việt Nam, triển khai các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các lực lượng đánh cá trên biển. Quá trình thử nghiệm đã được triển khai và Sáng 23-10, Cục Cảnh sát biển Việt Nam và đại diện nhà máy Z189-Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và hãng đóng tàu DAMEN (Hà Lan) tổ chức lễ ấn nút hạ thủy và bàn giao tàu DN 2000 (dựa trên nguyên mẫu OPV - 9014) mang số hiệu CSB 8001.
Tầu DN 2000 theo nguyên mẫu 2400-tấn – lượng giãn nước dự án 9014 được phát triển bởi hãng Damen, có chiều dài 90m chiều rộng 14 m và ngấn nước là 4 m. Hệ thống động lực bao gồm 4 động cơ diesen Caterpillar C3516C, nối với hai chân vịt song song cho tốc độ cực đại là 21 knots. Tầu đồng thời cũng có bộ phận lái ở phía đằng mũi. Tầu được trang bị hai xuồng cứu hộ bán cứng đông cơ motor, hệ thống cứu hỏa trên biển và sân bay cho máy bay lên thẳng có tải trọng đến 14 tấn (trực thăng tuần biển Ka-27/28). Có thời gian hoạt động không hạn chế, DN2000 có hải trình dự trữ 5000 hải lýTầu được trang bị vũ khí trên ngăn khoang đựng nước (pháo hạm) đồng thời được trang bị súng máy phòng không. Kíp thủy thủ đoàn có 40 người và có thể biên chế thêm đến 30 người thuộc đội cứu hộ, cứu nạn trên biển, trên tầu có các buồng dự phòng cho phép tăng sức chứa thêm 50 người nữa.
Thông số tầu offshore patrol vessel OPV - 9014 nguyên mẫu thiết kế:
Chiều dài thân tầu. 90 m
Tốc độ hải trình: 20-22 knots
Dự trữ hải trình 24 ngày đêm
Thủy thủ đoàn 58 thủy thủ đoàn
Công suất động lực nguồn: 6.500 - 9.000 kW
Lượng giãn nước 2400 tấn
Theo các nguồn tin từ Nga, hiên nay ở Việt Nam đang triển khai đóng 6 chiếc tầu phóng tên lửa dự án 12418 "Molnhia" tại nhà máy đóng tầu Ba Son tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các bộ phận được sản xuất từ nhà máy đóng tầu "Vympel" thuộc Rubinsk của nước Nga. Với sự hợp tác tư vấn giám sát của Trung tâm thiết kế tầu biển “Almaz”. Nhưng những thông tin hiện nay về chương trình phát triển tầu biển quân sự không được công bố chính thức. Hải quân Việt Nam hiện đang có trong biên chế 2 chiếc Molnhia được đóng từ nhà máy đóng tầu ở Ruwbinsk và 4 chiếc Molnhia thế hệ cũ hơn 1241RE.
Tầu hộ vệ lớp Sigma
Nhưng một trong những chương trình có tiềm năng lớn nhất và cũng phức tạp do tính chất tiên tiến và hiện đại của nó là chương trình đóng 4 tầu hộ vệ model Sigma, được phát triển bới Damen. Các đại diện của cơ quan chức năng đã thông báo về kết quả hội đàm với Damen về chương trình đóng 4 chiếc tầu loại này.
Damen đồng thời cũng chuyển giao cho Việt Nam một loạt các tầu phụ trợ. Ngày 24 tháng 10 năm 2011 Nhà máy đóng tầu Sông Thu đã giao tầu thủy văn học đa năng cho khách hàng HMS 6613 mang tên Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Đồng thời chiếc tầu thứ 2 với sự thay đổi các cấu trúc trên boong, sẽ được giao cho lực lượng Hải quân Việt Nam vào năm 2014. Các tầu đã nêu được sử dụng để nghiên cứu, chụp ảnh đáy biển.
Tầu hộ vệ lớp Sigma theo chương trình có chiều dài 66,35 m, chiều rộng 13,20 m, mức ngấn nước là 4m và lượng giãn nước là 1550 т. Tầu sử dụng hệ thống động lực diesen – điện Caterpillar 3412C TA, hai chân vịt và có hệ thống điều khiển lái phụ trợ ở mũi tầu. Dự trữ hải trình là 5000 hải lý với tốc độ 10 knots. Tầu sử dụng hệ thống thủy siêu âm hành tinh Atlas Hydrographic.
Ngoài ra, Nhà máy đóng tầu Sông Thu (Song Thu Shipyard) ở Đà Nẵng đã đóng 3 chiếc tầu kéo lai dắt lớn cho lực lượng phòng thủ bờ biển. Hai chiếc đầu tiên theo thiết kế DST 4612, CSB 9001 và CSB 9002 có chiều dài 45,7 м. Chiếc thứ 3, CSB 9003, được đưa lên đà vào tháng 7 năm 2011là chiếc lai dắt lớn hơn - 1400-tấn giãn nước với chiều dài 52 m. Những chiếc tầu này được sử dụng cho các hoạt động cứu hộ, hoạt động dưới độ sâu của thợ lặn và chống tràn dầu.
Ngoài những chiếc chiến hạm và tầu theo thiết kế Sigma của Damen, công nghiệp đóng tầu Việt Nam cũng đóng nhiều tầu phụ trợ theo thiết kế của các kỹ sư trong nước. Đó là các tầu hậu cần kỹ thuật và các tầu chở lính thủy đánh bộ phục vụ cho đổ bộ đường biển. Cách đây không lâu nhà máy № 189 đã chuyển cho Hải quân tầu vận tải HQ 571 Trường Sa (dự án K122 —có thể theo thiết kế Damen). Nhà máy № 189 đã đóng tầu quân y K123. Tăng cường cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển, Việt Nam cũng tăng cường thêm số lượng các tầu chiến đấu. Cách đây không lâu Hải quân Việt Nam đã nhận từ Liên bang Xô viết hai tầu hộ vệ tên lửa 11661 “Gepard 3.9” được đóng tại Zelenodolsk vào năm 2011 và hai tầu tuần tiễu dự án 10412 loại “ Svetliak”— HQ 264 và HQ 265 vào tháng 1 năm 2012.
Tầu vận tải Trường Sa
Việt Nam đã đặt hàng 2 tầu Gepard có nâng cấp cải tiến đáp ứng yêu cầu tác chiến, đồng thời cũng đặt hàng đóng thêm 2 chiếc Svetliak ở Vladivostok. Một trong những đơn đặt hàng vô cùng quan trọng là 6 chiếc tầu ngầm dự án 636 Lớp Kilo, hiện đang được đóng tại xưởng đóng tầu thuộc tập đoàn Admiralty. Chiếc tầu đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2014 theo kế hoạch.
Tầu hộ tống tên lửa
Damen Shipyards Group — là tập đoàn công ty đóng tầu của Hà Lan, có 17 nhà máy đóng tầu trên lãnh thổ Hà Lan và 18 xưởng đóng tầu trên thế giới, trong đó có Brazin, Rumani, Việt Nam, Cuba, Doanh thu của công ty vào năm 2011 là 1,4 tỷ Euro, trong các xưởng đóng tầu của công ty có 6000 cán bộ kỹ thuật và công nhân, riêng ở Hà Lan là 2500 người. marketing, phát triển và đóng tầu theo dự án Sigma trong giải pháp đóng các tầu hộ tống loại nhỏ và các tầu tuần tiễu là một hướng đi trọng tâm của công ty Damen trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng trên hải dương và là sản phẩm chủ yếu của công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding — một công ty thành viên của tập đoàn Damen Shipyards Group.
Trong giai đoạn này, tập đoàn Damen Shipyards Group tham gia hợp tác đóng tầu với 4 nhà máy đóng tầu Việt Nam : Damen Vinashin Shipyard, Song Cam Shipyard, Song Thu Shipyard, nhà máy № 189. Ba nhà máy đầu tiên là của Công nghiệp đóng tầu Việt Nam, nhà máy № 189 là của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một khách hàng của dự án Sigma phương án tầu hộ tống là Vương quốc Ma-rốc, hợp đồng được ký vào tháng 10 năm 2008, lisence cho xuất khẩu và hệ thống trang thiết bị thân tầu đã đạt được với tốc độ kỷ lục về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Hà Lan vào năm 2009. Hai chiếc tầu đầu tiên được giao hàng vào năm 2011 – 2012.
Phương án tầu hộ vệ, tuần tiễu khách hàng là lực lượng Hải quân Indonexia, đã có 4 tầu hộ vệ được đóng vào năm 2007 – 2010. Ngày 16 tháng 8 năm 2010, Indonexia và Damen đã ký Hợp đồng đóng 3 tầu Sigma bằng công nghiệp đóng tầu Indonexia, đây là lần thứ hai Indonexia cố gắng thử nghiệm đóng tầu Sigma bàng công nghiệp trong nước.
Biên dịch; Trịnh Thái Bằng. tech.edu
quocphonganninh.edu.vn
4 con sigma kìa, hô hô
ReplyDeleteNếu hợp đồng này có thật thì vui biết mấy.
ReplyDeleteảnh thứ 2 là tàu gì vậy ?chưa có số hiệu gì,nhìn đẹp mà giống tàu tàng hình
ReplyDeleteĐó là chiếc BPS – 500, số hiệu HQ-381, dự án đã bị ngừng.
ReplyDeleteRồi đây Trung quốc (china) sẽ hối hận khi từ bỏ người anh Việt Nam
ReplyDelete