Mục tiêu chung của Ấn Độ và Nga
Thursday, November 7, 2013
Trong các chiến lược ưu tiên của Ấn Độ, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tượng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong các chuyến thăm song phương lớn trong năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thực hiện chuyến thăm đến Nga, nhưng chuyến thăm vẫn chưa được đánh giá đúng tầm. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ an ninh toàn cầu và khu vực, yếu tố Nga không bỏ qua.
Nga và trật tự thế giới
Cuộc khủng hoảng Syria đã có một bước ngoặt. Hầu hết các nhà quan sát đều ngạc nhiên về khả năng lèo lái chính sách của Nga tại Syria. Nhiều ý kiến cho rằng Moscow rồi cuối cùng cũng sẽ phải khoanh tay nhìn phương Tây đánh Syria. Tuy nhiên, với kỹ năng ngoại giao linh hoạt và việc tập trung tàu chiến đến phía đông Địa Trung Hải, Nga đã kiểm soát được cuộc khủng hoảng.Vào tháng Chín, Hải quân Nga tuyên bố triển khai quân tại Địa Trung Hải điều này "có thể có tác động nghiêm trọng đến tình hình quân sự hiện tại" xung quanh Syria. Để chắc chắn rằng, chính quyền Obama không đi theo khuynh hướng tham gia vào một cuộc chơi leo thang và có thể đã lây lan qua vào các đồng minh trong khu vực và làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực. Biện pháp ngoại giao đã trở thành iện pháp hợp lý và người Nga đã thuyết phục Syria thừa nhận sự giám sát quốc tế đối với kho vũ khí hóa học để đổi lấy an ninh và chủ quyền.
Ở một mức độ lớn hơn, đây là sự phục hồi của một trật tự toàn cầu theo quy định của chuẩn mực Westphalia với Hiến chương Liên Hợp Quốc, không chỉ làm điểm tựa cho quan hệ quốc tế mà còn làm cho sự kiện địa chính trị này quan trọng hơn. Ngày 21 tháng Mười trong một tuyên bố chung Ấn Độ - Nga hai bên đã tái khẳng định những nguyên tắc này.
Chống chủ nghĩa cực đoan
Điểm chung khác nữa giữa Moscow và Delhi được thể hiện trong tuyên bố chung của họ là một điểm chung nữa trong việc chống chủ nghĩa cực đoan. Cả hai nước tiếp tục đối đầu với các hiệu ứng lan tỏa của hệ tư tưởng cấp tiến đang được duy trì bên ngoài biên giới Ấn Độ và Nga.
Như phát biểu mới đây của Tổng thống Vladimir Putin,"Một số lực lượng chính trị Hồi giáo đang sử dụng lực lượng của họ… để làm suy yếu chính quyền chúng tôi và gây ra xung đột trên đất Nga chúng có thể được dật dây từ nước ngoài."
Triển vọng của một thất bại tương tự như Afghanistan cho thấy lịch sử đang lặp lại. Trong những năm 1990, Ấn Độ và Nga cùng với Iran đã hợp tác chặt chẽ trong việc củng cố Liên minh phương Bắc như một bức tường thành chống lại lực lượng Taliban do Pakistan tài trợ. Sau năm 2001, Ấn Độ điều chỉnh chính sách Afghanistan của mình bằng cách hỗ trợ một cách rõ ràng sự can thiệp của phương Tây với hy vọng rằng điều này sẽ tạo sự chuyển đổi các vấn đề địa chính trị khu vực Nam Á…
Nga đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện ở biên giới Afghanistan. Nga đã quyết định tăng gấp đôi việc triển khai lực lượng không quân ở Kyrgyzstan lên đến 20 máy bay Sukhoi ngay cả khi Mỹ đóng cửa các căn cứ tiếp vận của họ ở Trung Á gần Manas, Kyrgyzstan. Tajikistan, nơi đóng quân của 7.000 lính Nga, Nga đã quyết định mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga cho đến năm 2042.
Trái với thông lệ, đó là Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), một liên minh quân sự dưới sự lãnh đạo của Nga bao gồm các quốc gia hậu Xô Viết, không giống như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) chỉ nằm trong khuôn khổ họp tác an ninh chính đối với Trung Á. Đối với Ấn Độ để có khả năng có sự hiện diện cũng như những sự đảm bảo từ Afghanistan, Ấn Độ phải có sự thỏa hiệp song phương với Nga và nói rộng ra, một thỏa thuận với CSTO.
Những khó khăn chính cho sự ổn định của SCO trong việc mở rộng với Afghanistan là nhận thức về các mối đe dọa của Nga và Ấn Độ không trùng hợp với nhận thức của Trung Quốc về vấn đề khôi phục lại chức năng của Taliban ở Afghanistan. Có thể hiểu rằng, Trung Quốc có thể điều khiển Taliban và Quân đội Pakistan trong một phạm vi ảnh hưởng ở miền Nam Afghanistan để đảm bảo về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc và đầu tư kinh tế của Bắc Kinh ở Afghanistan.
Nga chiến lược trọng tâm phía Đông
Dmitry Trenin, một nhà phân tích Nga, gần đây đã quan sát thấy rằng chính sách đối ngoại của Nga có khả năng tiếp tục có"một sự thay đổi địa chính trị đối với lục địa Âu- Á và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" và "tiếp tục tạo khoảng cách từ Mỹ và châu Âu". Một học giả khác, Igor Okunev, lập luận rằng Nga đang "bắt tay vào một chính sách thực dụng và quyết tâm cao với chính sách này" và "di chuyển ra khỏi định hướng châu Âu".
Việc phát triển thế giới quan của Nga có thể làm cho họ phải đi theo một liên kết yếu thế với Trung Quốc?
Trong số 14 nước láng giềng của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ là là hai nước quan trọng nhất trong lục địa châu Á. Trong lịch sử, Liên Xô đã quyêt định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong giữa những năm 1980, và Ấn Độ làm theo trong năm 1988. Đến năm 2008, Nga và Trung Quốc đã giải quyết tất cả các tranh chấp lãnh thổ của họ.Trong giai đoạn hiện đại, chính sách về Trung Quốc của Nga và Ấn Độ tương tự như nhau. Ở mức độ toàn cầu, cả hai nước đều có lợi ích trong việc cộng tác với Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc hoặc trong BRICS. Đối với Nga, Trung Quốc là một đối tác hữu ích để ngăn cản mọi xung đột đơn phương của phương Tây. Trong khu vực, và tại những vùng ngoại vi của Nga và Ấn Độ, các yếu tố Trung Quốc trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh thường tạo bối nên cảnh để tương tác.
Mặc dù cả Nga và Ấn Độ muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh lạnh trong khu vực chống lại Trung Quốc, vì không ai có thể sống yên ổn vui vẻ với một Trung Quốc ảnh hưởng lan khắm châu Á. Như Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga đã nhận xét năm ngoái, "Điều quan trọng là để ngăn chặn ... từ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sự cạnh tranh sẽ vượt quá giới hạn tự nhiên và kích thích lẫn nhau đi theo con đường tiêu cực trong cạnh tranh hoặc thậm chí là đối đầu "
Về chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Nga, ông Sergey Lavrov gần đây đã nói rằng "nhằm vào một sự cân bằng và ổn định về quyền lực". Hành vi của Nga nhấn mạnh điều này rõ ràng nhất.
Vào tháng Tư năm nay, Nga và Nhật Bản đã bắt đầu một sự thúc đẩy mới để giải quyết tranh chấp lãnh thổ từ hơn 70 năm trước của họ trong vấn đề quần đảo Kurile và bình thường hóa quan hệ. Một nhà ngoại giao Nhật Bản gần đây nhận xét: "Yếu tố quan trọng nhất để phá vỡ bế tắc trong tranh chấp lãnh thổ là tình hình quốc tế ... và cơ hội để giải quyết tranh chấp vẫn còn đó." Đối với Nhật Bản, tất cả à từ Trung Quốc.
Đối với Nga, một phần là việc tìm lại ảnh hưởng Thái Bình Dương, phát triển mối quan hệ năng lượng mới và phát triển vùng Viễn Đông của Nga. Nga đã công nhận rằng khai thác lĩnh vực hàng hải ở khu vực Đông Á sẽ cần phải lựa chọn một phương thức vận chuyển mới như vận chuyển khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) hoặc các đường ống dẫn khác tiểu biển hơn là việc tập trung vào phương thức vận chuyển truyền thống như đã làm với lục địa châu Âu và Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới , chiếm 50% cung ứng toàn cầu. Nhật Bản nhập khẩu tới 96% lượng khí đốt trong khi đó Nga chỉ chiếm 8%. Khí đốt của Nga sẽ cung cấp một cách trực tuyến an toàn và ngắn hơn nhiều so với dòng cung cấp hiện tại mà Nhật Bản dang phụ thuộc.
Cả hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Nga và Nhật Bản đang bắt đầu một vòng đàm phán đầu tiên trong cuộc đối thoại tháng này. Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm bốn lần trong năm nay, gần đây nhất là tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Indonesia.
Trên bán đảo Triều Tiên dấu hiệu của Nga là khá rõ ràng. Cả Nga và Trung Quốc đang cạnh tranh trong việc tận dụng vị trí địa chính trị của họ để cung cấp dòng lưu thông Á-Âu mới đến khu vực Đông Á, trong đó phương thức truyền thống là dựa trên các tuyến đường hàng hải châu Âu. Vào tháng Chín, Nga đã mở một tuyến đường sắt liên kết với 54 km đến cảng Rajin của Bắc Triều Tiên, đây như một dự án thí điểm có khả năng kết nối bán đảo Triều Tiên với toàn bộ mạng lưới đường sắt xuyên Siberia.
Mối quan hệ của Moscow với Hàn Quốc đã phát triển rộng lớn hơn, với thương mại chạm mức 25 tỷ USD năm 2012. Nga đã hỗ trợ Hàn Quốc trong việc phát triển chương trình không gian của mình từ năm 2004 và trong tháng Tám năm nay đã đưa một vệ tinh của Hàn Quốc vào quỹ đạo. Trong công nghiệp R & D, các công ty Hàn Quốc như Samsung và LG tạo sự đổi mới và xây dựng các trung tâm phát triển phần mềm ở Nga cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới của họ. Trong lĩnh vực ô tô, Hàn Quốc là nền kinh tế Đông Á duy nhất đã mở một cơ sở sản xuất ô tô hoàn chỉnh tại Nga với mức độ nội địa hóa cao.
Ở Đông Nam Á , Nga đang theo đuổi một chính sách rõ ràng về việc hỗ trợ Việt Nam và giúp Indonesia hiện đại hóa quân sự. Nga hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Việt Nam sau Nhật Bản và Singapore. Nga cũng đang giúp Việt Nam sửa chữa vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu cũ nơi có một căn cứ hải quân quan trọng của Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Quan trọng hơn nữa đó là các khả năng mà Nga đang cung cấp cho Việt Nam - tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay chiến đấu trang bị tên lửa diệt hạm - tất cả cho thấy một nỗ lực nhằm tăng cường lợi ích của Việt Nam trong vùng biển Đông. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ có sáu tàu ngầm diesel Lớp Kilo, những chiếc tàu này hiện đại hơn nhiều so với những chiếc Nga đã cung cấp cho Trung Quốc.
Nga đang giúp Việt Nam tăng thêm không gian thương lượng và cho phép Việt Nam tham gia vào tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc tự tin hơn.
Ấn Độ có thể học được những gì từ Nga
Quá nhiều các vấn đề về an ninh ở Ấn Độ bị chi phối bởi yếu tố Trung Quốc. Thách thức chính trước khi Ấn Độ tạo dựng một vai trò cho chính mình trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không chỉ đơn giản là những phản ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Chính sách tinh vi của Nga là một mô hình để Ấn Độ theo đuổi - một vai trò độc lập và tích cực trong khu vực trong khi vẫn giữ được một nền tảng địa chính trị ổn định và cân bằng.
Zorawar Daulet Singh một nghiên cứu sinh Ấn Độ tại trường Đại học King College London. - Atimes
Tags:
Thế giới
ad có tài liệu gì về địa chính trị, địa chiến lược của Ấn độ ko???
ReplyDeleteRất tiếc mình không có.
Delete