Theo Chuẩn Đô đốc, Về kinh nghiệm tác chiến, Bộ binh mình có thừa, không quân mình đã có một ít, còn hải quân tác chiến trên biển bao gồm tàu trên mặt nước, tàu ngầm thì bây giờ mình với chỉ có bước đầu do vậy kinh nghiệm còn rất thiếu muốn khắc phục ta phải học tập và tích lũy dần dần.
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, sáng ngày 7/11/2013 lễ bàn giao tàu ngầm lớp Kilo Project 636 (định danh HQ-182 Hà Nội) được diễn ra tại tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố Saint-Peterburg (Nga).
Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên được bàn giao cho Việt Nam nằm trong hợp đồng Nga-Việt về chế tạo và cung cấp 6 tàu ngầm phi hạt nhân thuộc đề án 636 dành cho Hải quân Việt Nam trị giá gần 2 tỷ USD được ký kết năm 2009.
Theo phân tích của chuyên gia quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada), loại tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể hiện đại hơn loại đã bán cho Trung Quốc : Kính viễn vọng tốt hơn, vỏ tàu bằng chất liệu không phản xạ tốt hơn, khiến cho việc bị phát hiện khó khăn hơn…
Sự kiện bàn giao tàu ngầm Kilo của phía Nga cho Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Đặc biệt trong tình hình phức tạp tại Biển Đông hiện nay.
Liên quan đến sự kiện đặc biệt này phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Chuẩn Đô đốc Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Tàu Kilo sẽ tăng cường sức mạnh cho Hải quân Việt Nam
Ngày 7/11 tới đây Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội trong tổng số 6 chiếc theo hợp đồng đã ký vào năm 2009. Sự kiện này đang là tâm điểm chú ý của các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế. Theo ông sự kiện này có ý nghĩa gì đối với Quân đội Việt Nam nói chung và Hải quân Việt Nam nói riêng?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Qua theo dõi thông tin trên báo chí tôi được biết ngày 7/11/2013 phía Nga bàn giao cho Việt Nam một trong sáu chiếc tàu ngầm Kilo Project 63. Đây là loại tầu ngầm điện Diesel tức là động cơ vừa chạy bằng dầu Diesel và vừa chạy bằng điện nhưng lại là loại tàu ngầm hiện đại của Nga hiện nay và của quốc tế.
Chuẩn Đô đốc Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Trong lễ bàn giao thông thường sẽ có nghi lễ kéo cờ Việt Nam lên đỉnh cột tàu (chính là cột chính giữa tàu –PV) khi đó Nga sẽ chỉ là nước mà tàu ngầm Việt Nam đang đậu tạm vì thế cờ của Nga về phía sau đuôi tàu. Từ ngày 7/11 trở đi thì kíp tàu của hải quân nhân dân Việt Nam sẽ làm chủ tầu ngầm Kilo Project 636 nhưng vẫn trên đất của Nga.
Đối với hải quân nói riêng và quân đội nói chung là đây sự kiện có ý nghĩa lớn. Trong 4.000 năm nay lịch sử của ta thì đến nay chúng ta mới có lực lượng tàu ngầm đầu tiên. Đây là niềm vinh dự cho hải quân nói riêng, quân đội và nhân dân ta nói chung.
Lực lượng vận hành tàu ngầm thực ra là một binh chủng của quân chủng hải quân, binh chủ tàu ngầm có sức tấn công, công phá lớn sẽ tham gia vào việc bảo vệ đất nước. Với riêng hải quân việc có thêm binh chủng tàu ngầm có ý nghĩa rất lớn tăng thêm sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ chủ quyền biển đảo.
Sự kiện này đặc biệt có ý nghĩa khi hiện nay chủ quyền biển đảo của ta đang bị cố tình đưa vào tranh chấp, bị đe dọa tranh chấp. Do vậy ta có thêm một lực lượng để tự vệ, bảo vệ trên biển đồng thời cũng răn đe với kẻ thù muốn xâm phạm biên giới lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Nói tóm lại đây là sự kiện theo tôi rất đáng mừng
Thưa Chuẩn Đô đốc với tàu ngầm thì có chiến thuật, cách đánh nào khác với tàu trên mặt nước như thế nào?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Binh chủng tàu ngầm có chiến thuật và cách đánh riêng, thông thường chiến thuật sử dụng tàu ngầm trong chiến đầu có 3 cách: Thứ nhất là đánh phục kích (tương tự cách đánh du kích trên bờ); Thứ hai là đánh cơ động tập kích; Thứ ba là cho được tự do đi săn.
Nói như vậy có thể thấy binh chủng tàu ngầm rất linh hoạt trong chiến đấu và đặc biệt nó có ưu thế là nằm trong lòng nước sâu. Khi nằm trong lòng nước sẽ nắm thế chủ động có thể quan sát được tàu trên mặt nước dễ dàng nhưng tàu mặt nước rất khó để phát hiện tàu ngầm.
Do nằm dưới mặt nước nên tàu ngầm nghe được tiếng động từ rất xa của các các phương tiện di chuyển trên mặt nước ngược lại để tàu mặt nước rò được tàu ngầm không đơn giản. Kể cả sử dụng phương tiện như máy bay chiến đầu, trực thăng nhưng việc rò tìm tàu ngầm không dễ đây là ưu thế riêng của tàu ngầm trong tác chiến.
Cán cân sức mạnh hải quân tại Biển Đông thay đổi
Cũng liên quan đến sự kiện này Việt Nam nhận bàn giao tàu ngầm Kilo theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc thì khi Việt Nam nhận tàu ngầm hiện đại lớp Kilo từ Nga, cán cân sức mạnh hải quân tại biển Đông sẽ thay đổi. Ông có nhận định gì về đánh giá này?
Học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga, Ảnh TTVNOL
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Việc GS Carl Thayer đưa ra nhận định như vậy theo tôi rất có cơ sở, vì nếu sau khi chúng ta có đủ 6 chiếc thì đó là một sức mạnh lớn. Khi đủ 6 chiếc chúng ta có thể cùng lúc sử dụng 3 chiếc tàu ngầm để tham ra tuần tra kiểm soát trên biển. Trên diện tích 3.5 triệu km2 ở biển Đông, khi cần 3 tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ có thể phong tỏa tuyến đường hàng hải và phong tỏa hoạt động của tàu chiến gây nên khó khăn cho đối phương. Khiến đối phương phải bố trí một lực lượng lớn để đi tìm, tiêu diệt nó trong lúc đó mình lại có lực lượng và thời gian để tấn công lại bằng việc phối hợp với tàu ngầm.Ví dụ bằng tàu mặt nước, tên lửa bờ biển, máy bay chiến đầu cùng với tàu ngầm khi đó sức mạnh tấn công và phòng thủ của ta tăng hẳn lên.Trong khi đó nếu so sánh lực lượng tàu ngầm của 10 nước Đông Nam Á nếu như chúng ta nhận đủ 6 tàu ngầm thì lực lượng tàu ngầm của Việt Nam là trội hơn. Còn với những nước khác muốn can thiệp vào biển đông phải suy tính, phải sử dụng lực lượng lớn để đối phó lại chứ không phải chuyện đơn giản. Việc Việt Nam nhận bàn giao tàu Kilo đầu tiên khiến phương tiện truyền thông của Trung Quốc rất quan tâm, họ theo dõi sát sao các thông tin liên quan, một số tờ báo của nước này thậm chí còn chụp mũ, tự cho rằng, "Việt Nam tập trung xây dựng "chiến trường" phía nam Biển Đông, đặc biệt là hướng "cổng vào" eo biển Malacca ở phía nam Biển Đông, xây dựng một "vùng mai phục tàu ngầm"; rồi "Việt Nam chi tiền khủng (3-3,2 tỷ USD) mua các loại vũ khí trang bị mới phần lớn là để có được một "con bài" chơi cờ với Trung Quốc trên Biển Đông". Ông có ý kiến gì về bình luận này của tờ Thời báo Hoàn Cầu" đăng ngày 30 tháng 10/2013?Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Nếu truyền thông Trung Quốc nói như vậy thì trước hết phải khẳng định đó là một sự khiêu khích, thứ hai họ nói theo kiểu tư duy của nước lớn. Họ muốn mọi cái do họ quyết định. Bây giờ hãy hỏi rằng họ (Trung Quốc – PV) có tới 8 tàu ngầm nguyên tử, hơn 60 tàu ngầm Diesel điện như Việt Nam. Vậy thì nếu nói lực lượng thì ai nhiều hơn ai? Ai đe dọa ai?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên “Tàu ngầm Hà Nội” của Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm Nga tháng 5/2013 (Ảnh VGP/Nhật Bắc)Còn vấn đề Việt Nam mua tàu ngầm để bảo vệ biên giới lãnh thổ Việt Nam, bảo vệ nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam chứ không đe dọa bất kỳ một nước nào. Với tàu đi lại giao thương trên Biển Đông Chính phủ Việt Nam đã cam đoan bảo đảm tự do và an toàn hàng hải. Mà đã tự do hàng hải có nghĩa là nếu tàu các nước không gây hấn với Việt Nam, không vi phạm quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo luật pháp quốc tế thì Việt Nam không gây khó khăn với tàu các nước. Theo tôi một số người viết vấn đề như vậy trên tờ Hoàn Cầu là mang tư duy khiêu khích, tư duy nước lớn nhìn nhận một nước nhỏ hơn cái đó đáng phê phán.Cần quyết tâm chính trị rất lớnĐể xây dựng một lực lượng tàu ngầm hoàn thiện không phải là một việc đơn giản, cần phải sở hữu được tàu ngầm “luôn có năng lực hành động”, thủy thủ có kỹ năng thành thục, xây dựng được học thuyết/ lý luận tác chiến điều này không phải dễ dàng thưa Chuẩn Đô đốc?Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Tất nhiên khi có tàu ngầm đòi hỏi chúng ta phải có lực lượng kíp tàu vận hành sử dụng tàu ngầm điêu luyện, điều này không hề đơn giản cần phải có một đội ngũ cán bộ chiến sĩ có sức khỏe tốt, có trình độ kỹ thuật, mưu trí dũng cảm. Để có được các kíp tàu vận hàng 6 tầu ngầm cần phải có quá trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu. Hơn nữa không phải chỉ đào tạo một lần mà phải đào tạo nhiều kíp tàu để có đội ngũ kế cận.Cũng giống như binh chủng hải quân khác, các kíp tàu ngầm phải liên tục thay đổi, với tàu trên mặt nước có thể là một năm rưỡi một kíp, tàu ngầm có thể lâu hơn nhưng cũng phải thay đổi. Vì vậy chúng ta cần tuyển chọn, giáo dục cho lớp trẻ có một hăng hái, một ý chí tham gia binh chủng này, đây như một niềm vinh dự cũng như trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Có ý kiến cho rằng để có thể lực lượng tàu ngầm, cần xây dựng hệ thống tác chiến hoàn thiện, toàn diện. Điều này không chỉ lệ thuộc vào quyết tâm của các nhà lãnh đạo mà còn là thử thách quan trọng đối với thực lực kinh tế tổng thể của Việt Nam, Chuẩn Đô đốc nhận định như thế nào về ý kiến này?Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Bên cạnh con người với tàu ngầm không phải chúng ta cứ mua về rồi dùng mãi mà hàng năm phải bảo trì, sửa chữa rồi phải duy tu mà tiền đó hàng năm cũng không phải ít. Ví dụ ta mua tàu này là 300 triệu USD thì hàng năm cũng phải chi phí từ 2 đến 3 triệu USD để vận hàng nó.Trước hết tôi nghĩ rằng đây là một quyết định đúng, dũng cảm, dũng khí của lãnh đạo Đảng, nhà nước khi bỏ một số tiền lớn để mua cùng lúc 6 tàu ngầm. Còn quân đội chỉ việc thực hiện. Nói như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp việc ta thắng được các kẻ thù “vì quân đội có nhuệ khí còn toàn dân có dũng khí”. Tức là nhiệm vụ bây giờ là làm sao chúng ta phát huy dũng khí của dân tộc lên còn ai đã vào quân đội thì phát huy nhệ khí đó lên.Mà hiểu cho đúng cái nhuệ khí, dũng khí như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói thì lớn lắm, nó không đơn thuần chỉ có dũng cảm và quyết tâm mà nó còn có thông minh sáng tạo rồi có một quan điểm rất chung và rất bao quát và phải có một tầm nhìn. Tôi cũng mong các cơ quan báo chí truyền thông khi đề cập vấn đề này làm sao khơi dạy lòng dũng cảm, hăng hái của tầng lớp bạn trẻ đi vào học tập và tham gia lực lượng quân đội, tham gia lực lượng như binh chủng tàu ngầm.Theo ông, Hải quân Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về huấn luyện và tác chiến tàu ngầm chưa? Đâu là những khó khăn mà Hải quân Việt Nam sẽ phải đối diện?Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Nói về kinh nghiệm tác chiến trên biển của hải quân Việt Nam thì có thể nói mình đang rất thiếu, hầu như không có chỉ là học tập các nước bạn. Bộ binh mình có thừa, không quân mình đã có một ít, còn hải quân tác chiến trên biển bao gồm tàu trên mặt nước, tàu ngầm thì bây giờ mình với chỉ có bước đầu do vậy kinh nghiệm còn rất thiếu muốn khắc phục ta phải học tập và tích lũy dần dần. Tuy nhiên với đặc tính của người Việt Nam rất cần cù, sáng tạo và thông minh do vậy chúng ta học được ở bạn một phần nhưng về Việt Nam lại có sáng tạo lên vì vậy sẽ có cách đánh phù hợp. Tôi tin sau này khi chiến đấu với kẻ thù chúng ta sẽ tìm ra cách đánh phù hợp để bảo vệ tổ quốc.Còn khó khăn thì bao giờ cũng có hết, bao giờ khó khăn cũng tồn tại. Trong điều kiện phát triển hiện nay hải quân Việt Nam cũng có những khó khăn. Khó khăn trong điều kiện hiện nay nhiều phương tiện kỹ thuật, vũ khí, khí tài mới mà mình chưa hiểu hết, chưa sử dụng thành thạo. Rồi ngay cả tư duy của mình để theo kịp đà chung cũng có những khó khăn. Bên cạnh khó khăn của thời đại người lính hải quân với đặc thù nơi biển đảo điều kiện sinh hoạt không được như trong đất liền. Nhưng chính trong khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ người lính hải quân luôn biết vượt lên để huấn luyện sẵn sàng chiến đầu. Đã có rất nhiều nhũng tấm gương người lính hải quân dũng cảm trong chiến đầu, xuất sắc trong huấn luyện.Sắp tới để làm chủ và vận hành tốt tàu ngâm có những đặc thù riêng, khó khăn riêng phải có cách khắc phục riêng. Từ đó phải có cách huấn luyện đặc thù riêng . Tuy khó khăn như vậy nhưng với mỗi người lính hải quân như chúng tôi là được gánh vác một nhiệm vụ bảo vệ đất nước bảo vệ nhân dân tuy gian khổ nhưng rất đáng tự hào.Nếu bây giờ được quay lại thời trẻ Chuẩn Đô đốc có tiếp tục gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam hay không? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Tất nhiên rồi, được trở thành người lính hải quân nhân dân Việt Nam là tự hào quá chứ. Nếu trở về thời trai trẻ tôi sẽ là lính tàu ngầm ...(cười - PV)Xin cảm ơn Chuẩn Đô đốc!
Chuẩn Đô đốc, Nhà giáo nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thiếu tướng Lê Kế Lâm sinh năm 1935, quê ở Ngư Hải, Nghi Lộc, Nghệ An.
Năm 1954, ông gia nhập Hải quân Nhân dân Việt Nam và được cử đi học hải quân tại Trường Chỉ huy Hải quân I (Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) ở Hải Nam (Trung Quốc) từ năm 1957 đến năm 1962, sau đó ông tiếp tục học ở Học viện Hải quân A.A. Grechco (Leningrad, nay là Học viện Hải quân N.G. Kuznetsov) từ 1973 đến 1977, Học viện Quân sự Cấp cao Bộ Tham mưu Liên Xô mang tên Nguyên soái Voroshilov từ 1980 đến 1982, học tiến sỹ tại Học viện Lục quân Đà Lạt.
Trong những năm 1960, ông làm việc ở bộ phận cải tiến vũ khí, trang bị của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ông từng làm công tác giảng dạy tại Trường Sĩ quan Hải quân (Việt Nam), Học viện Hải quân (Việt Nam).
Ông từng được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng Hạm đội 171 (Hải quân Nhân dân Việt Nam), Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 61 (Hải quân Nhân dân Việt Nam), Phó Tham mưu trưởng kiêm Trưởng phòng tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Hiện nay tuy nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia công tác xã hội và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Báo Giáo Dục Việt Nam
Comments[ 0 ]
Post a Comment