Trung Quốc có nên coi biển Đông là lợi ích cỗt lõi?
Monday, June 10, 2013
Có vẻ khá rõ ràng là các quan chức Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận chính thức mối liên hệ giữa vấn đề Biển Đông với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng tranh chấp đã thúc đẩy các chuyên gia Trung Quốc chứng minh chủ quyền đất nước ở Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Các tranh luận ở Trung Quốc cũng đã đề cập nhiều vấn đề quan trọng giúp Trung Quốc hình thành nên cách tiếp cận của nước này đối với tranh chấp Biển Đông trong tương lai.
Nhiều người tham gia vào các cuộc tranh luận này đã đề cập những vấn đề sau: Liệu Trung Quốc có nên coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi hay không; liệu Trung Quốc có nên linhhoạt hơn trong việc cho phép các tổ chức đa phương can dự hay không; liệu Trung Quốc có nên năng động hơn trong việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông hay không; liệu Trung Quốc có nên cân nhắc giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp hay không; và cách thức Trung Quốc có thể đối phó với Mỹ trong tranh chấp Biển Đông như thế nào.
Lợi ích cốt lõi?
Kể từ mùa hè năm 2010, các chuyên gia phân tích Trung Quốc đã tranh luận sôi nổi là liệu Trung Quốc có nên coi Biển Đông là một lợi ích cốt lõi hay không.[1]Trong khi nhiều học giả tán thành khái niệm lợi ích cốt lõi, nhiều học giả có tiếng khác của Trung Quốc lại cảnh báo không nên nói về Biển Đông như là một lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh ngay sau khi khái niệm được đưa lên truyền thông Mỹ và Nhật Bản năm 2010. Ví dụ, Han Xudong, một chuyên gia an ninh cấp cao của Đại học Quốc phòng (NDU), đã không ủng hộ ý kiến đưa Biển Đông vào nhóm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Ông Han chỉ ra các giới hạn về khả năng quân sự của Trung Quốc, cho rằng việc công bố rộng rãi danh sách lợi ích cốt lõi của Trung Quốc là quá sớm và phản tác dụng.[2]
Da Wei, một nhà nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), đề nghị Trung Quốcnên duy trì một “định nghĩa hẹp” về lợi ích cốt lõi. Ông chỉ ra rằng“ khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhiều quốc gia chấp nhận các thoả hiệp như là trao đổi lãnh thổ (đang tranh chấp) hay là công nhận nguyên trạng.” Ông lập luận rằng “các cường quốc lớn thường có thể “bỏ qua”một số vùng tranh chấp. Điều này không có nghĩa là những nước đó đã chối bỏ những lợi ích cốt lõi của đất nước họ’.”[3]
Giáo sư Đại học Bắc KinhZhu Feng tin rằng quan điểm của Trung Quốc về lợi ích cốt lõi đối với Biển Đông đã bị diễn dịch sai bởi giới truyền thông ở Nhật Bản và Mỹ. Ông nhận định rằng giới lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao chưa bao giờ đưa ra những nhận định như vậy. Ông Zhu lưu ý rằng việc thế giới tin Trung Quốc coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi đã bị hiểu nhầm. Ông cho rằng các quan chức Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” theo ý giảiquyết tranh chấp Biển Đông thông qua phương thức hoà bình liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.[4]
Các chuyên gia ở Viện nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương tại CASS cũng lưu ý rằng luận điểm “lợi ích cốt lõi” đã bị tin một cách mù quáng và tuyên truyền rộng rãi. Họ cho rằng những nhận định này không có nguồn lẫn bằng chứng chính thức.[5]Xue Li, một chuyên gia về chiến lược quốc tế của Trung Quốc tại CASS, cũng cho rằng lợi ích của Trung Quốc đối với Biển Đông không phải là lợi ích cốt lõi, nhưng là “lợi ích quốc gia quan trọng” của Trung Quốc. Xue còn cho rằng lợi ích ở Biển Đông không phải là lợi ích chung chung, cũng không phải lợi ích thứ yếu, nhưng chúng cũng không tác động đến sự sống còn của quốc gia.[6]
Có vẻ khá rõ ràng là các quan chức Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận chính thức mối liên hệ giữa vấn đề Biển Đông với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.[7]Khi được hỏi là liệu các quan chức Trung Quốc có sử dụng khái niệm “lợiích cốt lõi” trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 3 năm 2011 hay không, Cựu quan chức Mỹ James Steinberg đã nói rằng “Kết thúc chuyến thăm tôi đã không khẳng định rằng họ giờ đã coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi”.[8]
Bên cạnh đó, một vài chuyên gia Trung Quốc than vãn rằng sự hiểu nhầm của giới truyền thông trong việc xếp những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ở Biển Đông ngang hàng với vấn đềĐài Loan và Tây Tạng đã làm gia tăng sự quan ngại của Mỹ và các nước trong khu vực. Họ tin rằng việc Mỹ coi Biển Đông là “lợi ích quốc gia” là sự phản hồi trực tiếp đối với phát ngôn của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi”.[9]
Bất chấp thực tế là các học giả hàng đầu của Trung Quốc bác bỏ ý kiến cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, các căng thẳng trong những năm gần đây vẫn làm gia tăng thêm chủ nghĩa dân tộc ở nước này. Cóvẻ như đại đa cố công luận Trung Quốc ủng hộ cho ý tưởng lợi ích cốt lõi.
Một cuộc khảo sát trên website chính thức của Nhân dân Nhật báo vào tháng 1 năm 2011 chỉ ra rằng 97 phần trăm trong số gần 4.300 người phản hồi đồng ý rằng Biển Đôngnên là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.[10]Sách trắng mới được phát hành công khai về sự phát triển hoà bình của Trung Quốc xác định rằng những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bao gồm sáu mục sau: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự thống nhất đất nước, sự ổn định hệ thống chính trị được tạo dựng bởi Hiến pháp, và sự phát triển bền vững trật tự kinh tế- xã hội.[11]
Vào tháng 9 năm 2010, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu đã được yêu cầu xác nhận tính xác thực của các báo cáo về ý định của Trung Quốc trong việc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Bà đã đưa ra một câu trả lời mang tính nước đôi:
Tất cả các quốc gia đều có những lợi ích cốt lõi. Nhữngvấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,và những lợi ích phát triển cơ bản đều hết sức quan trongđối với mỗi quốc gia. Trung Quốc tin rằng vấn đề Biển Đông chỉliên quan đến các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và lợi ích kinh tếgiữa những quốc gia liên quan. Nó vừa không phải là vấn đề giữa TrungQuốc và ASEAN, cũng không phải là một vấn đề quốc tế hay khu vực. Do đó,tranh chấp phải được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hữu nghị giữacác quốc gia liên quan và thông qua các biện pháp hoà bình. [12]
Nhận định của bà Jiang cho thấy rằng trong khi Biển Đông là một mối quan tâm lớn của Trung Quốc, nó không có giá trị cốt lõi lõi ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Đólà bởi vì có hai vấn đề phân biệt vấn đề Biển Đông với vấn đề Đài Loanvà Tây Tạng. Thứ nhất, Trung Quốc công khai thừa nhận là Biển Đông đang bị tranh chấp. Thứ hai, Trung Quốc dường như sẵn sàng giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán với các bên tranh chấp khác.
Tác giả: Lý Minh Giang (Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore); Biên dịch: Hồ Hải Yến - Lê Hồng Hiệp. Nguồn: nghiencuuquocte.net
(Còn nữa)
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment