Việc người ta tin rằng những động thái sau phiên tòa, có thể sẽ giúp TQ lặng lẽ “biến đại sự thành tiểu sự”, “không sinh sự ắt sự không sinh” là có cơ sở.
TQ tiến hành bồi đắp trái phép 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, mở rộng tiền đồn lãnh thổ TQ tới trung tâm Biển Đông.
LTS: Tại cuộc Hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982” do trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại TP.HCM, có nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt có trên 20 học giả và chuyên gia quốc tế về luật biển, luật quốc tế. quan hệ quốc tế nổi tiếng tham gia…
Tuần Việt Nam sẽ chọn lọc và lần lượt giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Hội thảo này
Các học giả và giới nghiên cứu đã cùng nhìn lại một cách bình tĩnh câu chuyện Biển Đông suốt thời gian qua. Họ đồng thuận rằng, những hành động ngạo ngược của TQ chính là “hạt mầm” cho kết quả là phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016.
TS. Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế đã phác thảo bức tranh “từ không đến có” của TQ trên biển Đông.
Từ một quốc gia lục địa mà đảo Hải Nam là “thiên nhai giác hải” (chân trời góc bể”, từ năm 1907, TQ từng bước thò tay qua Biển Đông. Ban đầu họ lợi dụng “khoảng trống quyền lực” trong địa chính trị khu vực và nhảy xổ vào. Không ngừng nghỉ họ liên tục nghĩ ra nhiều chiêu trò cả kín đáo và công khai cưỡng chiếm chủ quyền biển của các nước láng giềng.
Năm 2009 – 2013 đánh dấu thời điểm TQ đẩy mạnh tranh chấp Biển Đông. Ngày 8/3/2009, TQ lần đầu tiên ngăn chặn tàu thăm dò đại dương của hải quân Mỹ hoạt động trên vùng biển này, gọi là “sự cố Impeccable”. Và ngày 7/5/2009 lần đầu tiên TQ công bố về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).
Sau đó đã liên tục diễn ra các hành động ngang ngược khác ở Biển Đông, táo tợn và thách thức hơn. TQ tiến hành bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, mở rộng tiền đồn lãnh thổ TQ tới trung tâm Biển Đông; từng bước quân sự hóa các thực thể tại Hoàng Sa, thay đổi đáng kể nguyên trạng khu vực này.
Trong tham luận tựa đề “ Thái độ quay lưng của TQ đối với phán quyết về Biển Đông”, GS – TS. Yamagata Hideo đến từ Đại học Nagoya của Nhật Bản đã phát hiện chi tiết khá thú vị. Ông cho biết, “ ngay sau khi phán quyết được đưa ra, hôm 13/7, TQ đã tung ra sách trắng với nội dung: “ TQ giữ vững lập trường về giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán giữa TQ và Philipine”. Trong tài liệu này, TQ khẳng định, dựa trên các đảo Nam Hải, TQ có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Và điều thú vị được GS Yamagata Hideo phát hiện là, trong tài liệu này, hoàn toàn “ không có gì đề cập đến đường chin đoạn. Có vẻ như TQ đã từ bỏ những lập luận dựa trên đường 9 đoạn mà từ đây TQ đưa ra những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ và hàng hải và hầu hết Biển Đông…”
Nhiều ý kiến tham gia hội thảo cùng chung khuyến cáo, TQ đã cố tình thay đổi nghiêm trọng nguyên trạng Biển Đông. Không chỉ nới rộng kiểm soát vùng biển mà còn nới rộng lãnh thổ về trung tâm Biển Đông. Tệ hại hơn, TQ sẽ tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo, tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (AZIZ) như một bước phiêu lưu và khiêu khích cộng đồng quốc tế.
GS. Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Đại học chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore hơn một lần nhắc tới bi kịch mà đất nước Trung Hoa hiện đại đang rơi vào, đó là việc họ đang tự tròng lên đầu chiếc “vòng kim cô chín đoạn” , thậm chí họ còn tự đeo vào cái gọi là “gông cùm địa chính trị trên cổ” và điều đó làm họ khổ, điều đó chi phối các hành động của họ. Và TQ hiểu rằng họ buộc phải sớm thoát ra.
Xem ra việc người ta tin rằng những động thái sau phiên tòa, có thể sẽ giúp TQ lặng lẽ “biến đại sự thành tiểu sự”, “không sinh sự ắt sự không sinh” là cũng có cơ sở.
Duy Chiến-Tuan VietNamNet
Comments[ 0 ]
Post a Comment