Viện Vật liệu Hàng không Nga (VIAM) và Quỹ nghiên cứu cao cấp (FPI) đã bắt tay vào việc nghiên cứu và chế tạo động cơ tua bin khí mini đầu tiên của nước Nga dành cho các máy bay không người lái với công nghệ in 3D . Trong năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu phải trang bị động cơ cho hai mẫu máy bay không người lái mục tiêu "Tribute-M" và máy bay do thám không người lái "Zenica".
Các loại vật liệu đẻ chế tạo động cơ được Viện Vật liệu Hàng không Nga, sử dụng công nghệ mới luyện kim bột và lase, công nghệ tổng hợp lớp với hợp kim nhôm chịu nhiệt do Viện tạo ra. Thông qua việc sử dụng các hợp kim cùng phụ gia để in 3D các bộ phận của động cơ, điều này giúp chế tạo ra các bộ phận với một thông số duy nhất. Như việc in thành của buồn đốt trong động cơ với độ dày 0.3mm, thông số này chỉ đạt được khi sử dụng công nghệ in 3D, Giám đốc điều hành của VIAM, Viện sĩ Yevgeny Kablov cho biết với Izvestiya.
Viện sĩ Yevgeny Kablov lưu ý rằng thành công đầu tiên của công nghệ tổng hợp lớp của Viện đã được thực hiện trong năm 2015. Đó là một số bộ phận của động cơ PD-14 trang bị cho loại máy bay chở khách tầm trung MS-21 của Nga.
Động cơ mini này tương tự như "ảnh lớn" của nó vậy, nó được tích hợp một hệ thống điều khiển kỹ thuật số tự động. Động cơ có thể tự động điều khiển việc duy trì cung cấp nhiên liệu. Hiện nguyên mẫu đầu của động cơ có trọng lượng 900g nhưng tạo được lực đẩy lên đến 75 kg, nó có thể được trang bị cho các UAV chiến thuật.
Cộng nghệ tổng hợp lớp là nền tảng của một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Khi kết thức quá trình thí nghiệm, chúng tôi sẽ phát triển công nghệ này ở nước Nga theo chiều hướng mở rộng với nhiều loại vật liệu, những thứ mà chỉ có ở nước Nga, không có sản phẩm tương tự trong công nghệ in 3D trên thế giới, Giám đốc FPI Alexander Panfilov cho biết với Izvestiya.
Việc chế tạo thành cộng động cơ tua bin khí mini không chỉ giới hạn áp dụng cho các máy bay do thám, nó còn sử dụng cho các loại tên lửa phòng không siêu thanh, tên lửa không gian, chống tăng, diệt tàu chiến v.v, ông Alexei Leonkova một cựu chuyên gia của Viện Nghiên cứu Trung ương 30 thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Comments[ 0 ]
Post a Comment