Ngày 16-7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Lào ở thủ đô Vientiane, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lào, ông Bounnem Chuonghom đã công bố quan điểm của Lào về vấn đề Biển Đông.
“Lào theo dõi sát sao tình hình Biển Đông bởi đây là khu vực quan trọng và nhạy cảm. Lào hài lòng ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc tổ chức thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bao gồm cả việc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. Lào kêu gọi các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và thảo luận nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình”. Đây là lần đầu tiên Lào bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông kể từ khi PCA ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trước đó, với tư cách Chủ tịch luân phiên ASEAN 2016, Lào cho biết, dự thảo tuyên bố chung của ASEAN về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã không được thông qua do không đạt được đồng thuận. Có tin nói rằng, Trung Quốc đã gây áp lực đối với Lào và Campuchia, ngăn không cho ASEAN ra tuyên bố chung sau phán quyết của PCA.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và người đồng cấp Ấn Độ Manohar ParrikarNgày 16-7, khi bình luận trên tờ Nikkei Asian Review, Nghị sĩ Quốc hội Malaysia Chin Tong Liew và Giáo sư Wing Thye Woo (Đại học California) cho rằng, cả ASEAN và Trung Quốc đều phải kiềm chế và nên bắt đầu đàm phán trong sự tin cậy lẫn nhau để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Hai ông cho rằng, phán quyết của PCA là một cảnh báo không thể nhầm lẫn về sự hung hăng chiến lược tại khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc tuy vẫn khăng khăng tuyên bố không thừa nhận phán quyết của PCA, nhưng điều đó không có nghĩa Bắc Kinh không bị xáo trộn bởi việc này. Và các nước ASEAN đã lựa chọn trở thành “người chơi độc lập”, không phải những “con tốt” trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ. Hãng Kyodo News nhận định, ASEAN đang gặp khó khi tìm tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Và điều này xuất phát từ lo ngại của một số thành viên ASEAN - có thể ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc, quốc gia đang viện trợ tài chính lớn cho họ.Ngày 15-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hoan nghênh Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẵn sàng khởi động đàm phán với Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó (14-7), ông Rodrigo Duterte cho biết, sẽ cử cựu Tổng thống Fidel Ramos tới Trung Quốc để bắt đầu các cuộc đàm phán song phương.
Theo nhận định của ông Paul Reichler, luật sư chính của Philippines (luật sư quốc tế nổi tiếng người Mỹ) trong vụ kiện “đường lưỡi bò”, phán quyết chống lại Trung Quốc đã làm sụp đổ mọi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. “Nếu bác bỏ, Trung Quốc sẽ tự đưa mình ra ngoài vòng pháp luật, bất chấp việc phán quyết này không mang tính ràng buộc”, luật sư Paul Reichler nhấn mạnh. Ngày 13-7, tờ The Wall Street Journal đưa tin, Trung Quốc đang nhăm nhe đòi chủ quyền đối với các đảo, bãi đá và rạn san hô thay vì chủ quyền vùng biển quanh các thực thể này. Đây là một chủ trương mới nhằm củng cố vị thế của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Philippines và các nước hữu quan. Và đó là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và ông Lưu Chấn Dân còn khẳng định, 5 thẩm phán của PCA không thích hợp để ra phán quyết hôm 12-7. Có một chi tiết đáng quan tâm, chỉ vài giờ sau khi PCA đưa ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò”, trang web của PCA đã bị đánh sập.
Trung Quốc vừa gây sốc khi đưa Ấn Độ vào danh sách các nước ủng hộ yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Việc này diễn ra chỉ 2 ngày sau phán quyết của PCA. “Không có lý do nào để Ấn Độ phản đối quyết định của PCA và bất kỳ động thái phản đối nào của Trung Quốc cũng chỉ là để đánh lạc hướng dư luận”, ông Michael Kugelman, chuyên viên cao cấp về Nam Á và Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson ở Washington (Mỹ) khẳng định. Ngày 14-7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và đây là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tới Ấn Độ trong 2,5 năm qua. Và 2 Bộ trưởng Quốc phòng đã nhất trí tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, dựa trên phán quyết của PCA.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa đưa tin, Trung Quốc có thể xây nhà máy điện hạt nhân trên Biển Đông để cung cấp nước ngọt cho các cấu trúc mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam. Tổng Công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết, Bắc Kinh dự tính xây nhà máy điện hạt nhân di động trên Biển Đông và đây là động thái phản ứng trước việc PCA bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Dự kiến, Trung Quốc sẽ xây khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân di động, đặt quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, với tổng số vốn lên tới 40 tỉ NDT (gần 6 tỉ USD).
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu không những coi phán quyết của PCA là “thiên lệch”, mà còn lớn tiếng: Trung Quốc là “nạn nhân” của vụ kiện do Philippines khởi xướng. Giáo sư Eric David đến từ Khoa Luật, Trường Đại học Tự do Brussels (ULB) cho rằng, phán quyết của PCA đã chỉ rõ Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi có tham vọng chiếm đoạt một vùng biển lớn bằng “đường lưỡi bò”. Ông Eric David còn khẳng định, thái độ của Trung Quốc đối với hoạt động đánh cá của tàu Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế là những vi phạm về luật biển.
Theo Ngày 15-7, Tập đoàn China Telecom Trung Quốc tuyên bố, đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trái phép trạm phát sóng 4G tại bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là trạm thứ 8, phủ sóng 4G trên 7 cấu trúc cưỡng chiếm của Việt Nam ở Trường Sa. Giới truyền thông cho biết, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn có thể sẽ đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sáng 16-7, Cục Bảo vệ bờ biển Đài Loan đã điều thêm tàu tuần tra Đài Đông CG-133 tới đảo Ba Bình. Đây được coi là động thái của Đài Loan nhằm phản đối phán quyết của PCA đối với “đường lưỡi bò”.
Tuấn Quỳnh
Nguồn: Năng lượng Mới 541
Comments[ 0 ]
Post a Comment