Hệ thống cảm biến dưới đáy biển có nhiều ưu điểm hơn so với các hệ thống săn ngầm khác
Được biết, trước đây Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần nước mình để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhậpTuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, không rõ là chương trình này có còn được duy trì hay không. Nhưng dù sao, với việc được kế thừa nền tảng hệ thống của Liên Xô, việc xây dựng một hệ thống tương tự cũng là điều không quá khó đối với trình độ công nghệ hiện có của hải quân Nga.Về phần Mỹ, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân nước này cũng đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước, thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” để chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô ở khắp các đại dương trên thế giới.Hiện nay, tuy số lượng các thiết bị cảm biến của Mỹ đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên sử dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.Về phần Trung Quốc, đầu năm 2015 vừa qua, nước này đã công khai tiết lộ về bản “Kế hoạch 861” nhằm xây dựng một hệ thống cảm biến dưới đáy biển và đã triển khai một phần ở khu vực Thái Bình Dương, để theo dõi các tàu ngầm hạt nhân Mỹ ở căn cứ Guam và quần đảo Hawai.Ngoài ra, truyền thông nước này còn tiết lộ là hải quân Trung Quốc cũng đang triển khai việc xây dựng hệ thống cảm biến dưới đáy biển Hoa Đông để theo dõi lực lượng tàu ngầm rất mạnh của Mỹ và Nhật Bản.Đồng thời, Bắc Kinh cũng thiết lập hệ thống tương tự trên Biển Đông - hiện đang trở thành “đấu trường” khốc liệt của rất nhiều loại tàu ngầm hiện đại trên thế giới, đồng thời là một điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Comments[ 0 ]
Post a Comment