59 năm trước đây, vào mùa thu năm 1957, ở Việt Nam đã bắt đầu cuộc chiến tranh kéo dài gần 20 năm. Năm 1964 đế quốc Mỹ đã sử dụng các thành phần phát xít người Ukraina ở cuộc chiến tranh với Việt Nam.
Ảnh minh họa
Sau khi kết thúc Thế chiến thứ II, Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng môt lượng lớn người "Tây Ukraine" là những thành phần theo phát xít Đức. Ý tưởng của Mỹ là sẽ tạo nên một lực lượng "khủng bố, du kích phát xít" chống Liên Xô với cái tên "Taras Bulba-Borovets" gọi tắt là "Bulba", lực lượng này có năng lực tác chiến ở những khu vực đồi núi rừng rậm. Những thành phần con cháu của lực lượng phát xít Ukraina sau này được Mỹ sử dụng để chống lại Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cầu. Tuy nhiên vào thời điểm đó Lầu Năm Góc đã bác bỏ kế hoạch Bulba do lo ngại bị dư luận thế giới phản đối.
Mặc dù được cho là đã bỏ kế hoạch Bulba, nhưng cộng đồng người Ukraina tư tưởng phát xít vẫn nhấn mạnh vào việc thành lập một lực lượng đặc biệt. Đỉnh điểm trong cuộc chiến tranh Việt Nam là vào năm 1967, báo chí Mỹ đã phanh phui một số lính Mỹ có họ tên đầy đủ là người Ukraina, với cái tên quen quen gần với "SS-Galicia".
Theo ước tính sơ bộ, vào năm 1967 tại Việt Nam có một lực lượng đặc biệt thuộc quân đội Mỹ với khoảng 200 đến 500 lính thế hệ hai của người Mỹ gốc Ukraina.
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, đội bay RB-66C của Hoa Kỳ có đến hai phần ba là phi công người Hoa Kỳ gốc Ukraine, họ được gọi là "Flying Cossacks", biểu tượng của họ trên máy bay là cây đinh ba sơn ở gần mã 66C. Phi đội này có được chủ yếu là nhờ "công lao" của kẻ chỉ huy Stepan Olek, là thành viên của Liên minh Quốc gia Ukraine, một chỉ huy của không quân Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam Olek đã thực hiện 552 phi vụ tấn công vào các thành phố của Việt Nam như Hà Nội và Hải Phòng.
Đó là vào ngày 25 tháng 4 năm 1966, các máy bay F-105 Mỹ đã tiến hàng ném bom sân bay Hà Nội, sau đó ném các khu ngoại ô thủ đô, theo tin tình báo Mỹ, cuộc không kích lần đó đã giết chết 100 người Việt Nam. Một vài ngày trước đó, Không quân Mỹ đã tiến hành các cuộc ném bom tuyến đường Hồ Chí Minh, đây là mạch máu giao thông nối miền Bắc Việt Nam, Lào và miền Nam Việt Nam. Số bom Mỹ đã dội xuống dọc đường Hồ Chí Minh lúc đó đã lên đến 1 triêu 400 nghìn tấn, và đó mới chỉ là khởi đầu.
Không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam được người Mỹ gọi là "đặc biệt man rợ". Bộ đội phòng không Việt Nam đã biến vùng trời miền Bắc thành chảo lửa đối với máy bay Mỹ và phi công Mỹ chỉ biết lạy chúa để được trờ về từ bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Stepan Olek là kẻ khá may mắn khi trở về được từ bầu trời miền Bắc Việt Nam, và hắn cũng không bao giờ quay lại bầu trời khủng khiếp ấy.
Tại trận Khe Sanh, lực lượng người Mỹ gốc Ukraine tham gia vào trận này chủ yếu là lính dù và lính thủy đánh bộ tinh nhuệ, đáng chú ý là trung sĩ Vladimir Stepanyak, với vai trò là cố vấn cho Lữ đoàn 2. Tại Khe Sanh Mỹ đã phải hứng chịu những tổn thất hết sức nặng nề, tất cả binh lính Mỹ ở đây chỉ muốn tự tử. Tuy nhiên Vladimir Stepanyak đã may mắn thoát chết, hắn bị thương và được chuyển về Sài Gòn. Lúc đó Khe Sanh được gọi là sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.
Tuy nhiên Vladimir Stepanyak sau khi hồi sức lại buộc phải chiến đấu ở các mặt trận khác như ở Tam Kỳ, Huế, Sài Gòn. Có lần hắn nói với bạn bè hắn rằng, nếu hắn chết hãy phủ lên hắn lá cờ xanh vàng của Ukraine.
Ngày 5 Tháng 7 năm 1970, trong cuộc chiến ở Việt Nam một trong những lính nhảy dù đầu tiên thiệt mạng là Trung sĩ Yuri Leszczynski, hắn là con trai của một cựu sĩ quan Michael Leszczynski thuộc sư đoàn SS Galicia của phát xít Đức.
Vladimir Stepanyak đã máy mắn sống sót và về Mỹ sau 19 tháng tham gia chiến tranh, hắn bị thương hai lần, hắn nhận được nhiều khen tặng của Mỹ và chính quyền VNCH, tuy nhiên đến nay không rõ Stepanyak đang ở đâu trên đất Mỹ.
Chính phủ Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam tất cả các binh lính của mình. Ngay cả các xác chết. Những quan tài kẽm, được phủ một lá cờ Mỹ, họ đã trở về Mỹ trên các máy bay vận tải. Trong số đó có những xác người Ukraina.
Comments[ 0 ]
Post a Comment