Tàu hải giám Trung Quốc Haijian số 66 (giữa) bên cạnh tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản tại quần đảo Senkaku-Điếu Ngư
ADIZ được coi là hành vi tự chủ đơn phương của một quốc gia, mặc dù không thuộc chủ quyền của một nước, nhưng từ những năm 50 của thế kỷ XX tới nay đã nhận được sự ngầm thừa nhận và tuân thủ của nhiều quốc gia, trở thành tập quán quốc tế thực sự tồn tại mà luật pháp quốc tế ngầm thừa nhận. Hiện nay đã có hơn 20 quốc gia và khu vực trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đức thiết lập ADIZ trên biển. Đến năm 2013 Trung Quốc mới thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, mục đích là để đáp trả sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư.Mặc dù Mỹ và Nhật Bản không thừa nhận ADIZ của Trung Quốc ở Đông Hải nhưng khi máy bay dân dụng, thiết bị bay bay gần ADIZ này vẫn phải thông báo trước cho Trung Quốc. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cách đây không lâu, đường bay của chuyên cơ Air Force One của tổng thống cũng đã tránh ADIZ ở biển Hoa Đông.Đối với việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, cho đến nay thái độ của Trung Quốc rất mơ hồ, chỉ nhấn mạnh nước này có quyền thiết lập ADIZ, nhưng phủ nhận có liên quan tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển. Bộ Ngoại giao và quân đội Trung Quốc nhiều lần bày tỏ trong tương lai việc Trung Quốc có thiết lập ADIZ trên Biển Đông hay không được quyết định bởi an ninh đường không có bị đe dọa không, mức độ đe dọa thế nào và các nhân tố khác. Về mặt không chính thức, Trung Quốc chủ trương sớm thiết lập ADIZ, chuyên gia quân sự và các học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế thì đưa ra những quan điểm khác nhau, nhìn chung đều giữ thái độ thận trọng.Lý do các phương tiện truyền thông nước ngoài quan tâm và nhào nặn ADIZ trên Biển Đông đương nhiên là do tình hình căng thẳng ở vùng biển này, liên quan tới cuộc đấu đá ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông, rất nhiều người trong đó có một số học giả cho rằng, nếu phán quyết của vụ kiện Biển Đông mà Philippines đơn phương khởi kiện không có lợi cho Trung Quốc, để ép Trung Quốc chấp nhận kết quả phán quyết, Mỹ sẽ đẩy mạnh việc tuần tra ở Biển Đông. Bị ép vào đường cùng, Trung Quốc cuối cùng đành phải thiết lập ADIZ trên Biển Đông, coi đó là biện pháp đáp trả cứng rắn lại Mỹ và Philippines.Tuy nhiên, theo tác giả, Trung Quốc cần thận trọng trong vấn đề thiết lập ADIZ trên Biển Đông, chưa đến mức cực chẳng đã thì không nên thiết lập. Tác giả cho rằng, dù phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) bất lợi đối với Trung Quốc, nước này sẽ không thiết lập ADIZ trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Có những lý do sau:Thứ nhất, thiết lập ADIZ trên Biển Đông động chạm đến mối quan hệ quốc tế và địa chính trị phức tạp, sẽ làm cho tình hình ở Biển Đông căng thẳng hơn nữa, khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó chủ yếu là ASEAN xấu đi. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, ASEAN chắc chắn sẽ không vui, hoài nghi ý đồ của Trung Quốc.Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ nhân cơ hội kích động ASEAN đối trọng với Trung Quốc, đặc biệt là các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, những nước đều có khả năng tuyên bố ADIZ của mình. Điều này sẽ dẫn đến các ADIZ chồng lấn nhau, từ đó làm dấy lên một cuộc tranh chấp quốc tế mới không cần thiết.Thứ hai, điều kiện kỹ thuật và năng lực quân sự tạm thời không ủng hộ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông. ADIZ không phải cứ muốn là thiết lập được, mà phải được thiết lập trên cơ sở điều kiện kỹ thuật nhất định, đặc biệt là hệ thống radar và máy bay quân sự tiên tiến. Vì vậy, từ khu vực thiết lập ADIZ cho thấy thông thường nó được dựa trên đường cơ sở lãnh hải, đường biên giới và phạm vi tuyến kiểm soát thực tế của một nước, đạt tới cự ly tối đa radar thám trắc được, thông thường phải vượt qua vùng đặc quyền kinh tế, đường biên giới và phạm vi tuyến kiểm soát thực tế của một nước.ADIZ trên Biển Đông cách Trung Quốc đại lục rất xa, hiện nay năng lực để Trung Quốc tới Biển Đông điều tra xác minh, nhận dạng và ngăn chặn vật thể bay nước ngoài tiến vào ADIZ còn hạn chế. Vì vậy, dù Trung Quốc muốn thiết lập ADIZ trên Biển Đông thì cũng phải đợi sau khi hoàn thành việc bố trí quân sự liên quan ở đá Chữ Thập mới có thể thiết lập và điều này đòi hỏi cần có một thời gian nhất định.Thứ ba, thiết lập ADIZ trên Biển Đông sẽ bị Mỹ cho là chuẩn bị chiến tranh, trong khi Trung Quốc căn bản chưa sẵn sàng ngả bài toàn diện với Mỹ. Mỹ nhiều lần cảnh cáo trong vấn đề ADIZ trên Biển Đông, tuy có mặt vênh váo hung hăng, nhưng cũng là để tránh cuối cùng Trung Quốc và Mỹ đi tới quyết đấu. Mỹ hiểu rõ rằng nếu hai nước xảy ra chiến tranh, mặc dù khả năng Mỹ giành chiến thắng là lớn, nhưng sẽ xuất hiện cái gọi là cả hai cùng chịu tổn thất, Mỹ chắc chắn không muốn xuất hiện tình huống như vậy.Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông bất chấp cảnh báo thì sẽ khiến Mỹ có những phán đoán không tích cực rằng Trung Quốc muốn đối đầu với Mỹ, cho dù sẽ khiến cả hai bị tổn thất, Mỹ cũng muốn giao chiến với Trung Quốc. Kỳ thực Trung Quốc không có dự tính đối đầu toàn diện với Mỹ, cho dù trong phát biểu của các nhà lãnh đạo hay triển khai các hoạt động thực tế, Trung Quốc đều không sẵn sàng làm như vậy.Ngoài ra, việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông vốn mâu thuẫn với chủ quyền mà Trung Quốc chủ trương. Giáo sư Hoàng Tĩnh đến từ Học viện chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore chỉ ra rằng, nếu thiết lập ADIZ nằm trong “đường 9 đoạn” sẽ khiến Trung Quốc tự mâu thuẫn, nếu ngoài “đường 9 đoạn” thì sẽ buộc Trung Quốc phải thực hiện nhiệm vụ tuần tra vô thời hạn. Theo định nghĩa, ADIZ chỉ có thể được thiết lập trong không phận quốc tế, không được thiết lập ở không phận trong nước. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, giới tuyến phân chia khu vực sẽ rất khó khăn.Hoàng Tĩnh còn chỉ ra rằng “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc chủ trương ở Biển Đông là phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, vậy ADIZ chắc chắn phải vượt quá “đường 9 đoạn”. Tuy nhiên, các vùng biển của Biển Đông rất lớn, hiện nay Trung Quốc chưa có khả năng thiết lập ADIZ ở một vùng trời rộng lớn như vậy.Và nếu Trung Quốc không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong ADIZ của mình, cộng đồng quốc tế sẽ coi khu vực này như một trò đùa, làm cho danh dự của Trung Quốc bị tổn hại. Do đó, để đảm bảo khả năng nhận dạng, Trung Quốc sẽ khiến chính mình bị cuốn vào một nhiệm vụ không bao giờ kết thúc. Hoàng Tĩnh vì vậy cho rằng ADIZ là “cái bẫy” do Mỹ - Nhật tạo ra để Trung Quốc rơi vào, Trung Quốc sẽ không bị lừa. Chưa thể nói liệu Trung Quốc có rơi vào bẫy không, nhưng quả thực đang tồn tại một tình huống như vậy
Hoàng Long
Nguồn:Năng lượng Mới 539
Comments[ 0 ]
Post a Comment