32 năm các anh vẫn không thêm một tuổi nào, còn chúng tôi cứ già đi và dãi dầu theo năm tháng, cựu binh trong trận chiến khốc liệt tại mặt trận biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) Hoàng Thế Cương bồi hồi.
Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên. Ảnh tư liệu
Những nụ cười, những giọt nước mắt. Tiếng ghi-ta bập bùng nhắc đồng đội giữa Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên…
LST: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, Vị Xuyên - Hà Giang là một trong những mặt trận khốc liệt nhất, với sự tập trung quân lực, hỏa lực lớn của quân Trung Quốc. Các chiến sỹ thuộc 9 sư đoàn chủ lực của QĐND Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, hàng ngàn người trong số họ đã ngã xuống.
Tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên các anh.
Chuyện chưa biết về ngày 12/7/1984
32 năm trước, ngày 12/7/1984 là ngày diễn ra trận chiến khốc liệt nhất tại mặt trận biên giới Hà Giang với bí danh MB84. Cũng từ đó, 12/7 trở thành ngày giỗ trận của Sư đoàn 356, khi chỉ trong 1 ngày, 600 chiến sĩ hy sinh.
Vị Xuyên - vùng đất phên dậu địa đầu Tổ quốc đã hồi sinh
Những ngày tháng 7, địa danh Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) tấp nập hơn bởi những đoàn người từ khắp mọi miền đổ về. Tất cả đều hướng về Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đồi 468… vừa mới được khánh thành vào cuối tháng 6/2016.Họ là những cựu binh tham gia mặt trận Thanh Thủy trong cuộc chiến tranh biên giới 32 năm về trước.Ngày 14/7/2016, Ban liên lạc Hội cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang gồm 31 thành viên ra mắt tại hội trường Bộ Quốc phòng với sự tham dự của gần 600 đại biểu.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, Trưởng Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang. Ảnh: P.XThiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2 là Trưởng ban liên lạc. Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 làm Chủ tịch danh dự.Lần đầu tiên, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch công bố những con số: Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên thuộc 9 sư đoàn chủ lực; hơn 9.000 thương - bệnh binh cùng nhiều đơn vị bộ đội trực tiếp tham chiến, đẩy lùi sự xâm lấn của quân Trung Quốc.Tháng 2/1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc xâm lấn biên giới Việt Nam, có nơi vào sâu trong đất liền tới 50km, phá hoại và san bằng thị xã Lào Cai, Cao Bằng, một phần thị xã Lạng Sơn cùng nhiều làng mạc.Trong cuộc chiến đó, từ tháng 4/1984 đến 5/1989, Trung Quốc lần lượt đưa hơn 50 vạn quân của 8 trong 10 đại quân khu tiến công toàn diện biên giới Hà Giang, tập trung vào huyện Vị Xuyên với âm mưu vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy.Để giữ vững biên cương, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên.Những trận đánh giữ đất của bộ đội Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm… Có những cao điểm bị bạt đi hơn 3m vì đạn pháo, ác liệt đến mức được gọi là "lò vôi thế kỷ". Quân dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân Trung Quốc, buộc quân Trung Quốc phải rút quân về bên kia biên giới.Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, hiện vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ nằm rải rác khắp chiến trường Vị Xuyên chưa quy tập được hài cốt, nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang, hàng ngàn ha đồi núi đến nay vẫn còn vật liệu nổ làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân.
Các cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên thắp hương tưởng niệm đồng đội trong ngày giỗ trận Sư đoàn 356, 12/7/2016Cuộc hội ngộ giữa Thủ đô Hà Nội sau 32 năm 2 ngày kể từ khi xảy ra trận chiến khốc liệt ngày 12/7/1984 không chỉ là niềm mong mỏi, chờ đợi của hơn 8 vạn chiến sỹ thuộc 9 sư đoàn. Trung tướng Đặng Quân Thụy vô cùng xúc động vì lần đầu tiên cuộc gặp mặt được tổ chức sau hơn 30 năm.Theo ông, trong cuộc chiến giữ biên giới Vị Xuyên, quân dân ta phải đối đầu với những binh đoàn lớn, chiến lược của quân Trung Quốc. Nhưng ta vẫn đánh bại, đó là chiến thắng của sự quyết tâm giữ vững chủ quyền biên giới.Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh thông tin: Trong cuộc chiến này, Hà Giang đã huy động 12.000 dân công hỏa tuyến cùng 20.000 dân quân miền xuôi đào đắp hàng vạn mét hào, đường giao thông, chi viện lương thực, thực phẩm… để xây dựng phòng tuyến biên giới chống lấn chiếm.Bí thư Hà Giang cho biết: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý cho Hà Giang tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang cấp quốc gia và xây dựng cụm tượng đài chiến thắng.Chảo lửa vùng phên dậuTheo tư liệu lịch sử, tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới đã dựa vào chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.Nhưng, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc huy động bộ binh, pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên.Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.
Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên
Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).Trong hơn 5 năm (1984-1989), Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên trên 2 triệu quả pháo, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20km2. Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, Sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc.
Kiên Trung - VietNamNet
Comments[ 0 ]
Post a Comment