Bắc Kinh, 02 tháng Một - Giữa tháng Mười Hai năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong chuyến thăm Việt Nam, ông đã cung cấp cho Việt Nam 18 triệu USD viện trợ và nói rằng đây là một phần trong sự mở rộng chiến lược của Hoa Kỳ, chính phát biểu này đã gây nên những phỏng đoán rầm rộ trên các phương tiện tuyền thông. Tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) có bài viết hôm thứ 2 cho rằng, trong chiến lược trở lại châu Á của Hoa Kỳ thì Việt Nam là một trong những mục tiêu của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Nhưng thực sự mối quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn còn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, do đó hai quốc gia này không thể là "đồng minh."
Theo bài viết thì trong chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á của Hoa Kỳ, Việt Nam là một trong những mục tiêu của Hoa Kỳ nhắm tới để ngăn chặn Trung Quốc. Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam, luôn luôn là vấn đề được phía Việt Nam ưu tiên. Nhưng mối quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn thực sự bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, do đó họ không thể trở thành "đồng minh."
Đầu tiên là cái bóng của chiến tranh Việt Nam vẫn còn tồn tại. Cuộc chiến khốc liệt của Hoa Kỳ tại Việt Nam kéo dài 15 năm từ năm 1961. Phía Việt Nam đã phải hy sinh 3 triệu người, để lại 1 triệu góa phụ, 880.000 trẻ mồ côi và 200.000 người khuyết tật. Lịch sử không thể xóa nhòa được những mất mát vô cùng này. Các nhà lãnh đạo Việt Nam trong khi chú trọng việc phát triển quan hệ với Mỹ, nhưng họ vẫn không thể bỏ qua yếu tố lịch sử này.
Tiếp theo là cuộc đối đầu về ý thức hệ rõ ràng giữa hai nước. Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự hiện diện nào của chế độ Cộng Sản Việt Nam, việc sử dụng các vấn đề như nhân quyền, tôn giáo và các vấn đề khác ... với các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam vẫn sẽ được Mỹ sử dụng. Quyền lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam có thể bị đe dọa bởi bốn nguy cơ chính, một là phát triển kinh tế chậm lại so với các nước phương Tây, hai là diễn biến hòa bình, ba là đi chệch hướng CNXH và bốn là tham nhũng.
Lãnh đạo Việt Nam đặt bốn nguy cơ này lên trên và thậm chí còn gọi đó là "thảm họa quốc gia", và cũng chỉ ra rằng cần đề cao cảnh giác đối với các "diễn biến hòa bình" của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, Việt Nam đã đưa ra một quyết định chiến lược là không để rơi vào vòng tay của Hoa Kỳ.
Một yếu tố nữa là Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa, sự bổ sung của hai nền kinh tế này lại lớn hơn nhiều so giữa mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong năm 2012 kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là 50,4 tỷ USD, hơn hai lần lượng thương mại Việt Nam Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam thông báo rằng, có ba hướng ưu tiên của Ngoại giao Việt Nam, cụ thể là các nước láng giềng, những quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam và những nước có vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế. Trong tất cả các nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, chỉ có Trung Quốc là hội tụ cả ba điều kiện, do đó Trung Quốc luôn là một ưu tiên của Việt Nam...
Trong mối quan hệ Việt Nam-Mỹ, có một mối lo ngại là liệu Việt Nam có cho Hoa Kỳ thuê lại Cam Ranh hay không. Vịnh Cam Ranh Việt Nam là một căn cứ hải quân quan trọng phía đông nam, là một cảng nước sâu hiếm hoi trên thế giới, có thể chứa được cả tàu sân bay. Vịnh Cam Ranh của Việt Nam cho Liên Xô thuê sử dụng từ năm 1979 với một thỏa thuận lên đến 25 năm.
Tháng 5 năm 2002, chính phủ Nga chính thức bàn giao căn cứ này lại cho Việt Nam. Ngày 08 Tháng 12 2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công khai tuyên bố rằng: "Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, sẽ không cho bất kỳ quốc gia nào thuê lại Cam Ranh với mục đích quân sự." Do tính chất nhạy cảm của vấn đề, và từ tình hình thực tế hiện nay, Việt Nam sẽ không vội vàng cho Mỹ thuê căn cứ Cam Ranh.
Ngô Đồng, Dương Cầm - Chinanews
Comments[ 0 ]
Post a Comment