Những dự đoán về một cuộc chiến trên Biển Đông chưa bao giờ mạnh mẽ như vậy khi Trung Quốc liên tục có những hành động “khiêu khích” các nước láng giềng.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận trên Biển Đông. Ảnh: AP.Thông tin trên được tờ Business Mirror của Phillippines đưa ra trong số báo ra ngày 6/1/2013.
Cũng theo báo Business Mirror, kể từ khi chiếm đóng đảo đá Vành Khăn (Panganiban Reef /Mischief Reef) vào năm 1994-1995 và đảo Bajo de Masinloc (Scarborough Shoal) vào tháng 4-2012, Trung Quốc ngày càng trở nên 'hung hãn' hơn, bất chấp các cuộc biểu tình ở Manila.
Khi Phillippines tổ chức hội nghị thượng đỉnh về các quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào năm 2002, đưa ra các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết các tài liệu mang tính lịch sử.
Và khi Phillippines tiến hành khai thác mỏ khí tự nhiên Camago-Malampaya, ước tính có trữ lượng 2,3 đến 4,4 nghìn tỉ mét khối, Bắc Kinh đã không phản đối.
Tuy nhiên, trong năm 2009, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên “đường chín đoạn” ở Biển Đông (còn gọi là “đường lưỡi bò”). Trong bản đồ “đường chín đoạn” bao gồm cả Recto Bank( Reed Bank), nơi thăm dò dầu khí chung do công ty Phillippines Forum Energy Plc. đứng đầu, đang hoạt động.
Khi các Bộ trưởng Ngoại giao (DFA) phản đối kịch liệt việc in hình ảnh đường chín đoạn gây tranh cãi lên hộ chiếu của Trung Quốc vào tháng 11-2012, Trung Quốc tiếp tục phản ứng lại bằng việc tuyên bố chi 1,6 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trên cái gọi là thành phố Tam Sa trên Biển Đông.
Tờ báo Century Herald có trụ sở tại Quảng Châu đưa tin, Trung Quốc sẽ xây dựng một sân bay, cầu cảng và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trên cái gọi là Tam Sa.
Kế tiếp, Bắc Kinh tuyên bố về quy định mới của tỉnh Hải Nam cho phép bộ đội biên phòng “chặn và lục soát tàu nước ngoài” trên Biển Đông từ này 1-1-2013,. Điều đó có nghĩa là bộ đội biên phòng có thể kiểm tra, bắt giữ, tịch thu, trục xuất bất kì tàu thuyền nước ngoài nào mà nước này coi là vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.
Người phát ngôn của DFA, ông Raul Hernandez cho biết việc Bắc Kinh triển khai tàu Haixun 21, tàu tuần dương được trang bị sân bay trực thăng trên vùng biển tranh chấp là trái với nghĩa vụ của Trung Quốc theo luật quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
“Phillippine phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc tuần tra hàng hải trên Biển Tây Phillippines (Biển Đông)”, ông Hermandez nói. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn “im lặng”.
Trong khi đó, các nước như Mỹ, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu lại vô cùng quan ngại về tình hình hiện nay, bởi tranh chấp lãnh thổ đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tiêu cực đến tự do hàng hải mà Biển Đông là tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Trả lời phỏng vấn trên tờ New York Times, ông Wu Shicun, Tổng giám đốc văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam, cho hay Trung Quốc cho phép kiểm tra, lục soát các tàu nước ngoài chỉ khi các tàu này hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển 12 hải lý xung quanh các hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Cũng theo ông Wu, điều mà các nước trong khu vực đang lo ngại đó là sự tăng trưởng “đáng gờm” của Trung Quốc, điều đó cho thấy Trung Quốc đang sử dụng vũ lực để áp tầm ảnh hưởng của mình lên khu vực.
Trên tạp chí Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại - Mỹ), một bài viết có tựa đề: “Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh vào tháng giêng năm 2013?” của tác giả Michael Austin phân tích khá sâu về tình hình hiện nay.
Austin đặt câu hỏi này chỉ sau khi Trung Quốc “khoe” chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay duy nhất của nước này. Bắc Kinh cũng đã nâng cấp một tiền đồn hải quân nhỏ để trở thành một đơn vị đồn trú quân sự chính thức bao phủ Biển Đông.
Ông cho biết các chuyên gia ở Washington đã theo dõi các ý tưởng về “an ninh chung toàn cầu” trong nhiều năm nay, “lo ngại chủ yếu đó là Trung Quốc đã đủ mạnh mẽ để có thể thay đổi cân bằng quyền lực trong vùng biển châu Á theo hướng có lợi cho mình”.
Theo ông Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore: “Đụng độ quân sự nhỏ trên Biển Đông là khả năng rõ ràng và đang tiến triển”.
Còn ông Dean Cheng, chuyên gia quân sự và chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Heritage Foundation cho rằng: “Nếu Trung Quốc tiếp tục trên con đường của mình, có vẻ nước này đang sẵn sàng quân sự hóa toàn bộ vấn đề Biển Đông”.
Ông Cheng cũng đưa ra một khả năng khác, đó là chính sách cứng rắn của Bắc Kinh hiện nay có thể bắt nguồn từ việc thay đổi chính trị nước này.
“Ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường… trong năm 2013-2014 có thể tập trung vào các vấn đề quốc nội, và có thể đường lối chính sách trên Biển Đông sẽ ít cứng rắn hơn… trong trường hợp đó, Trung Quốc có thể dễ “hòa giải” hơn”, theo ông Cheng.
Phan Yến - TPO
Theo Business Mirror
Comments[ 0 ]
Post a Comment