Nga kêu gọi lập "bản đồ lộ trình" an ninh châu Á-Thái Bình Dương
Saturday, June 8, 2013
Nga đề xuất các đối tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển một hiệp ước ràng buộc pháp lý về an ninh. Sáng kiến được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Igor Morgulov nêu lên tại cuộc họp "bàn tròn" 27 nước châu Á-Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur. Nhà ngoại giao nhấn mạnh, mục tiêu của Nga là khởi động thảo luận về hình thành kiến trúc an ninh tương lai trong khu vực.
Ông Igor Morgulov đã đưa ra nhận định rằng, diễn đàn Đông Á là một sàn giao lưu phù hợp cho cuộc thảo luận những vấn đề cơ bản. Những đối tác quan tâm phát triển công cụ an ninh chung có cơ hội đối thoại không cần bắt đầu từ trang mới. Một số nguyên tắc ràng buộc pháp lý trong quan hệ đã hình thành giữa các nước Nam Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Cần nghiên cứu và mở rộng qui mô những giải pháp này cho toàn khu vực.
Về phần mình, Nga hi vọng tài liệu sẽ trở thành một "bản đồ lộ trình" bao gồm những nguyên tắc ứng xử chung, với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm an ninh công bằng và không phân tách trong khu vực. Có nghĩa, loại trừ một quốc gia bảo vệ an ninh của mình nhưng gây tổn thất cho quốc gia khác. Nga cũng đề nghị tất cả các đối tác cam kết pháp lý không sử dụng vũ lực, không thành lập các khối và liên minh quân sự, không hợp tác chống nước thứ ba.
“Bản đồ lộ trình” được Nga đưa ra thảo luận xác định vị trí mới của quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, - ông Dmitry Mosyak, chuyên gia Viện Nghiên cứu phương Đông Viện khoa học Nga nói:
“Thật tuyệt vời nếu bản đồ lộ trình này được đưa vào hiện thực. Nhưng dù không được thực hiện toàn diện thì việc thảo luận ít nhất sẽ đem lại cho Nga những con bài tích cực. Đặc biệt là tăng cường sự ảnh hưởng và uy tín. Không những thế, Nga có thể có thêm đồng minh hoặc các cá nhân ủng hộ thực hiện sáng kiến.”
Là ý tưởng hợp nhất có triển vọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng việc thực hiện một đề xuất như vậy không hề đơn giản. Như ông Dmitry Mosyak nhận xét, một phần bởi tương quan mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo nhà phân tích, sự bành trướng của Trung Quốc vốn mang tính chất tự nhiên, đi liền với xu hướng gia tăng tiềm lực kinh tế và những nhiệm vụ duy trì ổn định của đất nước. Trong khi đó Mỹ không ngừng thúc đẩy sự chi phối, tích cực hợp tác với Nhật Bản trong hầu hết các vấn đề an ninh.
Ông Dmitry Mosyak: “Đối đầu đang ngày một rõ rệt ở châu Á đe dọa toàn bộ cấu trúc và sự ổn định tương lai. Xu hướng đặt câu hỏi về tính khả thi và có khả năng chôn vùi chương trình an ninh do Nga đề xướng. Nhưng chính việc tạo ra một hệ thống an ninh như vậy lại có thể là lời đáp, là một nỗ lực vô hiệu hóa xung đột.”
Rõ ràng, nhu cầu đối với công cụ bảo đảm an ninh sẽ ngày một tăng, cùng với vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các vấn đề toàn cầu. Đồng thời, công cụ mới có triển vọng trở thành một phản ứng thích hợp trước các mối đe dọa và thách thức chung. Đó có thể là tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nhiều tranh chấp lãnh thổ, vấn đề tội phạm mạng và vi phạm bản quyền.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Tags:
Thế giới
Nếu Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm với nền hòa bình thế giới, không có tham vọng bá quyền, bành trướng xâm lược biển đảo, lãnh thổ của quốc gia láng giềng thì không cần đến " bản đồ lộ trình" an ninh Châu á- Thái Bình Dương, các nước cũng không cần liên minh quân sự làm gì. Nhưng trước một Trung Quốc là cường quốc thế giới, là thành viên thường trực của Liên hiệp quốc, nhưng Trung Quốc không có trách nhiệm trong vấn đề gìn giữ môi trường hòa bình trong khu vực, chuyên gây hấn, xâm lấn, đe dọa dùng vũ lực để xâm chiếm bành trướng biển đảo của các quốc gia láng giềng... Do vậy, việc các nước nhỏ hơn, yếu hơn liên kết liên minh quân sự để đối phó lại , chống lại hành động ngang ngược , âm mưu bành trướng của Trung Quốc là điều đương nhiên. Asean nên sớm tạo một liên minh quân sự để bảo vệ các thành viên trong khối là điều nên làm, dù là liên minh nhưng chỉ để cùng nhau bảo vệ sự tự vệ chính đáng của các quốc gia thành viên, không dùng liên minh ấy để đi xâm lược, bành trướng hoặc can thiệp vào nội bộ nước khác là không có gì phải ngại. Trước một Trung Quốc ngông cuồng, ngạo mạn, xảo quyệt mà Asean bị chia rẽ thì Asean không có giá trị về sức mạnh của " Khối Asean".Như vậy Asean không xử được hành động ngông cuồng của Trung Quốc.
ReplyDeleteRất cảm ơn ý kiến của anh Huỳnh Quốc Trung, em nghĩ rằng việc đoàn kết giữa các nước ASEAN đã là một điều rất khó khăn, chứ chưa nói đến việc thành lập một liên minh quân sự hay khối quân sự chung...
Delete