Năm 2016-ác mộng Trung Hoa có thể hiện thực
Tuesday, February 3, 2015
Người đứng đầu mới ở Mỹ và Đài Loan, cùng các liên kết phòng ngừa từ các nước lớn thách thức lớn đối với Trung Quốc.
Trong những năm cuối cùng của thế kỉ 20, nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nói rất nhiều về việc Trung Quốc đang tiến vào hai thập kỉ của “thời cơ chiến lược” – giai đoạn mà Trung Quốc trở thành nước có thu nhập ở mức trung bình, tiếp tục thực hiện chính sách của Đặng Tiểu Bình về tăng cường sức mạnh và củng cố nền kinh tế trong thời kỳ Mỹ là bá chủ. Trong giai đoạn này, Trung Quốc sẽ giấu mình, không phải lãnh trách nhiệm của một cường quốc lãnh đạo toàn cầu và có thể trưng ra bộ mặt của một nước nghèo, đang phát triển, phải tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ nên không thể xử lý các trách nhiệm ngoại giao nặng nề bên ngoài biên giới của mình.
Báo The Diplomat (Nhà ngoại giao) xuất bản tại Nhật Bản đưa ra một số nhận định về những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt trong năm tới.
Bộc lộ mình, nắm thời cơ
Cho đến nay ¾ quãng đường ấy đã đi qua, và có nhiều ý kiến cho rằng giai đoạn này đã kết thúc. Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có những tuyên b ố và hành động của một siêu cường mới nổi, trên cả hai mặt kinh tế và địa chính trị. Chủ tịch Tập có hình ảnh và giọng điệu của một người sẵn sàng bước lên vũ đài toàn cầu và thu hút mọi sự chú ý, với các đại chiến lược như “quan hệ nước lớn kiểu mới” giữa Mỹ và Trung Quốc và “Con đường tơ lụa mới” (NSR) cho phần còn lại của thế giới.
Có vẻ như giai đoạn “thời cơ chiến lược” - tập trung vào giải quyết các vấn đề nội bộ và ẩn mình - đã được thay thế bởi một nước Trung Quốc có tình hình nội bộ và bên ngoài liên hệ mật thiết với nhau. (Điều này cũng đã được nói đến trong tập hợp các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình). Với Trung Quốc hiện nay, áp lực chủ yếu đến từ việc phải chủ động dẫn đầu, làm các nước khác phải lắng nghe mình và tìm ra các giải pháp toàn diện. Trong tình hình hiện nay, việc xem xét tình hình dựa vào một chuỗi các “thời cơ chiến lược” nhỏ là phù hợp hơn. Chỉ còn một năm nữa thì bầu không khí trong khu vực và toàn cầu sẽ trở nên ngột ngạt và căng thẳng hơn đối với Trung Quốc; họ phải hành động ngay bây giờ khi các thời cơ còn tồn tại.
Lý do thứ nhất, năm 2016 sẽ là thử thách đối với Trung Quốc: cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Bên cạnh các phát biểu về xoay trục và tái cân bằng, Tổng thống Obama đã có thái độ tương đối tốt với Trung Quốc. Trong chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Kinh năm 2009, Obama bị nhận định là yếu đuối, cố gắng quá sức và đã bị đối xử một cách thiếu tôn trọng. Dưới thời Obama, chúng ta đã thấy sự vươn lên của một Trung Quốc quyết đoán, sẵn sàng lấn tới và có khả năng dẫn đầu ít nhất là trong khu vực lân cận. Nhận định trên có phần hơi thiếu công bằng. Việc Obama đạt được thỏa thuận liên quan đến biến đổi khí hậu với Trung Quốc cuối năm ngoái là một bước đi có tầm nhìn, đem lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên ở cả Bắc Kinh và Washington, Obama được nhận định là một con người yếu đuối. Trong ngoại giao, nhận thức như vậy thường có tác động 99% tới những quyết định của các bên đối tác.
Nguồn cơn ác mộng
Bầu cử Tổng thống ở Mỹ và ở Đài Loan có thể chấm dứt giai đoạn “thời cơ chiến lược” của Trung Quốc.
Trong năm 2016, Hillary Clinton có thể sẽ chuyển vào Nhà Trắng. Bà ấy đã xây dựng được một hình ảnh mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc có vẻ nửa ngưỡng mộ, nửa dè chừng đối với bà ấy sau những chuyến thăm trong quá khứ từ năm 1995 (dự hội nghị của Liên hợp quốc về phụ nữ) cho đến thời kì làm Ngoại trưởng. Bà Clinton được cho là có tính cách cứng rắn và tham vọng một cách đáng sợ. Các nhà phân tích và hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể bắt đầu lo ngại về sự phức tạp của tình hình tương lai khi Nhà Trắng dưới sự lãnh đạo của bà Clinton bắt đầu tập trung khôi phục lại vị thế dẫn đầu thế giới của Mỹ.
Trong cùng năm, Đài Loan cũng sẽ tổ chức cuộc bầu cử chọn người đứng đầu chính quyền. Lãnh đạo hiện nay của Đài Loan, ông Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân đảng (KMT) là một đồng minh tốt của Bắc Kinh giống Obama, nhưng lý do lại hoàn toàn khác biệt. Ông ấy đã thúc đẩy liên kết kinh tế và cẩn trọng chính trị, góp phần đáng kể vào việc giảm căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan từ năm 2008, khi Trần Thủy Biển thôi nắm quyền. Tuy vậy mức ủng hộ đối với Mã Anh Cửu lại thuộc hàng thấp nhất trong những người từng lãnh đạo chính quyền Đài Loan. Trong cuộc bầu cử năm 2016 Đảng Dân tiến (DPP) có thể không chiến thắng áp đảo nhưng khả năng đánh bại Quốc dân đảng vẫn là rất cao, và chính sách của họ chắc chắn sẽ cứng rắn hơn KMT.
Trong vài tháng của năm 2016, Bắc Kinh sẽ chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo thượng tầng của hai đối tác quan trọng bậc nhất, với khả năng tạo ra một môi trường mang tính đối đầu cao hơn. Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy mình rất giỏi trong việc sử dụng các thuật ngữ mới để đem lại lợi ích khá lớn cho Trung Quốc. Tuy nhiên năm 2016 có thể là một cơn ác mộng thay vì tiếp tục là “giấc mộng Trung Hoa”. Chỉ còn khoảng 18 tháng để Chủ tịch Tập khai thác hết những gì có thể ở Tổng thống Obama và người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu. Trong năm 2015 và 2016, Trung Quốc có thể có những động thái đột ngột và bất ngờ để tận dụng thời cơ. Câu hỏi ở đây là Obama và Mã Anh Cửu có tâm trạng để phản ứng lại các động thái trên không, hay các ảo tưởng và lòng kiên nhẫn đối với Trung Quốc của họ đã hết từ lâu.
Sự tăng cường quan hệ đối tác Mỹ và Ấn Độ thể hiện tập hợp lực lượng phòng ngừa giữa các nước lớn để kiềm chế Trung Quốc thay đổi nguyên trạngCũng theo một loạt bài khác trên The Diplomat, một loại thách thức khác đối với Trung Quốc đến từ các tập hợp lực lượng phòng ngừa của các nước lớn. Các động thái tích cực trong quan hệ giữa Mỹ và các đối tác ở châu Á cũng là vấn đề đáng lưu tâm đối với Trung Quốc. Trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi nhân chuyến thăm Ấn Độ, hai nước đã nhất trí sẽ “hợp tác chặt chẽ hơn với các nước ở khu vựchâu Á-Thái Bình Dương thông qua tham vấn, đối thoại và tập trận”. Câu tiếp theo trong bản tuyên bố đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ tam giác Mỹ-Ấn-Nhật. Cùng với việc đa dạng hóa các lĩnh vực hợp tác trong quan hệ song phương Mỹ-Ấn, triển vọng tăng cường hợp tác đa phương giữa Mỹ và các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một tín hiệu đáng lo ngại đối với Trung Quốc và tham vọng vươn lên và cạnh tranh với Mỹ. Trong 1-2 năm tới, khi quá trình hợp tác giữa các nước trên được triển khai, Trung Quốc sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn mà phải có những hành động ứng phó và đáp trả, khiến cho tình hình khu vực biến động mạnh mẽ.
Nguyễn Mạnh Đức
Tags:
Thế giới
Mong cho bọn khựa chết hết đi
ReplyDelete