La Viện đưa Biển Đông vào1 trong 5 mối đe dọa quân sự lớn của TQ
Monday, July 1, 2013
Trung Quốc đang lớn mạnh, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ngày càng gay gắt, tạo mối đe dọa cho an ninh khu vực.
Binh sĩ Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền
Ngày 30 tháng 6, Tân Hoa xã dẫn truyền thông Ấn Độ cho biết, cuộc hội đàm vòng thứ 16 giữa đại diện đặc biệt vấn đề biên giới của hai bên Trung-Ấn đã tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 6 năm 2013, phía Trung Quốc cho biết đã chuẩn bị "mở cánh cửa mới" cho đàm phán biên giới lâu dài với Ấn Độ.
Ngày 28 tháng 6, tờ "The Hindu" đưa tin, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đầu năm nay bắt đầu đảm nhận đại diện đặc biệt phía Trung Quốc, buổi sáng ngày 28 tháng 6 tại nhà khách Điếu Ngư Đài, đã hội kiến với Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, đại diện đặc biệt phía Ấn Độ Sivasankara Menon.
Theo bài báo, do năm nay Trung Quốc đã thay đổi ban lãnh đạo và tình trạng căng thẳng tranh chấp biên giới hai nước sau khi Quân đội Trung Quốc xâm phạm ở khe núi Depsang ngày 15 tháng 4, cuộc hội đàm lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong bài diễn văn trước khi bắt đầu hội đàm, ông Dương Khiết Trì cho rằng, tháng 5 năm nay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Ấn Độ đã đem lại động lực mạnh mới cho sự phát triển quan hệ hai nước.
Ông còn cho biết, sẵn sàng cùng với ông Menon, trên nền tảng kế thừa công việc của những người tiền nhiệm, nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề biên giới Trung-Ấn, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung-Ấn đạt được tiến triển mới trong thời kỳ mới.
Ông Menon gọi Dương Khiết Trì là "bạn cũ". Ông nói, hai nước tổ chức hội đàm trong thời điểm quan hệ Ấn-Trung duy trì xu thế phát triển tốt đẹp, tiến lên theo phương hướng đúng đắn, tích cực".
Trung Quốc dùng sức mạnh trên biển để tìm cách ép Nhật Bản từ bỏ đảo Senkaku, thừa nhận tranh chấp. Dư luận Trung Quốc thậm chí đòi chủ quyền cả Okinawa của Nhật Bản.
Ngày 28 tháng 6, trang mạng "Indian Express" Ấn Độ cho rằng, trong thời điểm đại diện đặc biệt hai nước Ấn-Trung tổ chức đối thoại biên giới vòng thứ 16 để giải quyết vấn đề gai góc này, ngày 28 tháng 6 Trung Quốc cho biết, sẵn sàng cùng Ấn Độ thực hiện đột phá mới trong giải quyết tranh chấp biên giới.
Ấn Độ cho biết, biên giới tranh chấp khoảng 4.000 km, trong khi đó Trung Quốc nói tranh chấp giới hạn ở khoảng 2.000 km biên giới khu vực bang Arunachal.
Đàm phán biên giới hiện nay ở vào giai đoạn thứ hai trong quá trình ba giai đoạn được thương lượng ban đầu. Giai đoạn thứ nhất là xác định nguyên tắc chỉ đạo. Năm 2005, hai nước đã thỏa thuận nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề biên giới. Giai đoạn thứ hai nhằm xây dựng một khung giải quyết vấn đề biên giới. Một khi xác định được khung, hai nước sẽ bước vào công tác phân định ranh giới thực tế.
Ngày 28 tháng 6, trang mạng "The Times of India" chỉ ra, Trung Quốc rất coi trọng chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Menon. Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng TQ Vương Nghị gặp gỡ ông. Menon sẽ đàm phán vấn đề biên giới với Trung Quốc và đặt nền tảng cho chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony vào đầu tháng 7 tới.
Hải quân Trung Quốc, trong đó có Hạm đội Nam Hải ra sức tập trận đòi chủ quyền trên 80% diện tích biển Đông, thách thức nhiều quốc gia.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, không nên đặt hy vọng quá cao vào kết quả hội đàm biên giới trong thời gian 2 ngày lần này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, vấn đề biên giới Trung-Ấn là vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, giải quyết nó cần có thời gian nhất định.
Ngày 28 tháng 6, trang mạng "The Times of India" cho biết, chuyên gia quân sự diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện cho rằng, Trung Quốc không hy vọng nhìn thấy các sự kiện "bất ngờ" ở khu vực biên giới có tranh chấp Trung-Ấn, đồng thời tin rằng cùng với sự xác lập cơ chế đúng đắn, tình hình biên giới có thể được kiểm soát có hiệu quả.
La Viện nói, ông cho rằng tranh chấp biên giới với Ấn Độ thậm chí hoàn toàn không nằm trong danh sách 5 mối đe dọa quân sự lớn hiện nay của Trung Quốc. Theo ông, 5 mối đe dọa lớn này là: Tranh chấp biển Hoa Đông giữa Trung Quốc-Nhật bản, tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với nhiều nước, các mối đe dọa về tài chính, mạng, "ngoài không gian" xuất hiện gần đây.
La Viện, học giả đeo lon thiếu tướng Trung Quốc mang tư tưởng "diều hâu"
Theo: GDVN
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment