Vịnh tự nhiên kín đáo
Vịnh Cam Ranh do có đặc điểm địa lý và tự nhiên đặc biệt nên từ lâu vịnh đã được sử dụng như một căn cứ hải quân. Vịnh được che chắn bởi dãy núi bao quanh là nơi rất thuận lợi cho việc phòng thủ địch khó có thể công vì dọc theo các triền núi có thể bố trí lực lượng pháo binh và tên lửa phòng thủ.
Sau sự thất bại của Hoa Kỳ, họ đã bỏ lại các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam, nhưng trong năm 1979, ngay sau cuộc chiến tranh Trung- Việt đầu tiên, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận với việc cho Liên Xô thuê các cơ sở tại vịnh Cam Ranh trong 25 năm. Năm năm sau đó là một cuộc chiến tranh thứ hai, phía Việt Nam tuyên bố là đã dành chiến thắng, nhưng người Trung Quốc cũng tuyên bố như vậy. Và người Mỹ đã quá sợ hãi Việt Nam.
Mua vũ khí Nga
Lực lượng vũ trang Liên Xô đã xây dựng lại và mở rộng các cơ sở tại đây. Đây là là một cảng quân sự đủ mạnh, nơi đây có thể chứa đến chục tàu chiến cùng lúc kể cả tàu sân bay, tại đây còn có một sân bay quân sự, các hệ thống phòng thủ kín đáo. Tổng diện tích lên đến 100 km vuông… Nhưng trong những năm 90 nơi đây bắt đầu tàn lụi.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đổ vào đây rất nhiều tiền bạc, nhưng phía Việt Nam vẫn giữ ý với Trung Quốc trong việc cải thiện khả năng quân sự của mình. Có thể thấy rằng, về không quân, phòng không và hải quân. Chương trình mua sắm trang thiết bị vũ khí còn quá hạn chế - chỉ là nhắm vào giả định để phong tỏa đường biển và chỉ dành cho cuộc chiến trên biển. Phía Việt Nam không có kế hoạch xây dựng một lực lượng quân đội có khả năng để cạnh tranh với quân đội Trung Quốc. Số lượng trang thiết bị vũ khí mua sắm rõ ràng chỉ được lên kế hoạch cho các cuộc xung đột nhỏ. Người ta tin rằng Việt Nam sẽ không mở rộng cuộc xung đột với đối thủ.
Và sau đó Việt Nam đã nhớ đến nước Nga, họ đã nối lại các hợp tác kỹ thuật - quân sự chuyên sâu. Tuy nhiên, hợp tác này không bao giờ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, phía Việt Nam không chỉ hợp tác với mình nước Nga mà còn có cả các nước khác. Ví dụ như hợp tác với Israel để nâng cấp các xe tăng cũ của Liên Xô và Trung Quốc như T -54, T -55 và Type- 59, và với Hà Lan trong việc đóng mới tàu tuần tra hộ tống.
Hệ thống Bastion - P, Ảnh Trọng Thiết
Tuy nhiên, Việt Nam đã mua từ Nga các máy bay chiến đấu đa chức năng hiện đại với hơn 24 Su -30MK2V và 12 chiếc Su- 27SK. Về phòng không họ cũng đã nâng cấp khả năng tác chiến, ví dụ, Việt Nam đã mua hai hệ thống S -300PMU1. Phía Nga đã giao tàu khu trục nhỏ "Gepard - 3.9" ( hai nước tiếp theo vừa được khởi công ), giao và chuyển giao công nghệ đóng tàu tên lửa " Molniya -M ", cung cấp hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion -PE. " Phía Việt Nam đã quyết định mua lại hạm đội tàu ngầm – 6 tàu ngầm Lớp Kilo 636MV, phía Việt Nam cũng đã quyết định mua hệ thống phòng thủ tích hợp "Caliber-PLE" cũng việc chuyển giao và hợp tác sản xuất tên lửa diệt hạm Uran - E …
Nga một đối trọng mạnh mẽ
Chừng đó rõ ràng là không đủ. Nhưng người Việt phải làm thế nào để sử dụng người Nga trong việc hạn chế sự thù địch với Trung Quốc. Và bây giờ Nga đã có những điều kiện tuyệt vời với Trung Quốc. Trên thực tế, hai cường quốc này đang là liên minh…
Su-30MK2, Ảnh TTVNOL
Mong muốn của Việt Nam trùng hợp với sự hồi sinh sức mạnh quân sự của Nga, với việc tăng cường mạnh hơn nữa trong các hoạt động của hạm đội trên các vùng biển và đại dương xa xôi, và việc xây dựng đang diễn ra ở một hạm đội mới. Và Nga cần cơ sở. Do đó việc nó nằm trong một khu vực quan trọng của cảng Cam Ranh sẽ rất được hoan nghênh. Đặc biệt là việc tàu chiến Nga sẽ thường xuyên xuất phát từ Cam Ranh để chống cướp biển tại Ấn Độ Dương … cho đến bờ biển của Syria, hạm đội Nga sẽ thường xuyên hơn trong việc theo dõi Hải quân hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Trước nhất, các bên đã bắt đầu tiến theo hướng này một cách rất cẩn thận. Rõ ràng có thể Mỹ không thích phải nhìn thấy các cơ sở của Nga trong một khu vực quan trọng như thế này, nơi có khả năng cho phép kiểm soát eo biển chiến lược quan trọng như Malacca và Luzon, và rất nhiều các tuyến đường vận chuyển từ Singapore. Nhưng Kremlin không quá lo lắng về phản ứng của Hoa Kỳ, mà phản ứng của Bắc Kinh mới là quan trọng – về nếu việc này có thể làm hỏng mối quan hệ với đối tác chiến lược và đồng minh của Moscow – Bắc Kinh, Việt Nam sẽ không làm vậy.
Vì vậy, trước tiên chúng tôi cho ra mắt "quả bóng thử nghiệm" - một vài năm trước đây chúng tôi đã nói về một trung tâm nào đó về hậu cần và phục hồi chức năng cho các thủy thủ Hải quân. Sau đó, nói về việc xây dựng khu phức hợp tại Cam Ranh là để bảo trì và sửa chữa cho những tàu chiến mua từ Nga và cả tàu ngầm. Và bây giờ - nơi đây sẽ là một khu dịch vụ hậu cần kỹ thuật thường trực của Hải quân Nga.
Phản ứng của Bắc Kinh
Phản ứng của Trung Quốc là khá trung lập. Báo chí Bắc Kinh phản ứng với tất cả mọi sự thông cảm và hiểu biết. Ví dụ , tờ” Thanh niên Trung Quốc " viết " Nga với sự hồi sinh của sức mạnh trên biển họ cần một nơi như vịnh Cam Ranh…”. Một số ý khác: " Sự xuất hiện căn cứ quân sự Nga tại Cam Ranh sẽ hạn chế ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, với việc Mỹ tuyên bố chính sách "trở lại Thái Bình Dương " là nhằm để kiềm chế Trung Quốc. "
Thực tế là người Trung Quốc không quá tự tin vào khả năng của mình trên các hướng hải quân ở miền Nam, ngay cả trong khu vực gần bờ, vì sợ Hoa Kỳ. Và vì vậy Trung Quốc đã quên sự hiện diện của hải quân Nga tại Cam Ranh một cách thường trực.
Con đường "tơ lụa" trên biển
Hơn nữa, vừa qua Chủ tịch của Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia đã công bố có xu hướng giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Ông cũng đề nghị thành lập con đường tơ lụa Hàng hải. Nói chung là kêu gọi hợp tác hòa bình trong khu vực.
Điều đó cũng đặt ra câu hỏi về sự lo lắng của Bắc Kinh đối với thái độ hòa bình của "người bạn" Nhật Bản , nước mà Trung Quốc đã có rất nhiều thù hằn ? Ngoài ra, Nhật Bản ngày càng liên quan trong các tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ. Điều này là điều rất quan tâm của Bắc Kinh – họ chỉ muốn ai làm gì thì làm miễn là Trung Quốc không phải đối mặt với người Mỹ. Như vậy Trung Quốc trong tranh chấp với Nhật, Mỹ, họ cần sự giúp đỡ của người Nga. Và Moscow sẽ sẵn sàng ra tay, tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Kuril nơi mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Kẻ thua cuộc trong cuộc đua với Nga tới Cam Ranh chỉ có thể là một nước - Mỹ. Tại thời điểm này, việc vận động thân Mỹ ở Hà Nội đang ‘chậm lại. Vì vậy, hành trình đến Cam Ranh là thuận lợi. Vào giai đoạn này, với Nga như vậy là khá hài lòng. Và cả trong các kịch bản khác có thể trong tương lai.
Nguồn : "Argumenti"
Comments[ 0 ]
Post a Comment