"Điện Biên Phủ trên không" giống như trận Stalingrat

6:47:00 AM |
Các nhà nghiên cứu Nga nhận định: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” giống như trận Stalingrat thời chiến tranh Vệ quốc.

                            
         Nhà Việt Nam học Kobelev (phải) và nhà nghiên cứu Việt Nam Varonhin

Phân tích về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà Việt Nam học người Nga đều có chung nhận định: chiến thắng này đã góp phần quyết định vào việc buộc Mỹ phải ký Hiệp định Hòa bình Paris với những điều kiện của Việt Nam. Và xa hơn, đây chính là bước ngoặt lịch sử để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Read more…

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung

5:53:00 AM |
Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?
                      
Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một "điệp viên bí mật đặc biệt" của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra.

Read more…

5:38:00 AM |
Đài Loan đưa thêm trang bị lên đảo Ba Bình

Khi tiết lộ kế hoạch cho thăm dò dầu khí trở lại ở vùng đảo mang tên quốc tế là Itu Aba thuộc quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông, hiện có ba nước khác cũng đòi chủ quyền là Philippines, Việt Nam và Trung Quốc, chính quyền Đài Loan dư biết sẽ gặp phản ứng chống đối từ các láng giềng. Đúng như vậy, vào hôm qua, 29/12/2012, Philippines là nước đầu tiên lên tiếng phản đối.
Read more…

Trung Quốc chiếm vùng đất tổ tiên của Triều Tiên và Hàn Quốc

6:05:00 AM |
Với các tranh chấp lẫn lộn trong các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc, cùng một số phần lãnh thổ ở châu Á có thể đặt ra một số vấn đề nghiêm trọng...

Read more…

Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp

4:27:00 AM |

Kịch bản là bộ khung để phân tích tình huống. Giải pháp các bên chấp nhận mới là đích tìm kiếm của cả "ba tay chơi": Trung Quốc, Mỹ và ASEAN trong cuộc cờ hiện nay. Nếu không đi đến một kết cục có hậu thì một cuộc chiến tranh lạnh và ngăn chận mới có thể diễn ra trong tương lai.
Read more…

Trung Quốc gây ô nhiễm biển Đông

4:21:00 AM |
Trong 3 thập niên qua, tình trạng ô nhiễm do Trung Quốc gây ra khiến diện tích các rạn san hô ở biển Đông và các vùng lân cận giảm hơn 80%.

Đây là kết quả đầy ảm đạm của cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên được thực hiện ở các rạn san hô nằm dọc theo Trung Quốc đại lục và biển Đông. Kết quả này được chuyên trang môi trường Ens-newswire.com dẫn nguồn từ nghiên cứu của Giáo sư Terry Hughes, chuyên gia Matthew Young thuộc Trung tâm hội đồng nghiên cứu của Úc về san hô và Đại học James Cook. Nghiên cứu còn có sự tham gia của một tiến sĩ làm việc tại một Viện Hải dương Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông - NV).

Read more…

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HUYỀN THOẠI GIÁNG SINH

4:07:00 AM |
Trải qua 20 thế kỷ, tất cả những gì chúng ta biết về con người Jesus – được mệnh danh là Chúa Cứu Thế hoặc Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người – đều do 4 cuốn sách mỏng được viết bằng tiếng Hy Lạp trong thế kỷ I gọi là Phúc Âm (Gospels = Tin Mừng). Nhưng trong số 4 cuốn sách đó thì chỉ có hai cuốn của Matthew và của Luke viết về sự ra đời của Jesus mà thôi. Sách của Matthew được viết vào đầu thập niên 80, sách của Luke được viết sau đó khoảng 10 năm.

                                                             
                                          Tượng của thi sĩ John Betjeman ở ga St Pancras, Luân Đôn

Read more…

Trung Quốc chuẩn bị tiến tới "chiến tranh thông tin"

3:51:00 AM |
                      
                                                             © Photо: www.tecnomaps.com

Hệ thống định vị "Bắc Đẩu" của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự, mà còn có ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự của BCH Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông này đã thị sát kiểm tra trạm định vị vệ tinh dẫn đường chính của quân đội Trung Quốc hôm 28 tháng 12. Tức là, một ngày sau khi Bắc Kinh đề xuất cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng hải của mình cho các nước châu Á.
Read more…

Khi các nước lớn hướng Đông

3:33:00 AM |
Các trọng tâm quyền lực kinh tế và quân sự đang thay đổi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Một phương Đông với châu Á làm trọng tâm chưa bao giờ quan trọng đến như vậy trong trật tự quốc tế.

Hàng loạt tuyên bố, động thái, chính sách và biện pháp thực thi của các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2012 cho thấy khu vực này tiếp tục là nơi phát triển năng động, có tầm quan trọng chiến lược, thu hút sự quan tâm của toàn cầu.

                              
Read more…

Siêu tên lửa bắn chính xác tới 1m mà... bán không ai mua

6:00:00 AM |
Một loại tên lửa đã được kiểm chứng hiệu quả qua thực tế chiến đấu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, độ sai số mục tiêu chỉ có 1m mà không bán được cho ai.

Cận cảnh tên lửa AASM lắp dưới cánh máy bay Rafale
Read more…

Tăng cường hợp tác không quân với Nga, Trung Quốc

5:42:00 AM |
                                            
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Thiếu tướng Vương Nghĩa Sinh, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân Trung Quốc. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)


Chiều 28/12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Trung tướng Bondarev Viktor Nhikolaevich, Tổng Tư lệnh Không quân Liên bang Nga, sang thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không.”

Read more…

Tàu Lý Thái Tổ: Tuần tra, kết hợp huấn luyện SSCĐ

5:31:00 AM |
QĐND Online – Trên hải trình làm nhiệm vụ tuần tra khu vực biển được phân công, vào lúc X giờ 45 phút, ngày M, trực ra đa của tàu Lý Thái Tổ (HQ - 012) báo cáo với thuyền trưởng, giọng nhỏ, nhưng đanh:

- “… Phát hiệu vật thể trên hướng, tọa độ x…”.

                                       
                                         Bãi đáp trực thăng chống ngầm trên tàu Lý Thái Tổ

Read more…

Biển Đông:Thái Lan 'phò' Trung Quốc vì lợi ích kinh tế

2:45:00 PM |
                Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Reuters)

Trong những năm gần đây Thái Lan đã liên tiếp có lập trường rất thuận lợi cho Trung Quốc trên những vấn đề liên quan đến Biển Đông, can hệ trực tiếp đến 4 quốc gia Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.Thái độ của Bangkok rất rõ trong cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh (07/2012), khi Ngoại trưởng Thái Surapong Tovichakchaikul đã tỏ quan điểm có lợi cho Bắc Kinh, nói rằng không nên để căng thẳng ở Biển Đông tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Read more…

Trung Quốc gánh hậu quả từ đường lối ngoại giao ngang ngược

11:53:00 AM |
 Người châu Á vẫn hay tếu nhau câu hỏi “ai là nhà ngoại giao hiệu quả nhất của Mỹ tại khu vực”. Một câu trả lời nhận được nghe có vẻ đầy hài hước: “Ngài Bắc Kinh. Vâng, chính ngài  Bắc Kinh là cánh tay đắc lực nhất của Mỹ”.
Read more…

Đài Loan sẽ thăm dò quanh đảo Thái Bình năm 2013

10:21:00 AM |
Chính phủ của Đài Loan sẽ đưa tàu thăm dò đến quần đảo Trường Sa để thăm dò dầu khí quanh đảo Thái Bình ở Trường Sa Biển Đông vào năm tới, quan chức kinh tế Đài Loan cho biết hôm thứ Năm.



Tổng giám đốc Cục Năng lượng thuộc Bộ Kinh tế (MOEA) ông Jerry Ou cho biết Cục đã dành 17 triệu đài tệ để tài trợ cho kế hoạch để thăm dò dầu khí quanh khu vực đảo Thái Bình nơi Đài Loan đang chiếm giữ.

Read more…

Chuyển dịch quyền lực và đột phá quân sự ở Đông Á 2012

10:07:00 AM |
Một số nước Đông Bắc Á tạo ra các bước đột phá mang tính thách thức mới.
Mùa Đông năm nay thật khác thường. Trong khi người Tây Âu đội gió tuyết xuống đường đòi bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết việc làm, ở Đông Bắc Á, các cuộc chuyển giao quyền lực với những hồi kèn vang dội thôi thúc cải cách, phục hồi, chấn hưng dân tộc. Việc Bình Nhưỡng phóng thành công vệ tinh cộng hưởng với các sự kiện chính trị đang hâm nóng bầu không khí chính trị tại khu vực Đông Á.
Read more…

Những vấn đề phát sinh từ sự phát triển của Trung Quốc (3)

9:58:00 AM |
Việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.

Các vấn đề chiến lược quân sự


Các nhiệm vụ chiến lược quân sự của Trung Quốc phần nhiều được quy định bởi các nhu cầu của hoạt động ngoại thương và các vấn đề chính sách đối ngoại của họ có liên quan đến hoạt động này. Vậy giữa sức mạnh quân sự, ngoại thương và chính sách đối ngoại nói chung có thể có liên hệ như thế nào? Ví dụ, nếu một quốc gia nào đó phụ thuộc vào các nguồn cung tài nguyên bằng đường biển, thì rõ ràng là xu hướng xây dựng quân đội của nước đó thiên về ưu tiên phát triển hải quân.
Read more…

Những vấn đề phát sinh từ sự phát triển của Trung Quốc (2)

9:56:00 AM |
Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.

Read more…

Những vấn đề phát sinh từ sự phát triển của Trung Quốc (1)

9:51:00 AM |
Nếu tình hình tài chính của EU, Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới không được cải thiện, Trung Quốc một là sẽ phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nước ngoài mới và phát triển thương mại với các đối tác thay thế, hai là mở rộng dung lượng thị trường nội địa.

“Nền kinh tế hải đảo”
 
Kinh tế Trung Quốc mỗi năm một tiến gần hơn đến mô hình gọi là “quốc gia hải đảo”, tức là mô hình của một hệ thống kinh tế mà sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đã gần với mức nguy kịch. Với tư cách ví dụ của hệ thống như thế có thể nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc, còn với tư cách ví dụ lịch sử thì có thể nói đến nước Anh vào cái thời mà nó vẫn còn là một nước công nghiệp hùng mạnh và hoạt động để xuất khẩu.
Read more…

Petro VN chuẩn bị mọi tình huống cho tình hình biển Đông

9:26:00 AM |
Trao đổi với báo chí về việc tàu Bình Minh 02 lại bị đứt cáp và biện pháp tránh việc bị xâm hại tương tự, ông Thực cho rằng PVN phải chuẩn bị cho mọi tình huống trên biển Đông. Ông Thực tái khẳng định thái độ của PVN là bình tĩnh vì đang hoạt động trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế VN. “Vùng này không phải tự VN quy định mà căn cứ theo luật pháp quốc tế” - ông Thực nói.


Read more…

10 sự kiện nổi bật Đông Nam Á năm 2012

11:29:00 AM |
 Năm 2012 đang dần khép lại sau nhiều biến động. Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á đã chứng kiến nhiều sự kiện sôi động, có cả gam sáng lẫn tối.



Dưới đây là bình chọn của Dân trí về 10 sự kiện nổi bật nhất tại Đông Nam Á trong năm qua.

Read more…

Trung Quốc chi 1,6 tỷ USD gia cố công sự các đảo ở biển Đông

10:02:00 AM |
Ngày 25/12, hãng tin Bloomberg cho biết, chính quyền trung ương Trung Quốc vừa phê duyệt dự án xây dựng các công trình trái phép trên các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 Một góc đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa

Read more…

Nga sắp hoàn tất hợp đồng vũ khí cho VN

6:38:00 AM |
Nga sẽ hoàn tất việc bàn giao máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Việt Nam vào lúc kết thúc năm nay, hãng tin quân sự Interfax-AVN hôm 24/12 trích lời Phó giám đốc Công ty Kỹ thuật - Quân sự Liên bang, Vyacheslav Dzirkaln, nói.

                                               

                                                                                Ảnh TTVNOL

Tuy nhiên, hiện không hề có cuộc thảo luận nào với Hà Nội về việc mua bán thêm máy bay hoặc mua bán các hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối không S-300, ông cho biết thêm.
Read more…

Nhận dạng chính sách Ấn Độ đối với Đông Nam Á/Biển Đông

8:27:00 PM |

(Toquoc)- Mức độ can dự được giữ sao cho phù hợp với thực lực của Ấn Độ và tính tới quan hệ với Trung Quốc.


Nhà chiến lược Kautilya người Ấn Độ (370-286 TCN) từng nói: “Láng giềng của bạn là kẻ thù tự nhiên của bạn và láng giềng của láng giềng của bạn là bạn của bạn”. Điều này dường như phản ánh triết lý của các nhà hoạch định chính sách đương đại Ấn Độ trong quan hệ với Đông Nam Á.

Quan hệ Ấn Độ-ASEAN: Trọng tâm là kinh tế

Vào dịp các nhà lãnh đạo cấp cao Ấn Độ và 10 quốc gia thành viên ASEAN gặp nhau tại New Delhi ngày 20-21/12 để kỷ niệm 20 năm hai bên thiết lập quan hệ hợp tác, Đài RFI đưa lại ý kiến của Bhaskar Roy, một chuyên gia phân tích chiến lược tại New Delhi thuộc nhóm nghiên cứu Phân tích Nam Á (SAAG), cho rằng ASEAN muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nước đang thống trị khu vực cả về chính trị lẫn kinh tế. “Bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ là một điều không ổn, nhất là với thái độ hống hách mà Trung Quốc đang bộc lộ. Do đó, rõ ràng là ASEAN đang thăm dò nhiều hướng thoát”. Ấn Độ chính là một trong những hướng này.


Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc cờ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Minh họa của báo Trung Quốc)

Read more…

Tàu Hải quân Ấn Độ sẽ cập cảng Đà Nẵng

8:24:00 PM |
(VTC News) - Ngày 24/12, Sở Thông tin truyền thông Đà Nẵng cho biết, ngày 31/12/2012 tàu huấn luyện INS SUDARSHINI, thuộc lực lượng Hải quân Ấn Độ sẽ đến thăm Đà Nẵng.

Theo đó, đây là tàu buồm huấn luyện mang số hiệu AVLL, hô hiệu A77 thuộc lực lượng Hải quân Ấn Độ đầu tiên đến Việt Nam trong năm 2013. Tàu có chiều dài 54 m, rộng 8,5 m, mớn nước 4,8 m, lượng giãn nước 30 tấn do Trung tá N SHYAM SUNDAR làm chỉ huy. Tàu khởi hành từ Manila (Philippine) mang theo 10 sỹ quan, 30 học viên và 40 thủy thủ.

Read more…

Hai tàu khu trục Trung Quốc sẽ thăm Việt Nam

11:58:00 AM |
Sau khi kết thúc chuyến thăm hữu nghị Úc, hai tàu khu trục hải quân Trung Quốc là tàu Ích Dương 548 và tàu Thường Châu 549 sẽ thực hiện chuyến thăm hữu nghị Việt Nam.

Tàu khu trục Ích Dương ( Yi Yang ) 548, NATO đặt là Jiangkai-II FFG.
Lượng rẽ nước 4,500 tấn, chiều dài 134m, chiều ngang 16m, mớn nước 6m.
Thủy thủ đoàn 250 người, tốc độ 32 knots.
Được trang bị một trực thăng Ka-28 hoặc Z-9c.
Vũ khí: 1 - 9M38/HQ-16 VLS, 32 tên lửa. 8 - LR SSM YJ-83. 1 - Súng 76mm . 2 - Súng type 730 30mm CIWS. 6 - 533mm ngư lôi. 2 - 6 tên lửa tầm thấp.
Ảnh: Yi Yang, one of the three visiting Chinese navy ships, enters a port in Sydney, Australia, on Dec. 18, 2012. Three Chinese navy ships returning home from counter-piracy operations in the Gulf of Aden have arrived in Sydney as part of a four day port visit, local media reported on Tuesday.
Tàu Yi Yang, một trong ba tàu hải quân Trung Quốc hôm qua cập cảng Sydney trong chuyến thăm 4 ngày ở Australia. Ảnh: Xinhua

Read more…

Việt - Trung 2012: Sóng từ Biển Đông

6:40:00 AM |


Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn địnhquan hệ song phương.

Hợp tác quan hệ giữa hai nước trong năm qua được duy trì và có những tiến triển nhất định. Về chính trị, hai bên tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao.

Nhân dịp Trung Quốc tổ chức đại hội đảng, Việt Nam đã cử Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân sang chúc mừng thành công đại hội và chuyển điện mừng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Tổng bí thư Tập Cận Bình.




Read more…

Putin sang Ấn Độ thúc đẩy bán vũ khí và hợp tác kinh tế

5:25:00 PM |

(Dân trí) – Ngày 24/12, Tổng thống Nga Putin đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ với hàng loạt mục tiêu quan trọng. Trong đó tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế chính là trọng tâm của các cuộc hội đàm.


Theo hãng tin AFP, tháp tùng ông Putin trong chuyến công du này gồm nhiều Bộ trưởng và quan chức quân sự cấp cao của Nga. Đây cũng là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của người đứng đầu điện Kremlin kể từ khi ông trở lại cương vị Tổng thống. 
Nga và Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế
Nga và Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế

Read more…

Báo Mỹ: Manila và Bắc Kinh “bên bờ vực đối đầu”

10:50:00 AM |
Đánh giá các gii pháp do Chính quyn Philippines tiến hành t đu năm đến nay nhm tháo g các bt đng Bin Đông vi Trung Quc, t "Tp chí Chính tr Thế gii" (M) ngày 22/12 nhn đnh sau hàng lot cuc  trao đổi ngoại giao căng thẳng nhưng bất thành, Philippines và Trung Quốc đã đứng bên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp trong cuộc tranh chấp bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông.



Read more…

Động thái dùng người lạ của Trung Quốc ở Biển Đông

8:33:00 AM |
(Quốc phòng) - Trung Quốc đã biệt phái nữ sĩ quan đầu tiên ra đồn trú trái phép tại Trường Sa, nhưng không tiết lộ thân nhân cũng như động cơ mục đích.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 21/12 dẫn nguồn tin trang hải quân Trung Quốc cho biết, ngày 10/12 Trung Quốc đã phái Lưu Khiết Thuần, một nữ sĩ quan trẻ ra đồn trú trái phép tại Trường Sa (quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam)
Nữ sĩ quan biệt phái Lưu Khiết Thuần
Nữ sĩ quan biệt phái Lưu Khiết Thuần

Read more…

Không quân Campuchia mua 12 trực thăng Trung Quốc

10:53:00 AM |
Không quân Campuchia sẽ trang bị 12 máy bay trực thăng quân sự của Trung Quốc trong giữa tháng 4 và tháng 8-2013. Báo Phnom Penh Post (Campuchia) ngày 20-12 cho biết người phát ngôn không quân hoàng gia Campuchia Prak Sokha đã tuyên bố như trên.




Người phát ngôn nêu rõ 25 phi công và thợ máy Campuchia đang được đào tạo tại Trung Quốc để chuẩn bị tiếp nhận số trực thăng Harbin Z-9 của Trung Quốc, phiên bản tương tự trực thăng Eurocopter AS365 Dauphin của Pháp. 12 trực thăng gồm bốn trực thăng chiến đấu, sáu trực thăng vận tải và hai trực thăng chuyên cơ chở VIP. Theo người phát ngôn, không rõ chính phủ Campuchia mua số trực thăng này hay đây là trực thăng Trung Quốc tặng.

Trang web Asie-info.fr ghi nhận hồi tháng 8-2011, chính phủ Campuchia thông báo đã ký hợp đồng với Trung Quốc mua lô máy bay Z-9 trị giá 195 triệu USD. Lúc đó báo chí cho biết đây là khoản vay của Trung Quốc. Hồi tháng 10, cảng Sihanoukville đã đón lô hàng khoảng 100 xe tăng và 40 xe bọc thép có thể từ Ukraine.

Nguồn Xã Luận
Read more…

Luyện quân ở Lữ đoàn Hải quân 172

6:45:00 AM |
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tàu tên lửa, phóng lôi 172 (Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân) luyện tập phương án chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Read more…

Bí mật siêu tàu của Hải quân Việt Nam

6:29:00 AM |

Một con tàu có trọng tải đến 2.200 tấn do Nhà máy Z189 đóng cho Hải quân VN vừa được đưa vào sử dụng. Nó được xem là sự kiện lịch sử, khi là một con tàu quân sự nhưng không phải là tàu chiến.


Một lãnh đạo của Quân chủng Hải quân đã ví von: “Con tàu ấy như tính cách dân tộc VN: yêu chuộng hòa bình”.




Hạ thủy tàu vận tải kiêm quân y Khánh Hòa HQ561.
Read more…

Chính sách hướng Đông kết trái

5:16:00 AM |
Hôm nay Ấn Độ sẽ chào đón các Bộ trưởng từ khắp Đông Nam Á đến New Delhi để tham dự một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ.


Read more…

Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển?

3:55:00 AM |

Liệu sức mạnh hải quân đang lên của New Delhi có thể thay đổi cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương?
Có phải Hải quân Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển? Trong những năm qua, khi người Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội hải quân của họ, các chiến lược gia Ấn Độ đã quan ngại về những gì có thể đóng vai trò quan trọng đối với các lợi ích kinh tế và chính trị của nước họ. Một cuốn sách mới đây của C. Raja Mohan, một trong các nhà tư duy chiến lược có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ, khám phá viễn cảnh về sự cạnh tranh Trung - Ấn trải rộng từ dãy Himalaya tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nguy cơ gây ra một cuộc chiến giành ảnh hưởng trên biển trong khu vực giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Vì vậy, càng thú vị hơn khi tại một cuộc họp báo ngày 3/12, đô đốc cấp cao của Ấn Độ dường như gợi ý rằng lực lượng hải quân của ông sẽ bảo vệ các nỗ lực thăm dò dầu khí Việt - Ấn ở Biển Đông trước sự hiếu chiến của Trung Quốc. Một công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ, ONGC, đã tham gia vào các cuộc thăm dò nước sâu với Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2006, bất chấp phản đối của Trung Quốc.
Tuy nhiên, tính xác thực của tuyên bố mà Đô đốc D.K Joshi đưa ra không gây nhiều ấn tượng. Thay vì phát tín hiệu về một sự triển khai thì ông chỉ đơn thuần củng cố lập trường lâu nay của Ấn Độ rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa hải quân đã khiến Ấn Độ lo ngại, và giống như các cường quốc hải quân khác, Ấn Độ đang chuẩn bị cho các viễn cảnh trong trường hợp tồi tệ nhất. Đó thậm chí không phải là một tín hiệu sẵn sàng hành động, chứ đừng nói đến cảnh cáo.
Dù sao, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ hiện diện hải quân thường xuyên ở Thái Bình Dương hơn so với nhiều người vẫn nghĩ, do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế cùng sự cải tiến công nghệ quân sự và tăng cao các lợi ích năng lượng của nước này. Hải quân Ấn Độ, về lịch sử, là nhỏ nhất và ít nguồn lực nhất trong ba bộ phận thuộc quân đội Ấn Độ trước những lo lắng về an ninh ở trong nước và những tranh chấp biên giới bộ chưa được giải quyết với Pakistan và Trung Quốc. Lực lượng này chỉ có khoảng 60.000 quân nhân tại ngũ và một ngân sách hàng năm khoảng 7 tỷ USD, gần bằng một phần tư sức mạnh và nguồn lực của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Các năng lực tầm xa của họ khởi nguồn từ một tàu sân bay đơn lẻ, một tàu vận tải đổ bộ cũ, 14 tàu ngầm chạy bằng diesel do Nga hoặc Đức thiết kế, và khoảng 20 tàu khu trục.

Tuy nhiên, sức mạnh là tương đối, và đội tàu có vẻ nhỏ này ngày nay đang đóng góp sự hiện diện hải quân lớn nhất ở Ấn Độ Dương sau Hải quân Mỹ. Ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc, chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và có lẽ là đảo Đài Loan mới có được những năng lực có thể sánh được cho khu vực này. Nhưng hải quân Ấn Độ vượt trội hải quân của những nước dính líu đến tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông. Sự hiện diện tạm thời của thậm chí một đội tàu chiến nhỏ của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng có thể tạo ra một sự khác biệt đầy ý nghĩa cho cán cân quyền lực của khu vực.
Các lợi ích, các nguồn lực và các khả năng công nghệ ngày càng lớn của Ấn Độ nhiều khả năng sẽ dẫn nước này tới hoạt động hải quân tăng cường ở phía đông Eo biển Malacca, điểm nối then chốt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà qua đó, 40% tổng mậu dịch của thế giới và phần lớn lượng nhập khẩu dầu lửa của Đông Á đi qua.

Ấn Độ đang tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển cho một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tự thiết kế, loại tàu mà sẽ gia tăng đáng kể phạm vi sẵn sàng hành động của hải quân nước này. Trong hai năm tới, Ấn Độ sẽ biên chế một tàu sân bay thứ hai và các tàu ngầm hiện đại của Pháp vào phục vụ tại ngũ, nhằm nâng cấp hạm đội đang cũ dần của nước này. Ngân sách quốc phòng dành cho Hải quân tăng nhanh chóng, từ chưa đầy 15% chi tiêu quân sự hàng năm của Ấn Độ năm 2000 lên 19% trong năm 2012, nhanh hơn tổng chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ. Và thỏa thuận năm 2009 nhằm mua máy bay P-8 từ Mỹ, loại có thể ngăn chặn các tàu và lần theo dấu vết các tàu ngầm, cho thấy tham vọng về công nghệ của Ấn Độ ở các vùng biển khơi.
Có lẽ, quan trọng hơn cả là Ấn Độ có khả năng hợp tác với các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Khởi đầu bằng những cuộc tập trận cơ bản hồi đầu thập niên 2000, sự hợp tác của Hải quân Ấn Độ với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã phát triển thành các cuộc tập trận phức tạp. Năm 2004, Ấn Độ thử nghiệm khả năng phản ứng của nước này trước các cuộc khủng hoảng khu vực với sự phối hợp của Mỹ, Nhật Bản và Australia bằng cách thực hiện các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Đông Nam Á tiếp sau trận sóng thần hủy diệt ở Ấn Độ Dương. Và một loạt các cuộc tập trận hải quân Malabar giữa Ấn Độ và Mỹ, với sự tham gia của Nhật Bản, Australia và Singapore, đã nâng cao năng lực của Hải quân Ấn Độ nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác ở cách xa các bờ biển nước này.
Điều này ngược lại với Trung Quốc: ngoài những tranh cãi với các nước Đông Nam Á, và với Nhật Bản về các đảo tranh chấp mà chỉ càng tạo thêm nghi ngờ về các ý đồ quân sự của Trung Quốc - Bắc Kinh còn nhanh chóng cắt đứt các quan hệ quân sự, chẳng hạn như đã làm sau khi Washington bán vũ khí cho Đài Loan năm 2010. 

Không một việc nào trong những gì kể trên có nghĩa là Ấn Độ đang định chọn một cuộc chiến với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt khi New Delhi không có các lợi ích lãnh thổ ở đó. Các khía cạnh khác của quan hệ Trung - Ấn, chẳng hạn như các cuộc hội đàm mong manh về khu vực Himalaya tranh chấp, thương mại song phương hơn 70 tỷ USD và đang ngày càng lớn mạnh, còn quan trọng hơn nhiều với New Delhi. Tuy vậy, từ bỏ các tuyên bố trước áp lực từ Trung Quốc lại có thể khiến chính phủ Ấn Độ bẽ mặt, cả ở trong và ngoài nước. Khi đương đầu với áp lực từ Bắc Kinh - như trong chuyến thăm năm 2009 của Dalai Lama tới thị trấn Tawang ở vùng biên giới tranh chấp, hoặc các thời điểm khi Trung Quốc từ chối cấp visa cho một số hộ chiếu Ấn Độ - phản ứng của New Delhi nhìn chung là giữ vững lập trường.
Rõ ràng Ấn Độ cần phải làm một công việc tốt hơn nhằm kiểm soát thông điệp của mình. Cố vấn an ninh quốc gia nước này, Shivshankar Menon, người đã tới Bắc Kinh để đàm phán về biên giới khi Joshi đưa ra thông điệp của mình, hồi đáp rằng truyền thông Ấn Độ đã "bịa" chuyện. Về phần mình, Trung Quốc cần phải nhìn nhận rằng sự quyết đoán hung hăng của nước này về lãnh hải đã buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các láng giềng Đông Nam Á. Việc Trung Quốc hồi tháng 11 cấp hộ chiếu có hình bản đồ thể hiện tất cả các tuyên bố lãnh hải của nước này là một hành động rất khó coi, gây phẫn nộ  đồng thời nhiều quốc gia khu vực. Trung Quốc chỉ có thể tự trách chính mình nếu các nước tìm kiếm động cơ chung lớn hơn với nhau, hoặc với các cường quốc hải quân khác.
Các năng lực hải quân đang lớn mạnh của Ấn Độ và các ràng buộc thương mại ngày càng sâu sắc của nước này ở Vành đai Thái Bình Dương có nghĩa là giờ đây nước này có đủ năng lực cung cấp an ninh trong khu vực để đảm bảo cho các hải trình an toàn và thông suốt. Với nhiều nước đã đầu tư vào khu vực, đặc biệt là Mỹ, đó là một điều đáng hoan nghênh. Cả với Trung Quốc, điều này cũng đặt ra cơ hội khác cho cải thiện sự hợp tác với New Delhi nhưng đòi hỏi nước này phải thừa nhận Ấn Độ có khả năng đóng vai trò của một cường quốc Thái Bình Dương.

Tuần Vietnamnet
Read more…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Quân chủng Phòng không - Không quân

3:18:00 AM |

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 921 (Ðoàn Sao Ðỏ).       Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)  





Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Ðiện Biên phủ trên không", ngày 19-12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.
Thăm khu trực ban chiến đấu của Trung đoàn Không quân 921 - Trung đoàn Không quân tiêm kích đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước đã nghe báo cáo quá trình xây dựng trưởng thành của đơn vị.
Chủ tịch nước cũng đã dâng hương đặt vòng hoa tại Tượng đài không quân, nơi lưu danh các Anh hùng liệt sĩ Quân chủng Phòng không đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; thăm Nhà truyền thống của Sư đoàn không quân 371; thăm và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361, thắp hương tại Bia tưởng niệm liệt sĩ và trồng cây lưu niệm tại đơn vị.
Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ tịch nước nêu rõ, trong gần 50 năm qua, quá trình xây dựng và trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng, lập nhiều chiến công xuất sắc của Quân chủng Phòng không - Không quân gắn liền với lịch sử phát triển của quân đội và đất nước ta, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân chủng là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đối với miền bắc. Ðặc biệt, trong cuộc đối đầu lịch sử với không quân Mỹ 12 ngày đêm tháng 12-1972, bộ đội phòng không - không quân đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng toàn quân, toàn dân ta đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó có 34 máy bay chiến lược B52, làm nên chiến thắng vĩ đại "Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không". Ðây là một trong những chiến công lừng lẫy của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Chiến thắng đó đã tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của quân đội ta và của bộ đội phòng không - không quân anh hùng.
Chủ tịch nước đề nghị, trong những năm tới, cán bộ, chiến sĩ quân chủng quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Ðảng, của Quân ủy T.Ư. Ðặc biệt là Nghị quyết T.Ư 8 (khóa IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" và Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng; trong đó cần tập trung thường xuyên chăm lo xây dựng quân chủng vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu. Bảo đảm toàn quân chủng là một khối thống nhất về ý chí và hành động, tuyệt đối trung thành với Ðảng, Tổ quốc và nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Thường xuyên nghiên cứu nắm chắc tình hình, âm mưu thủ đoạn của địch, nhất là đối tượng tác chiến phòng không, để có những phương án, quyết tâm chính xác, kịp thời, không ngừng hoàn thiện thế trận phòng không gắn với thế trận phòng thủ trên từng khu vực. Làm tốt vai trò tham mưu cho Ðảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng xây dựng các lực lượng phòng không, tạo thành thế trận phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, lãnh đạo quân chủng cần tiếp tục nghiên cứu tổng kết những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong thế kỷ 20 và kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh trên thế giới gần đây, đặc biệt là trong các chiến dịch phòng không lớn, để vận dụng trong điều kiện mới. Tăng cường nghiên cứu lý luận, nghệ thuật quân sự, tác chiến phòng không hiện đại; coi giáo dục đào tạo và huấn luyện chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của tất cả các cấp...
Báo cáo Chủ tịch nước về thành tích trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân hứa với Chủ tịch nước sẽ tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý nghĩa thời đại và lịch sử của Chiến thắng "Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không", phấn đấu, rèn luyện trong toàn lực lượng, xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
* Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QÐND) Việt Nam, 23 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân 22-12 và Tổng kết giai đoạn 1 Dự án đường tuần tra biên giới, chiều 19-12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp cùng tác giả - Thượng úy, Nhà báo Vũ Quang Thái (Báo QÐND) công bố ra mắt cuốn sách ảnh "Con đường mang dáng hình Tổ quốc".
Cuốn sách gồm hơn 400 bức ảnh, chùm ảnh, bài viết mà tác giả thực hiện trong những chuyến đi thực tế trên các cung đường tuần tra biên giới từ năm 2008 đến nay. Các bức ảnh đã khắc họa phần nào những khó khăn, vất vả trong quá trình thi công tuyến đường của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị công binh, doanh nghiệp quân đội. Dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn nêu cao ý thức tự giác, không quản ngại gian khó, hiểm nguy, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao..., đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố thế trận quốc phòng, an ninh trên địa bàn biên cương của Tổ quốc.
* Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh trao 68 suất học bổng "Vòng tay đồng đội" cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. Trong đó, 24 suất học bổng cho các sinh viên, trị giá 1,5 triệu đồng/suất; 44 suất học bổng cho học sinh, trị giá một triệu đồng/suất.
Ðây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện trách nhiệm và tình cảm đối với con em các Anh hùng liệt sĩ, các quân nhân đã có những cống hiến, hy sinh lớn lao cho đất nước mà bản thân và gia đình đang còn gặp khó khăn.
TTXVN và PV






Read more…

Trung Quốc rút ngắn khoảng cách về tàu ngầm với Nga, Mỹ

2:24:00 PM |
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ China daily, tướng Li Jie - chuyên gia thuộc Học viện Nghiên cứu hải quân Trung Quốc  cho biết rằng các loại tàu ngầm của Trung Quốc được thiết kế độc lập bởi các chuyên gia Trung Quốc, chúng có thể hoạt động tương tự với các loại tàu ngầm của các nước Hoa Kỳ, Nga, Đức và Nhật Bản, mặc dù vậy vẫn còn một khoảng cách nhỏ đối với các nước phát triển về nguồn điện và tiếng ồn.

Li Jie giải thích rằng quá trình thiết kế và đóng tàu ngầm của Trung Quốc đã thực sự trưởng thành và ngày càng được cải thiện. Nhờ sự thông minh và trí tuệ của người Trung Quốc, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thiết kế và đóng tàu ngầm. Các tàu ngầm này được thiết kế một cách độc lập bởi người Trung Quốc mà không gặp vấn đề lớn nào, nhưng vẫn còn một số khoảng trống nhỏ trong việc ứng dụng vật liệu chống ồn, và nguồn điện (Pin).

Li Jie cho biết thêm rằng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc rất gần với các tàu ngầm hạt nhân được phát triển bởi Hoa Kỳ và Nga cũng như các tàu ngầm thông thường được phát triển bởi Nhật Bản và Đức trong các chỉ số hoạt động, Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với họ. Cụ thể, Trung Quốc đã có những cải tiến trong hiệu ứng âm thanh, tàng hình, ứng dụng vật liệu mới, sức chiến đấu dưới nước, trong khi chúng tôi cũng đang phát loại tàu ngầm mang các loại tên lửa tầm xa, tầm ngắn, chống hạm và tên lửa đạn đạo.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nỗ lực để cải thiện công nghệ tàu ngầm AIP, và đã có được một tiến bộ lớn. AIP Air Independent Propulsion (động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học.

Asian Defense 
Read more…

Ba 'sát thủ săn ngầm' của Không quân Việt Nam

11:40:00 AM |

Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị 3 loại máy bay cánh bằng và trực thăng chuyên dùng để tiêu diệt tàu ngầm.



Cuối năm 1980, Bộ Tư lệnh quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội Beriev Be-12 thuộc trung đoàn 933 (sư đoàn 372). Be-12 là loại thủy phi cơ săn ngầm cỡ lớn do Liên Xô phát triển chuyên dùng để săn lùng tàu ngầm. (Ảnh minh họa nước ngoài).
Be-12 có khả năng mang được 3-4 tấn vũ khí gồm ngư lôi chống ngầm tự dẫn và bom để tấn công tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trong ảnh là cửa khoang vũ khí dưới bụng thủy phi cơ Be-12. (Ảnh minh họa nước ngoài).
Năm 1981, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc Be-12. Trong suốt nhiều năm hoạt động, Be-12 tích cực tham gia công tác bay tuần tra bảo vệ biển đảo Việt Nam. Trong ảnh là tổ lái máy bay Be-12 Việt Nam sau một chuyến bay tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Cùng thời điểm Việt Nam tiếp nhận Be-12, Liên Xô cũng viện trợ cho ta một số trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25. Đây là một loại trực thăng cực kỳ độc đáo trên thế giới với cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục (hai cánh quạt nâng chồng lên nhau). Với cơ cấu cánh này, máy bay có tính cơ động cao, không cần cánh quạt đuôi và có kích thước nhỏ gọn phù hợp hoạt động trên biển.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 và Be-12 tham gia nhiều chuyến bay tuần tra bảo vệ biển Việt Nam.
Sau Ka-25, Việt Nam còn được trang bị mẫu cải tiến trực thăng săn tàu ngầm Kamov Ka-28. Hiện nay, Ka-28 gần như là trực thăng chuyên chống tàu ngầm chủ lực của Không quân Việt Nam.
Tương tự Ka-25, Ka-28 cũng thiết kế với cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục phù hợp cho hoạt động trên biển.
Ka-28 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117V cho phép đạt tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay 980 km. Khoang vũ khí của Ka-28 mang được ngư lôi tự dẫn và bom chống tàu ngầm.
Không quân Nhân dân Việt Nam còn có một vài chiếc máy bay Ka-32T thiết kế tương tự Ka-25/28 nhưng là dành cho mục đích vận tải và cứu hộ.


Theo Kiến Thức
Read more…

Cảnh giác: Chiến lược “Hải quân hóa tàu chấp pháp biển” của Trung Quốc

6:46:00 AM |
ANTĐ - Gần đây, trong lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc liên tục xuất hiện các tàu hải giám và ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn. Đây chính là điểm khởi đầu của chiến lược nguy hiểm mới của Trung Quốc: “Quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” hay còn gọi là “hải quân hóa các tàu chấp pháp biển.”


Tàu hải quân rầm rộ chuyển thành tàu hải giám
Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Các tàu này đều có số hiệu 3 chữ số như: Hải giám 110, Hải giám 111, Hải giám 112, Hải giám 137, Hải giám 168, Ngư chính 206…., với lượng giãn nước hàng nghìn tấn. Nhiều người thắc mắc là trong một thời gian ngắn Trung Quốc làm sao mà đóng được nhiều tàu với lượng giãn nước lớn như vậy? Lần theo nguồn gốc của các tàu này người ta không khỏi giật mình, tất cả những tàu đó đều là tàu hải quân Trung Quốc vừa hoán đổi chức năng, nhiệm vụ.
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Đầu tháng 12 vừa qua, tổng đội hải giám Bắc Hải đã tiếp nhận 2 tàu hải giám có tải trọng hàng nghìn tấn là tàu Hải giám 111 và Hải giám 112. Hải giám 111 nguyên là tàu Hải Băng 723 thuộc lớp tàu phá băng thế hệ thứ nhất của Trung Quốc. Tàu Hải giám 112 nguyên là một tàu hải quân thực thụ, thuộc chủng loại tàu quét/rải lôi mang số hiệu 814 “Liêu Ninh”. Đây chính là kẻ xấu số bị lấy mất tên trao cho tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc.
Trước đó khoảng 1 tháng (ngày 14/11), lực lượng Hải giám Trung Quốc còn tiếp nhận một loạt tàu kéo hải quân chuyển loại là các tàu Bắc Đà 710, Đông Đà 830, Nam Đà 154 được “biến hóa” thành tàu chấp pháp với cái tên Hải giám 110, Hải giám 137, Hải giám 167, đồng thời Hạm đội Nam Hải cũng đã hoàn tất chuyển giao tàu thăm dò, đo đạc hải dương Nam Điều 411 và tàu 852 “Hải Vương Tinh” cho lực lượng hải giám Trung Quốc để hoán đổi thành tàu Hải giám 168 và Hải giám 169.

Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tờ “Nam Kinh nhật báo” số ra ngày 27/09 năm nay cho biết, vào ngày 26/09 hạm đội Đông Hải đã chính thức bàn giao tàu khu trục tên lửa thế hệ đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 131 “Nam Kinh” cho lực lượng chấp pháp biển. Trên trang mạng “Người quan sát” của Trung Quốc ngày 03/12/2012 cũng xác nhận, hiện các tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh, tàu vận tải Nam Vận 830 và tàu thăm dò, đo đạc hải dương Đông Trắc 226 cũng đã được chuyển giao sang cho lực lượng hải giám để “tân trang” thành tàu chấp pháp biển. Ngoài ra, tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051) cũng sắp được bàn giao cho lực lượng hải giám.
Tàu ngư chính âm thầm triển khai
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, sáng 11-12 vừa qua, Trung tâm chỉ huy Ngư chính - Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành lễ tiếp nhận tàu Ngư chính 206 vào trong biên chế của Phân cục ngư chính Đông Hải. Tàu này đã chính thức trở thành tàu Ngư chính lớn nhất Trung Quốc với lượng giãn nước 5872 tấn, chiều dài 129,82m, rộng 17m. Tiền thân của nó chính là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), nguyên trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến.
Tàu ngư chính 206 nguyên là tàu điều tra hải dương 871 Lý Tứ Quang có lượng giãn nước 
lớn nhất trong số các tàu ngư chính Trung Quốc là  
5872 tấn.
 

Đầu tháng 7 năm nay, trên các trang mạng Trung Quốc rộ lên thông tin con tàu này bị chìm ở gần khu vực Hoàng Sa, sau đó 2 ngày tất cả các trang báo Hoa ngữ đều dỡ bỏ thông tin này. Sự việc này hoàn toàn là có cơ sở, có thể sau khi bị chìm, trang thiết bị quan trắc, đo đạc và hệ thống điện, điện tử của tàu bị hư hỏng, không còn thích hợp cho nhiệm vụ điều tra hải dương nên nó đã được âm thầm điều động sang biên chế của Trung tâm chỉ huy Ngư chính – Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và sau khi hoàn tất công tác đại tu, “mông má” trở thành tàu Ngư chính 206.
Trên các trang mạng Trung Quốc có 1 bức ảnh chụp tàu Ngư chính 206 vừa sơn sửa lại xong, bên cạnh còn có 1 tàu hải quân của hạm đội Nam Hải mang tên Nam Bác 952. Rất có khả năng, nối gót Ngư chính 206, tàu này cũng được hoán cải thành một tàu ngư chính.
Lễ bàn giao cho lực lượng ngư chính vừa kết thúc, tàu Ngư chính 206 ngay lập tức ra khơi cùng với tàu Hải giám 46 và Hải giám 49, Hải giám 137, Hải giám 110 (2 tàu sau cũng vừa gia nhập lực lượng hải giám Trung Quốc trong tháng 11 và 12)…, liên tục tiến hành các đợt tuần tra khu vực biển đang tranh chấp với Nhật là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc khu vực biển Hoa Đông (Đông Hải).
Trước đây, tàu Nam Cứu 503 trực thuộc hạm đội Nam Hải cũng đã được Trung Quốc phù phép biến thành tàu Ngư chính 311 có lượng giãn nước 4500 tấn. 
Tàu Ngư Chính Trung Quốc mang số hiệu 311 nguyên là tàu Nam Cứu 503 
có lượng giãn nước 4500 tấn
Như vậy, có thể khẳng định, để nhanh chóng tăng cường số lượng và chất lượng các tàu chấp pháp biển, hiện nay Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược nguy hiểm là hoán cải các tàu hải quân cũ thành tàu hải giám và ngư chính. Tất cả các tàu này đều có lượng giãn nước hàng nghìn tấn, có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, lại còn tiềm ẩn khả năng trang bị vũ khí giúp các tàu chấp pháp Trung Quốc có khả năng tranh chấp cả với tàu hải quân của các nước trong khu vực. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” trong chiến lược tranh bá đại dương của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột trên biển, lực lượng này sẽ là quả đấm bất ngờ. Các nước trong khu vực cần cảnh giác và có biện pháp đối phó với xu hướng nguy hiểm này của Bắc Kinh.
Nguyễn Ngọc
Tổng hợp


Read more…

Biển Đông: Nước ASEAN nào 'thần phục' hay 'thách thức' Bắc Kinh ?

6:21:00 AM |

Trong báo cáo tại một cuộc hội thảo khoa học ở Singapore trong hai ngày 15-16/12/2012, giáo sư Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) đã bước đầu tìm hiểu về quan điểm từng nước Đông Nam Á, dám đối đầu với Trung Quốc ra sao ên vấn đề tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông. Kết luận của ông là ở giữa hai cực Philippines và Cam Bốt, các nước còn lại thường kết hợp cả hai đối sách mà rõ ràng nhất là Việt Nam.

Đối với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, sự kiện nổi bật của năm 2012 có lẽ là tình trạng chia rẽ về thái độ cần có trước Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông bị bộc lộ công khai trước công luận thế giới. Câu hỏi thường được đặt ra là quan điểm của từng thành viên ASEAN ra sao ? Nước nào “kính cẩn” trước Trung Quốc và ai dám “đối nghịch” với Bắc Kinh ? Diễn biến trong thời gian gần đây cho thấy là Cam Bốt có thể được xếp vào trong nhóm thứ nhất, còn Philippines đứng đầu nhóm thứ hai..

2012 : Năm ASEAN bộc lộ công khai sự chia rẽ

Trong năm 2012, ASEAN đã công khai cho thấy là nguyên tắc đồng thuận của mình bị phá vỡ theo một kịch bản hai hồi : Hồi thứ nhất tại Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng Bảy, và hồi thứ hai tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tháng Mười một.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thứ 45 ở Phnom Penh, lần đầu tiên trong lịch sử gần nửa thế kỷ của mình, Hiệp hội Đông Nam Á đã không ra được Tuyên bố chung đúc kết hội nghị các Ngoại trưởng. Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN là Cam Bốt đã không ngần ngại dùng đến biện pháp tột cùng kể trên để ngăn chặn việc tranh chấp Biển Đông giữa 4 thành viên ASEAN với Trung Quốc được ghi vào bản tuyên bố chung của khối.

Theo các nhà phân tích, Cam Bốt đã làm như vậy theo yêu cầu của Trung Quốc, nước đã trở thành nguồn tài trợ chủ chốt cho chính quyền Phnom Penh trong thời gian gần đây, và từ bao lâu nay vẫn dùng mọi biện pháp để cho các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền trên Biển Đông không bị nêu lên trước các diễn đàn khu vực hay quốc tế.

Sự chia rẽ bị phơi bày tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN đã buộc Indonesia phải cố sức hàn gắn. Là thành viên có uy tín nhất trong Hiệp hội Đông Nam Á, ngay sau đổ vỡ tại Hội nghị Phnom Penh, Jakarta đã nỗ lực làm trung gian hòa giải, nhằm thống nhất lập trường của tất cả 10 thành viên trên hồ sơ gây bất đồng là Biển Đông.

Thế nhưng, cố gắng của Indonesia đã không thành công, và tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 11/2012, tình trạng chia rẽ của ASEAN lại bị nêu bật trở lại, khi kết luận của chủ tịch đương nhiệm là Cam Bốt - về việc toàn khối ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông - đã bị nhiều thành viên công khai bác bỏ.

Đối với tất cả các nhà quan sát, ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực, kèm theo chiến lược mua chuộc một số thành viên ASEAN để bảo vệ cho quyền lợi của Bắc Kinh, hai yếu tố này không xa lạ gì với sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN về lập trường cần có để đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.

Thoạt nhìn thì có vẻ như là mâu thuẫn chủ yếu xuất hiện giữa một bên là các nước bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và bên kia là 6 nước còn lại, không liên quan gì đến tranh chấp ngoài biển khơi. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì vấn đề phức tạp hơn do mối lợi kinh tế, thương mại mà Bắc Kinh có thể mang lại cho vùng Đông Nam Á.

Trong bản báo cáo tại cuộc hội thảo về “Đông Nam Á và Trung Quốc trong thế kỷ 21” do Đại học Mỹ Stanford và Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nam Dương (Nanyang) tại Singapore đồng tổ chức trong hai ngày 15‐16/12/2012, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã bước đầu xem xét quan điểm của từng nước ASEAN đối với cuộc tranh chấp ngoài Biển Đông với Trung Quốc.

Báo cáo mang tựa đề “Thần phục hay Thách thức : Đông Nam Á, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa (Deference / Defiance: Southeast Asia, China, and the South China Sea)”, nêu rõ ý định của tác giả là phân tích sơ bộ về « cách thức phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á đối với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông ». Theo giáo sư Thayer : « Phản ứng của Đông Nam Á đi từ thái độ thách thức đến thần phục và nhiều khi kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận này ».

Trong phần dẫn nhập, báo cáo của Giáo sư Thayer ghi nhận là ASEAN chỉ thực sự bắt đầu đàm phán ngoại giao với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông từ khi xảy ra sự cố Trung Quốc chiếm đóng bãi Vành Khăn (Mischief Reef) từ tay Philippines vào năm 1995. Kết quả của các vòng thương thảo này là bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002. Các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục cho đến giữa năm 2011 khi ASEAN và Trung Quốc nhất trí được về bản Hướng dẫn Thực hiện DOC.

Có điều là kể từ năm 2007, và tiếp tục cho đến nay, Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong việc thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền của mình ngoài Biển Đông, đặc biệt nhắm vào Việt Nam. Giáo sư Thayer ghi nhận :
« Hành động quyết đoán của Trung Quốc bao gồm việc gây áp lực ngoại giao trên các công ty dầu mỏ ngoại quốc để họ không giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển tài nguyên dầu khí tại các vùng có tranh chấp, và gia tăng hành động hiếu chiến chống lại tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt… Trung Quốc chính thức đưa ra lần đầu tiên tấm bản đồ chín đường gián đoạn, đòi hỏi chủ quyền trên 80% Biển Đông. Các cơ quan dân sự của Trung Quốc sau đó đã nỗ lực hoạt động để khẳng định thẩm quyền (của Bắc Kinh) đối với những vùng biển này. 

Điều đó đã dẫn đến nhiều sự cố giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam, trong đó có hành động đuối một chiếc tàu thăm dò dầu khí ra khỏi vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, và cắt các dây cáp trên tàu khảo sát địa chấn trong khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. »
Trong 10 nước Đông Nam Á, chuyên gia nghiên cứu Úc ghi nhận : Hai đối thủ chính dám thách thức Trung Quốc là Philippines và Việt Nam, hai nước có dấu hiệu thần phục Bắc Kinh là Thái Lan và Cam Bốt, trong lúc các quốc gia còn lại thì đứng giữa hai cực này, trong đó quan điểm của Singapore, Indonesia và Malaysia đáng chú ý hơn cả.

Cam Bốt - Thái Lan và ý hướng chiều lòng Trung Quốc

Thái độ thần phục Trung Quốc của Cam Bốt đã được rất nhiều nhà quan sát nêu bật. Báo cáo của giáo sư Thayer cũng nhắc lại các sự cố liên quan đến việc Cam Bốt lạm dụng quyền chủ tịch ASEAN để bác bỏ tất cả các yếu tố đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông. Phần phân tích về Cam Bốt kết thúc như sau :
« Các nhà phân tích chưa thống nhất được với nhau về chi tiết và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc trong quyết định của Cam Bốt ngăn chặn thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45. Ông Kishore Mahbubani, một cựu cán bộ ngoại giao cao cấp của Singapore, đã viết : « Cả thế giới, trong đó có đa số các nước ASEAN, đều cho rằng lập trường của Cam Bốt xuất phát từ áp lực ghê gớm của Trung Quốc ». 

Theo phân tích gia Amitav Acharya (trên tờ báo mạng Asia Times) : (Tại Phnom Penh) chỉ có một số rất ít là không nghĩ rằng sở dĩ Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen từ chối đáp ứng yêu cầu của Philippines và Việt Nam, đó là vì một phần do áp lực của Trung Quốc. Theo một nguồn tin cao cấp, Trung Quốc đã đặc biệt nhắc nhở Cam Bốt rằng cựu hoàng (Norodom) Sihanouk... đã công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Một học giả Trung Quốc thân cận với Bộ Công an nhà nước tiết lộ : « Chúng ta đã phối hợp rất tốt với Cam Bốt trong trường hợp đó [ngăn chặn các lời lẽ phản đối trong thông cáo chung của hội nghi AMM-45) và ... ngăn chặn một sự cố vốn đã có thể gây bất lợi cho Trung Quốc. »

Một nước ASEAN khác cũng thuộc diện « kính cẩn » đối với Trung Quốc là Thái Lan. Theo ông Thayer Thái Lan không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông. Lập trường của nước này thường là thích ứng (với đòi hỏi) và chiều ý Trung Quốc.

Thí dụ rõ nhất được giáo sư Thayer nêu bật là vụ Thái Lan bị nghi ngờ là đã kiểm duyệt nội dung về Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ hai tại New York vào tháng Chín năm 2010.

Khi ấy, Hoa Kỳ đã chuẩn bị một dự thảo thông cáo theo đó các vị lãnh đạo « phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực bởi bất kỳ bên tranh chấp nào để áp đặt đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông ». Ba ngày trước Hội nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cho rằng các nước ASEAN không nên có lập trường chống lại các lợi ích của Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc vào lúc ấy còn phản đối việc các nước không có liên quan đến Biển Đông lại can dự vào vấn đề này.

Kết quả là bản thông cáo chung Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN lần 2 không nêu vấn đề sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực, thậm chí còn không đề cập đích danh đến Biển Đông.

Theo giáo sư Thayer, có tin cho rằng chính Thái Lan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc « pha loãng từ ngữ » trong bản thông cáo chung để khỏi xúc phạm đến Trung Quốc.

Philippines ở tuyến đầu mặt trận chống Trung Quốc

Bài khảo cứu của giáo sư Thayer trước hết đi sâu vào phân tích hai trường hợp điển hình của hai nước dám thách thức Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.

Philippines là nước có thể nói là đứng đầu bảng tạm gọi là xếp hạng các nước dám đương đầu với Trung Quốc. Nhận xét chung của Giáo sư Thayer như sau :
« Philippines đã trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi các căn cứ quân sự (trên lãnh thổ của mình) vào đầu những năm 1990. Lực lượng vũ trang Philippines chủ yếu tham gia các nhiệm vụ trong nước. Hải quân và Không quân Philippines bị xuống cấp một cách thê thảm, không đóng góp được gì nhiều cho việc phòng thủ chống ngoại xâm. 

Thoạt nhìn thì rõ ràng là Philippines không thể nào là một ứng viên dám thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thế nhưng, với việc Tổng thống Benigno Aquino III nhậm chức ngày 30/06/2010 (...), và việc Trung Quốc tăng hoạt động hải quân trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (...), trong số tất cả các nước Đông Nam Á có tranh chấp ở Biển Đông, Philippines đã trở thành nước lên tiếng manh mẽ nhất chống lại các hành động quyết đoán của Trung Quốc, thông qua các phản đối bằng con đường ngoại giao, các cuộc thảo luận song phương, các tuyên bố khẳng định chủ quyền, việc khôi phục liên minh với Hoa Kỳ, hiện đại hóa lực lượng võ trang, và khu vực hóa cũng như quốc tế hoá tranh chấp. »

Việt Nam : Trung Quốc vừa là ‘đối tác’ vừa là ‘đối tượng’

Về Việt Nam, sau một thời gian quan hệ băng giá với Trung Quốc, vào đầu thập niên 1990, Hà Nội bắt đầu chuyển hướng để thắt chặt bang giao với Bắc Kinh. Thế nhưng ngay từ năm 1992, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng mà Việt Nam tuyên bố là của mình ngoài Biển Đông. Giáo sư Thayer nhắc lại :
« Năm 1992, sau khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn một thập kỷ lạnh nhạt do vấn đề Cam Bốt, Biển Đông đã nổi cộm trở lại thành cái gai trong quan hệ hai bên. 

Trong tháng Hai, Trung Quốc ban hành một bộ luật về lãnh hải, nhắc lại chủ quyền của họ trên Biển Đông. Cùng lúc, Bắc Kinh cho chiếm đóng bãi san hô ngầm Three Headed Rock (Đá Ba Đầu - thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa). Qua tháng Năm, Trung Quốc cấp cho công ty Mỹ Crestone Energy quyền thăm dò của tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank), và đến tháng Bảy năm 1992, Trung Quốc đã trồng một cột mốc đánh dấu lãnh thổ trên rạn san hô Đá Lạc (Gaven Reef South). Các nơi này đều đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. »

Cho dù vậy, theo giáo sư Thayer, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn chủ trương củng cố quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở vừa « hợp tác », vừa « đấu tranh » và chung sống hòa bình, như đã đề ra từ Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 6/1992, một chính sách được làm rõ thêm tại Hội nghị trung ương lần thứ 8 tháng 7/2003 với khái niệm « đối tác » và « đối tượng » áp dụng trong quan hệ đối ngoại.

Chính trong thời điểm đó mà vào tháng 3/1999, tại một hội nghị cấp cao của hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, phương châm « 16 chữ vàng » trong quan hệ song phương đã được đề ra, và cụ thể hóa thành chính sách nhân Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai nước vào năm 2000. Theo giáo sư Thayer, đó là nền tảng chi phối bang giao Việt Trung cho đến tận ngày nay, mà đỉnh cao mới nhất là việc nâng cấp quan hệ song phương lên hàng « đối tác hợp tác chiến lược» vào năm 2009.

Tuy vậy, Việt Nam không phải là nước đã hoàn toàn « thần phục » Trung Quốc do tranh chấp giữa hai bên trên vấn đề Biển Đông. Giáo sư Thayer phân tích :
« Việt Nam sử dụng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc để thể hiện sự ‘kính cẩn’ thông qua một mạng lưới liên hệ dày đặc của các cơ chế Đảng, Nhà nước, Quốc phòng và các cơ chế đa phương nhằm lôi kéo Trung Quốc vào trong một mạng lưới hợp tác song phương, với hy vọng dự phóng được các hành vi của Trung Quốc.

Tuy nhiên, do việc Biển Đông đã được chứng minh là một vấn đề khó giải quyết, Việt Nam đã tìm cách ‘khoanh vùng’ tranh chấp này, tránh không cho hồ sơ đó phương hại đến các khía cạnh khác của quan hệ song phương rộng lớn hơn. 

Tóm lại, Việt Nam phát huy hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn thách thức/ đấu tranh chống Trung Quốc về các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. »

Báo cáo của giáo sư Thayer đã phân tích chi tiết, với nhiều dẫn chứng cụ thể, về cách Việt Nam áp dụng chiến lược nêu trên trong đối sách với Trung Quốc thông qua các quan hệ giữa hai đảng, hai Nhà nước, hai quân đội.

Đối với giáo sư Thayer một mục tiêu cụ thể của Hà Nội trong việc duy trì quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh là « tìm kiếm được sự bảo đảm từ Trung Quốc rằng họ sẽ không dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. »

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn tiếp tục đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc nhằm áp đặt đòi hỏi của Bắc Kinh trên các vùng thuộc Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Theo giáo sư Thayer, đó là « những phản ứng có cân nhắc, thể hiện thái độ thách thức/đấu tranh » chống lại các động thái quyết đoán của Trung Quốc.

Việt Nam với 5 phương thức đối đầu với yêu sách của Bắc Kinh

Phản ứng này có thể được phân ra thành 5 năm loại hình : Phản đối thông thường bằng con đường ngoại giao ; quốc tế hoá tranh chấp thông qua các diễn đàn đa phương ; tái khẳng định công khai về chủ quyền ; tự hiện đại hóa nền quốc phòng, và tăng cường quan hệ một cách có cân nhắc với Hoa Kỳ.

Về vấn đề quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đã đặc biệt ghi nhận thành công của Việt Nam thời giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2010, đã liên tục nêu được hồ sơ Biển Đông tại hai diễn đàn quốc tế quan trọng là Diễn đàn An ninh Khu vực ARF và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+, tập hợp 10 thành viên Đông Nam Á và 8 đối tác đối thoại của họ : Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Hoa Kỳ.

« Trước cuộc họp ADMM +, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí rằng các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, và sẽ không được nêu lên trong bản tuyên bố đúc kết hội nghị. Tuy nhiên, không có giới hạn hoặc điều kiện tiên quyết nào được đặt ra đối với 8 Bộ trưởng các nước ngoài ASEAN.

Trong cuộc họp, 7 nước bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Singapore và Việt Nam đã bày tỏ thái độ quan ngại về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Đúng theo dự trù, tuyên bố chung cuộc đã bỏ qua mọi tham chiếu liên quan đến Biển Đông, nhưng Việt Nam đã sử dụng quyền Chủ tịch để ban hành một tuyên bố chính thức nêu rõ :
Hội nghị ghi nhận rằng các thành viên quan tâm đến hợp tác an ninh hàng hải và đồng ý rằng cần có các nỗ lực tập thể để giải quyết những thách thức của nạn hải tặc, buôn người, và thiên tai trên biển. Một số đại biểu đã đề cập đến các thách thức an ninh truyền thống như tranh chấp ở Biển Đông. Hội nghị hoan nghênh những nỗ lực của các bên liên quan để giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và công nhận các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). »

Về chủ trương tái khẳng định công khai chủ quyền trên Biển Đông, các sự kiện được giáo sư Thayer xem là nổi bật trong năm 2012 là các diễn biến chung quanh việc Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06/2012, một tuần lễ sau khi cho hai chiến đấu cơ Su-27 tuần tra hai tiếng đồng hồ trên quần đảo Trường Sa hôm 15/06/2012. Nguồn tin quân sự Việt Nam còn xác định rằng các cuộc tuần tra sẽ tiếp tục được tiến hành một cách thường xuyên.

Đối với giáo sư Thayer, đây là một phản ứng thách thức có tính toán chống lại các hành động quyết đoán của Trung Quốc.

Về bộ Luật Biển, theo giáo sư Thayer, lẽ ra bộ luật này đã được thông qua từ năm 2011, nhưng đã bị tạm hoãn để khỏi tác hại đến chuyến công du Trung Quốc của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10/2011, và chuyến ghé thăm Hà Nội vào tháng 12/2011 của ông Tập Cận Bình.
Theo các nguồn tin Việt Nam, Bắc Kinh đã biết trước việc Hà Nội chuẩn bị thông qua Luật Biển Việt Nam, và đã tìm cách cản ngăn, nhưng hoài công. Và phản ứng của Trung Quốc rất tức thời với việc Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC ngang nhiên mời quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Về vấn đề hiện đại hóa quân đội, công việc này đã được Việt Nam thúc đẩy từ nhiều năm trước đây, và đặc biệt tăng tốc từ năm 2009, khi Trung Quốc công khai tỏ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông với việc chính thức hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò.

Theo nhận xét của giáo sư Thayer, nếu Nga tiếp tục là nguồn cung cấp vũ khí chính, Việt Nam cũng đã quay sang Israel, Hà Lan và Ấn Độ để đặt mua các phương tiện phòng thủ. Bên cạnh đó, các lãnh đạo Việt Nam cũng thúc đẩy Hoa Kỳ bãi bỏ các hạn chế áp đặt trên việc bán vũ khí cho Việt Nam, mà yêu cầu đã được chính bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhắc lại với đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta nhân cuộc hội đàm tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2012.

Trong phần kết luận, giáo sư Thayer cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông có lẽ là thách thức lớn nhất đối với sự đoàn kết trong ASEAN vào lúc khối nước này muốn chuyển mình thành một cộng đồng gắn kết với nhau hơn. Tranh chấp Biển Đông không đối kháng các nước Đông Nam Á có đòi hỏi chủ quyền với Trung Quốc, mà còn đối lập cả ASEAN – trong tư cách một tập thể - với Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa- RFI
Read more…