Biển Đông: Phòng không tầm gần, tầm thấp Việt Nam-Trung Quốc, ai hơn ai?
Thursday, July 4, 2013
Mặc dù hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung trên biển Đông có sự khác biệt lớn nhưng đối với hệ thống phòng không tầm gần và thấp thì có thể nói, Việt Nam và Trung Quốc gần như là tương đương nhau.
Hệ thống phòng không trên biển Đông của Việt Nam được đảm nhiệm chủ yếu bởi các máy bay Su-30 với hỏa lực tầm trung đến xa là các tên lửa R-27 và R-77, còn hệ thống phòng không tầm gần, tầm thấp được trang bị các máy bay Su-30MK2 và các tàu mặt nước.
Phòng không tầm gần trên máy bay
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều lựa chọn tên lửa không đối không R-73EE (phiên bản xuất khẩu của R-73) làm hỏa lực phòng không tầm gần cho các máy bay. Năm 2008, quân đội Trung Quốc mua một lượng lớn R-73 nhằm trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MKK. Theo thống kê của tờ Defense Industry Daily, Việt Nam đã đặt hàng 250 tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại R-73/AA-11 Archer, số tên lửa này được trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 .
Tên lửa không đối không tầm gần R-73 của Việt Nam
Tên lửa R-73 của Trung Quốc
R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại, được Viện thiết kế quốc gia Vympel phát triển từ những năm cuối thập kỷ 70, NATO gọi là AA-11 Archer.
R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (NATO gọi là AA-8 'Aphid') trang bị trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô.
R-73 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào năm 1985. Năm 1997, phiên bản nâng cấp R-73M được trang bị trong quân đội Nga với nhiều tính năng ưu việt hơn như tầm bắn lớn hơn, góc dò rộng hơn và khả năng gây nhiễu radar đối phương tốt hơn.
R-73 là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.
Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.
Bên cạnh những tính năng ưu việt về kỹ chiến thuật, tên lửa được kết nối trực tiếp trên màn hình hiển thị của mũ phi công, cho phép lựa chọn và khóa mục tiêu theo hướng mắt của phi công.
Đây là một công nghệ tiên tiến, vì đối với các hệ thống dẫn đường truyền thống, phi công không thể lựa chọn được mục tiêu mong muốn vào phút cuối cùng trước khi tên lửa rời khỏi máy bay.
Trong những phiên bản đầu tiên, R-73 có tầm bắn tối đa 30 km, độ cao thấp nhất khi tác chiến là 300m. Tầm bắn của tên lửa đã được cải tiến qua nhiều phiên bản khác nhau và hiện đạt tầm xa nhất là 40 km.
R-73 nặng 105 kg, dài 2.900 mm, đường kính 170 mm, sải cánh rộng 510 mm, sử dụng đầu nổ nặng 7,4 kg, hành trình với vận tốc 2,5M. R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại.
Từ năm 1997, khi những phiên bản nâng cấp được trang bị trong quân đội Nga, các mẫu R-73M hoặc R-73EE (dùng cho xuất khẩu) được trang bị hệ thống quan sát, phát hiện mục tiêu cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi góc 60° và hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại IRCCM.
Phạm vi chiến đấu của tên lửa R-73
Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.
Nhờ sự kết hợp giữa hệ thống khí động học và khí động lực nên tên lửa có khả năng thao diễn đặc biệt. Trong quá trình bay, vấn đề chệch hướng và liệng được điều khiển bằng bốn cánh nhỏ đặt gần đầu tên lửa. Độ ổn định của tên lửa được điều khiển bằng những cánh nhỏ lắp thêm trên các cánh.
Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27, Su-32 và Su-35.
Thậm chí, R-73 có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mi-24, Mi-28, và Kamov Ka-50. Theo các chuyên gia quân sự, R-73 vẫn luôn có giá trị cho các trận không chiến hiện đại, sử dụng để tấn công các máy bay tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.
Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế "bắn và quên". Chế độ dẫn đường hồng ngoại thụ động hỗ trợ phi công có thể khóa mục tiêu trước khi bấm nút phóng tên lửa.
Dẫn đường bay tới vị trí dự kiến được thực hiện bằng phương thức lái tỷ lệ. Thiết bị chiến đấu của tên lửa gồm một đầu nổ gần hoạt động chế độ tích cực, một đầu nổ do va chạm và phần tiếp theo của đầu đạn.
R-73E thiết kế với đầu tự dẫn hồng ngoại (tìm kiếm mục tiêu tỏa nhiệt), thiết bị cảm biến có thể nhìn thấy mục tiêu lên đến góc 60 độ. Nó có thể hiển thị lên trên thiết bị hiển thị mục tiêu gắn trên mũ phi công để điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu.
R-73E trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 20km (biến thể M1/M2 lên tới 30-40km), tốc độ hành trình Mach 2,5. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu bay thấp 300m hoặc ở trần bay cao 30km.
Phòng không tầm thấp trên tàu
Hệ thống phòng không tầm thấp trên tàu chiến của Việt Nam và Trung Quốc đều chọn hệ thống tên lửa Igla-S hoặc các biến thể thấp hơn của Igla (riêng Trung Quốc còn sử dụng hệ thống copy của Igla-S) làm hỏa lực chủ yếu. Ngoải ra, còn có hệ thống phòng không tích hợp Palma và hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630 dùng để đánh chặn các máy bay tầm cự gần hoặc tên lửa hành trình chống tàu.
Tổ hợp tên lửa Igla-S (9K338) hay còn gọi là "Igla-Super" hội tụ những ưu điểm của các dòng tên lửa Igla 9K38, Igla-D và Igla-N với nhiều giải pháp kỹ thuật tối tân. Igla-S là thế hệ tên lửa phòng không mới có khả năng chống lại tên lửa hành trình và các mục tiêu hàng không.
Tổ hợp tên lửa Igla-S bổ sung thêm kính ngắm nhìn ngày/đêm (có thể tháo rời) 1PN72M "Mowgli", cho phép tổ hợp tên lửa Igla-S tác chiến trong mọi thời gian. Để nâng cao hiệu quả, tổ hợp được bổ sung thiết bị hỗ chợ bắn đêm SOSN-̣9S520. Nhờ có thiết bị hỗ chợ bắn đêm mà người chỉ huy có thể nhận được thông báo của xạ thủ về thông tin mục tiêu, thực hiện theo dõi khóa và nhắm bắn mục tiêu.
Năm 2009 tổ hợp tên lửa Igla-S được bổ sung trang bị thiết bị hỗ trợ bắn đêm thế hệ mới có tên SOSN-̣9S935 "Barlaul"/СОСН - 9С935.
Một biến thể của tổ hợp tên lửa Igla-S
Tổ hợp phòng không tầm thấp Igla-M trên tàu chiến của Việt Nam (chưa lắp 4 ống phóng)
Cấu trúc truyền thống của tổ hợp tên lửa "Igla"-S bao gồm:
1/ Phương tiện tác chiến: - Tên lửa 9M342 được bảo quản trong ống phóng, ngắt nguồn điện và chất làm mát đầu dò hồng ngoại. - Bộ phận phóng cơ khí sử dụng nhiều lần. - Đài radar hỏi mặt đất. - Bộ đàm , kính, mũ có tai nghe cho xạ thủ. - Tổ hợp tên lửa "Igla"-S có thể sử dụng vác vai (phóng đơn), gắn trên giá đỡ (phóng kép) hoặc từng Modul mỗi modul 4 tên lửa.
2 /Phương tiện phục vụ kỹ thuật: - Phương tiện bảo trì và kiểm tra các tham số kỹ thuật cho tổ hợp. - Trạm kiểm tra lưu động. - Trạm kiểm tra kỹ thuật cố định tại các căn cứ, kho đạn.
3/ Phương tiện huấn luyện, mô hình. - Phương tiện huấn luyện mô phỏng trên máy tính. - Các phương pháp tác chiến, thực địa và bắn mục tiêu mô hình.
Thông số kỹ thuật của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S:
Tầm bắn: 6000m. - Trần bắn : 10-3500m. - Tốc độ mục tiêu khi ngược chiều/xuôi chiều: 420/320 m/s. - Trọng lượng tổ hợp ở trạng thái chiến đấu (không bao gồm thiết bị hỗ chợ bắn đêm): 19kg. - Đường kính ống phóng : 72mm. - Chiều dài tên lửa : 1635mm. - Trọng lượng tên lửa : 11,7kg. - Trọng lượng đầu đạn : 2,5kg. - Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu : 13s. - Thời gian chuyển từ trạng thái chiến đấu sang hành quân : 30s. - Thời gian thay thế nguồn : Không ít hơn 15s. Điều kiện làm việc : Nhiệt độ : Từ -40 đến +50oC. - Độ ẩm không khí : Tối đa tới 98%. - Nếu bị ngâm trong nước thời gian từ : 0,5-30 phút tên lửa vẫn làm việc tốt.
Hệ thống phòng không tích hợp Palma là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình. Việt Nam trang bị hệ thống Palma cho tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.
Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào.
Hệ thống phòng không Palma
Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU.
Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả.
Hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Việt Nam trang bị hệ thống này trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9, tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia, BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP.
AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến
Pháo phòng không tầm cực gần AK-630
Theo Soha.vn
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment