Đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa
Đây là chuyến tham quan trên biển đến thành phố mới nhất của Trung Quốc, thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, chuyến du lịch sẽ diễn ra trong tháng này, phó thống đốc tỉnh ông Tân Li cho biết ngày 02 tháng 4.
Du khách sẽ phải ăn ngủ nghỉ trên tàu chứ không thể qua đêm lại trên đảo, dự kiến có khoảng 1000 du khách và nhân viên quân sự.
Đảo Phú Lâm (khoanh đỏ) thuộc quần đảo Hoàng Sa Việt Nam
Các nhà chức trách đã lựa chọn những địa điểm danh lam thắng cảnh và vạch ra lộ trình cho con tàu du lịch, Tân cho biết.
Máy bay chiến đấu J-8D Trung Quốc trên đảo Phú Lâm
Sẽ chỉ có một con tàu du lịch duy nhất đưa du khách từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa với khaongr cách khoảng khoảng 300km về hướng Đông Nam so với đảo Hải Nam. Ông Tân không cho biết liệu sẽ có những chuyến du lịch thường xuyên đến quàn đảo đang tranh chấp này.
Cầu cảng do Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này nằm trong “đường lưỡi bò” do Trung Quốc công bố - Ảnh tư liệu
Đảo Phú Lâm có một sân bay nhỏ và cảng, và một trạm dự báo thời tiết. Giai đoạn hoạt động đầu tiên của một cầu cảng mới trên hòn đảo đã bắt đầu đi vào hoạt động thử nghiệm, Tân cho biết, công nhân lao động đã và đang gấp rút hoàn thành 12 dự án khác bao gồm một hệ thống cấp nước ngọt cho tàu thuyền và nhà máy xử lý nước thải.
Tòa nhà trụ sở của cái gọi là thành phố Tam Sa
Du lịch, cũng như thăm dò dầu khí, dự kiến sẽ là ngành kinh doanh chính Tam Sa.
Ngoài việc là tỉnh mới nhất của Trung Quốc, Tam Sa còn có dân số ít nhất nhưng diện tích tổng thể lại lớn nhất.
Thành phố, là một phần của tỉnh Hải Nam, được thành lập vào mùa hè năm ngoái như là trung tâm hành chính quản lý hai triệu cây số vuông trên vùng biển phía Nam Trung Quốc.
Cầu cảng trên đảo Phú Lâm
Bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và các đảo đá và san hô dưới biển như bãi Macclesfield Bank. Đây cũng là nới mà các nước tuyên bố một phần chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Bao quát cảng trên đảo Phú Lâm
Trong tám tháng qua, Trung Quốc đã "tăng cường bảo vệ quyền và lợi biển của mình" ở Biển Đông, Tân cho biết. Các tàu của Cục Quản lý nghề cá và tàu hải giám đã tiến hành hơn 50 cuộc tuần tra trong khu vực, tổng cộng hơn 7.000 hải lý.
Trong khi đó, một uỷ ban xã đã được thành lập trên đảo Đá Vành Khăn (Mischief Reef Trung Quốc gọi Meiji Reef) ở quần đảo Trường Sa, đánh dấu sự khởi đầu của chế độ cơ sở đầu tiên trên đảo...
China Morning Post
Comments[ 0 ]
Post a Comment