Sinh sự để sự sinh
Friday, May 10, 2013
Bắc Kinh bao giờ cũng nhằm đạt tới những cái lợi cụ thể trong việc gây ra các sự cố tranh chấp biên giới và biển đảo với các nước láng giềng.
Người Trung Quốc xưa có một phương ngôn: Không nên sinh sự để tránh sự sinh. Trong việc tranh chấp biên giới lãnh thổ và biển đảo với các nước láng giềng ngày nay, một số người trong giới lãnh đạo Bắc Kinh lại làm điều ngược lại: sinh sự để sự sinh.Ngày 15/4, họ cho 50 binh sĩ vượt qua Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) dọc biên giới Ấn Độ-Trung Quốc tại Ladakh thuộc thung lũng sông Tiannam, Himalayas, vào sâu khu vực thuộc Ấn Độ kiểm soát 19 km, dựng lều, cắm chốt ở đó đến tối chủ nhật (5/5) thì mới chịu rút.Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong 3 năm qua, Trung Quốc tiến hành 300 vụ xâm nhập vào các vùng lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát. Nhưng Ladakh là sự cố mới và nghiêm trọng hơn nhiều so với các vụ đụng độ biên giới thông thường trên đường biên giới kéo dài 4.000 km trên Himalayas.Dư luận Ấn Độ và quốc tế quan tâm đến động cơ Trung Quốc trong việc gây ra sự cố Ladakh, ngay trước thời điểm Ngoại trưởng Ấn Độ dự định thăm Trung Quốc (9-10/5) và Thủ tướng Trung Quốc dự định thăm Ấn Độ (20/5).
Gặp gỡ cấp cao Trung -Ấn bên lề BRICS-Pretoria diễn ra nửa tháng trước sự cố 15/4: Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định mong muốn xây dựng lòng tin chính trị và trao đổi quân sựTrong 5 năm qua, Ấn Độ nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường xá và đường băng máy bay tại phía bên này của LAC do Ấn Độ kiểm soát tại Ladakh. Nhưng từ trước đó rất lâu, Trung Quốc tăng cường binh lực và cơ sở hạ tầng tại vùng biên giới giáp Ấn Độ, bỏ xa Ấn Độ ít nhất một thập kỷ rưỡi. Đáng nói là Trung Quốc đã xây dựng đường sắt và hệ thống đường bộ tại Tây Tạng và Thanh Hải. Bên cạnh đó, họ triển khai những lực lượng hùng hậu, bao gồm thiết giáp, tên lửa chiến lược và tên lửa chiến trường. Họ xây dựng các sân bay mới và tiến hành 4 cuộc tập trận lớn tại Tây Tạng trong năm 2012.Kể từ năm 2010, khi Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Điều này phù hợp với chủ trương “An Tây, dựa Bắc, tranh Đông Nam” của Bắc Kinh và việc Đại hội 18 xác định quan hệ với các nước lớn là trọng điểm hàng đầu của chính sách đối ngoại của Trung Quốc.Trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Manmohan Singh bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi tháng 3 vừa rồi, Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị hai bên tăng cường sự tin cậy chính trị và trao đổi quân sự. Ngày 29/3/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình còn tuyên bố tại Durban, Nam Phi, rằng vấn đề biên giới cần được giải quyết “càng sớm càng tốt”.Mặc dù có những tuyên bố thiện chí như vậy, Trung Quốc gây ra sự cố 15/4 là để tạo sức ép đối với New Delhi nhằm đạt đến những nhượng bộ trong cuộc đàm phán biên giới cũng như các vấn đề quan trọng khác của quan hệ hai nước được bàn đến tại cuộc gặp cấp cao Trung-Ấn ở New Delhi sắp tới. Tháng 3 vừa rồi, Trung Quốc đã đề nghị Ấn Độ thảo luận về Hiệp định hợp tác bảo vệ biên giới (BDCA), nhưng New Delhi chưa đáp ứng.Ấn Độ do những vấn đề nội bộ chưa sẵn sàng để thực hiện các thỏa hiệp về biên giới. Về phía Trung Quốc, chính quyền Tập-Lý có thể muốn thúc đẩy giải quyết biên giới để ổn định quan hệ với Ấn Độ nhằm thực hiện các chủ trương đối ngoại thời kỳ mới. Nhiều khả năng, với sự cố 15/4, Bắc Kinh muốn đưa vấn đề đàm phán biên giới vào chương trình nghị sự của cả hai nước. Tuy nhiên, sự cố này đang kích động tình cảm chống Trung Quốc ở Ấn Độ lên cao, thật khó để chính phủ Ấn Độ thảo luận những vấn đề phức tạp trong dịp đi thăm này.Ở đây cần xem xét đến động cơ của Trung Quốc ở cấp độ chiến thuật thường xuyên diễn ra trong tranh chấp với các nước láng giềng: Họ thường chiếm một vùng đất, biển đảo, rồi tuyên bố đây là lãnh thổ của họ và đề nghị thương lượng, để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Lần này, trong 3 cuộc thương lượng trên thực địa, họ yêu cầu Ấn Độ dỡ bỏ các boongke xây dựng tại cao điểm mà họ cho sẽ giúp Ấn Độ khống chế cao nguyên Depsang Bulge, tại Ladakh. Họ nhằm đạt đến mục tiêu cụ thể ấy bằng vụ thâm nhập được tính toán tinh vi ngay trước thời điểm diễn ra cuộc gặp cấp cao Ấn-Trung tại New Delhi.Trên Biển Đông, Trung Quốc từng áp dụng chiến thuật “ba bước tiến, hai bước lùi”. Khi gặp sự phản đối của dư luận họ lùi hai bước, nhưng mỗi đợt như vậy, họ đều lời được một bước. Mới đây họ áp dụng “mô hình Scarborough”: lùa tàu đánh cá đến khu vực cần chiếm với tàu hải giám đi sau bảo vệ. Nếu phản ứng của nước sở tại yếu ớt, Trung Quốc chiếm luôn. Họ tiến hành thương lượng cùng với sức ép quân sự và kinh tế. Tàu của Philippines rút đi nhưng tàu hải giám của Trung Quốc vẫn ở lại. Đến nay Trung Quốc đã kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough.Đối với Trung Quốc, đằng sau mỗi sự cố bao giờ cũng là những cái lợi cụ thể. Cho nên dù Trung Quốc nói ngon nói ngọt thế nào cũng chỉ nên xem xét hành động cụ thể của Trung Quốc./.Người bình luận -Toquoc
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment