Nga phải can thiệp vào chính sách đối ngoại Trung Quốc
Monday, May 27, 2013
Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần máu chiến đang kích thích làm thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Nga là một quốc gia thân thiện với Trung Quốc và Nga nên sử dụng ảnh hưởng của mình để đẩy xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan không trở thành nền tảng chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc gần đây đã trở nên mạnh hơn trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trong các mối quan hệ với các nước láng giềng. Điều này có thể gây ra hậu quả sâu rộng, đặc biệt là trong tình hình của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nga là người hàng xóm lớn nhất của Trung Quốc và không thể bỏ qua những thay đổi này và phải phân tích về khả năng phát triển của chính sách ngoại giao tiếp theo của Trung Quốc.
Trung Quốc và Nhật Bản: tranh chấp các đảo
Lý do chính thức cho các tình tiết tăng nặng của vụ tranh chấp quần đảo đã kéo dài nhiều thập kỷ, và bùng nổ hơn khi Tokyo đã chủ động chuyển quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) từ tài sản tư nhân sang thẩm quyền nhà nước. Nhưng còn có những lý do cơ bản khác.
Sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc đang phát triển, góp phần vào sự tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng, bao gồm cả với Nhật Bản. Khối lượng thương mại giữa hai nước năm ngoái đạt 345 tỷ USD (cao hơn gấp bốn lần so với thương mại Nga-Nhật Bản). Thương mại với Nhật Bản lên tới 8,5% tổng thương mại với nước ngoài của Trung Quốc (chỉ đứng sau Hoa Kỳ, không bao gồm cả Hồng Kông). Nhật Bản - nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc, với Tokyo, Bắc Kinh – là một đối tác thương mại hàng đầu. Có vẻ như hai nước kiên quyết để tránh bất kỳ một xung đột nào. Nếu có xung đột thì sau cuộc đối đầu này thiệt hại lớn không thể khắc phục cho cả hai quốc gia, một trong hai nước đang gặp khó khăn về kinh tế. Nhưng cân nhắc thực tế không phải lúc nào cũng đưa ra được hành động dứt khoát.
Với việc vai trò vị trí của Trung Quốc được tăng cường, và tất nhiên Trung Quốc sẽ chủ động tích cưc hơn trong chính sách đối ngoại. Trong nội bộ Trung Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải hành động mạnh mẽ hơn so với "những người phạm tội" lịch sử, và trên tất cả đó là Nhật Bản, Nhật Bản cho phép Hoa Kỳ sử dụng và đống quân trên lãnh thổ để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị. Trong khi đó dưới áp lực của công chúng Bắc Kinh mở rộng phạm vi lợi ích, nếu trước đó họ chủ yếu yêu cầu chủ quyền đối với Đài Loan, thì bây giờ họ đòi cả quần đảo Điếu Ngư và biển Đông Việt Nam, Tây Tạng và Tân Cương, cùng các vấn đề về quản lý tài nguyên.
Nhật Bản, lại có cách phản ứng trái ngược với những động thái của Trung Quốc như ở Trung Quốc cực kỳ nhạy cảm về bất kỳ nhượng bộ nào. Trong khi đó các chính trị gia Nhật Bản bắt đầu nói chuyện về khả năng nhượng bộ về tranh chấp lãnh thổ (và Nhật Bản, không chỉ có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà còn với các nước láng giềng khác: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan), Nhật Bản bị áp lực từ nhiều dân tộc cũng một lúc.
Trong tình hình hiện nay một cuộc xung đột cao độ là khó xảy ra. Cả hai nước đều rất quan tâm đến nhau. Nhưng việc hòa giải của cuộc xung đột là không thể. Các yêu sách của Bắc Kinh đối với mối quan tâm của Nhật Bản không chỉ là các vấn đề về lãnh thổ, mà còn giải thích về lịch sử, Tokyo từ chối công nhận sự tàn bạo của họ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đối đầu đã giảm đi, sau đó mờ dần, nhưng rồi lại đó bùng lên một lần nữa. Nếu sức mạnh của Trung Quốc càng tăng lên, Bắc Kinh ngày càng có thể trở nên ngang tàn. Nếu nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phải giải quyết vấn đề cấp bách hơn.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc gần đây đã trở nên mạnh hơn trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trong mối quan hệ với các nước láng giềng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả sâu rộng, đặc biệt là tình hình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nga là người hàng xóm lớn nhất của Trung Quốc và càng không thể bỏ qua những thay đổi này và và phải phân tích về khả năng phát triển của chính sách ngoại giao tiếp theo của Trung Quốc.
Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
Trong năm 2012, liên quan đến các tranh chấp về quyền sở hữu của một số nhóm đảo - quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - tình hình trong lưu vực biển Đông đã leo thang, với vai trò quan trọng do một cách tiếp cận chủ động hơn của Bắc Kinh. Với các tranh chấp lãnh thổ kéo dài đến xung đột vũ trang đã xảy ra trong quá khứ. Trong bối cảnh sức mạnh địa chính trị của Trung Quốc ngày một gia tăng. Một số nước ASEAN sợ rằng người hàng xóm hùng mạnh bắt đầu phát triển một quan điểm chung. Tìm cách tận dụng lợi thế của tình hình cùng với Washington, tạo một trung gian hòa giải có thể, cố gắng đưa Hoa Kỳ vào như một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Trong tháng 6 năm 2011, trong một xung đột bùng nổ xung quanh các hòn đảo, Manila đã nhận được từ Hoa Kỳ biện pháp bảo vệ chống lại Trung Quốc và cùng với Việt Nam bắt đầu phát triển một lập trường thống nhất chống lại "mối đe dọa Trung Quốc." Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 2012, vấn đề tranh chấp biển Đông đã trở thành một vấn đề lớn trong ASEAN. Sau đó, các ngoại trưởng họp tại Phnom Penh vì sự khác biệt về quan điểm nên đã không thể dưa ra được một thông cáo chung chính thức, đây là sự đổ vỡ đầu tiên trong 45 năm tồn tại của hiệp hội.
ASEAN sẽ tiếp tục đấu tranh, sẽ có hai phe Bắc Kinh và Washington. Với quyền lực chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, một mặt, góp phần vào việc tăng cường vị trí của TQ, nhưng mặt khác – điều này lại kích thích sự quan tâm của các nước láng giềng. Bắc Kinh với cố gắng đơn giản là "mua" đồng minh. Không giống như Bắc Kinh, Washington lại được chào đón bởi sự sợ hãi thực sự của nước láng giềng của Trung Quốc, và một chính sách như vậy có thể mang lại lợi ích nhiều hơn.
Tranh chấp vùng biển đảo ở biển Đông Việt Nam là một trở ngại trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Việt Nam lo ngại về những tăng cường của người bạn xã hội chủ nghĩa trước đây. Và kể từ khi là những đối thủ địa chính về địa chính trị Trung Quốc - Hoa Kỳ, Việt Nam phải tìm kiếm một sự hiểu biết sâu hơn với các cựu kẻ thù này. Hoa Kỳ, chính họ cũng đang tìm kiếm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, không ít lần họ quan tâm đến hợp tác với Việt Nam. Về vấn đề này, các cuộc thảo luận rất thú vị là về căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Đến năm 1972, người Mỹ sử dụng nó trong cuộc chiến chống lại những người cộng sản Việt Nam. Sau thất bại của chế độ Nam Việt Nam vào năm 1975, các cơ sở này về tay kiểm soát của quân đội nhân dân Việt Nam, và sau đó đã được bàn giao miễn phí cho Liên Xô. Sau sự sụp đổ của Liên Xô căn cứ Cam Ranh hầu như không được sử dụng và ngày 01 tháng 1 năm 2002 căn cứ được đóng cửa và chuyển giao cho Việt Nam. Từ năm 2003, đã có các cuộc đàm phán về khả năng của việc Mỹ muốn sử dụng phục vụ cho các tàu hải quân. Tháng tám năm 2012, sự quan tâm này đã được xác nhận bởi chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, ông là người đứng đầu Lầu Năm Góc đầu tiên và là quan chức cao cấp nhất của Mỹ gé thăm Cam Ranh kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Bắc Kinh coi kế hoạch hợp tác quân sự Mỹ-Việt là bước tiếp theo trong việc tạo ra các hệ thống bao vây ngăn chặn đối với Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ không chính thức hỗ trợ các yêu sách lãnh thổ của Việt Nam, nhưng cả hai nước ủng hộ khả năng hòa giải quốc tế, trong khi Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phản ứng với kế hoạch trở lại Cam Ranh của hạm đội Nga. Vấn đề này đã được thảo luận, đặc biệt là trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Dmitry Medvedev tháng 11 năm 2012.
Một mặt, Bắc Kinh đang theo dõi và không lấy gì làm ưa thích với các mối quan hệ giữa Moskva và Hà Nội. Đặc biệt Trung Quốc rất tức giận khi các công ty tập đoàn dầu khí của Nga và Việt Nam phát triển việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa Việt Nam, mặc dù Moskva đã hứa chắc chắn là không hoạt động trong các vùng lãnh thổ tranh chấp. Mặt khác, hải quân Nga có mặt ở quân cảng Cam Ranh sẽ dễ chịu hơn là một đối thủ như Mỹ. Điều này đã được chứng minh bằng một bài báo trêng tờ báo "Hoàn Cầu", đây là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương CPC, với tiêu đề đặc trưng "Một thực tế là Nga đang trở lại Cam Ranh, đây không nhất thiết là một tín hiệu xấu." Tác giả tin rằng sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực này sẽ làm phức tạp thêm tình hình, nhưng cũng có thể cung cấp cho Trung Quốc những lợi ích khác...
Theo Trung Tâm Châu Á
Tags:
Biển Đông,
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment